T
tieuhoalong_102_galucsi
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
Phụng dừng ngựa lại dưới chân một trái đồi nhỏ để tìm phương hướng. Nàng nhìn quanh mình, chỉ thấy rừng cây trùng điệp chìm trong bóng tối mênh mang và ngửa mặt lên cao cũng vẫn một vòm trời chót vót tối om như địa ngục.
Phụng bắt đầu thấy bối rối mặc dầu xưa nay nàng vẫn có tiếng là gan góc. Nàng bắt loa hú dài một tiếng: rừng sâu đem tiếng vang trả lại cho nàng. Thất vọng, Phụng thở dài lẩm bẩm một mình:
- Bây giờ biết Lành và Đại ở đâu mà tìm? Hai anh ấy rồi cũng đến lạc lối như ta thôi. Khổ quá ! Đi săn mà gặp bước này thà ở nhà còn hơn !
Xa tít trong cái huyền bí của đêm rừng, mơ hồ có tiếng thác đổ. Phụng lắng tai nghe. Nàng nói một mình:
- Phải rồi. Thác Mu-Mi cách đây không xa, mình cứ nghe ngóng và nhắm hướng thác đổ mà về thì đúng.
Nàng thúc ngựa đi mau qua đám đế khô. Nhiều lần, nàng bị những cành cây như những cánh tay lực lưỡng chìa ra, gạt nàng suýt té xuống ngựa. Mãi đến khi gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên, Phụng thấy mình vẫn còn lạc lõng giữa thâm khuya. Nàng mân mê đốc dao găm, giắt bên sườn tự nhủ:
- Một liều, ba bảy cũng liều ! Súng, thì Lành và Đại mỗi người mang một cây. Số mạng ta đành gởi vào ngọn khí giới cỏn con này vậy !
Phụng cúi ôm cổ ngựa nằm dài trên mình nó, mặc cho nó muốn đưa đi đâu thì đưa. Tiếng thác đã tắt từ lâu không còn nghe rõ nữa...
Phụng tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên một chiếc giường tre lót nệm cỏ. Một người đàn ông khoanh tay im lặng bên giường nhìn nàng. Phụng nghe nơi trán mình ê ê liền đưa tay lên định xem xét. Người đàn ông, nãy giờ vẫn ngồi bên, ngăn tay mình, lễ phép nói:
- Thưa bà, bà đừng động mạnh, máu ra nhiều. Bà để yên nửa giờ, ngải sẽ hàn bớt vết thương và ngăn không cho máu chảy ra nữa. Giờ, bà cứ nằm tĩnh dưỡng đừng lo ngại gì hết !
- Nhưng, thưa ngài, Phụng hỏi, tôi muốn biết hiện giờ tôi đang ở đâu?
Nàng vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn người đàn ông từ đầu đến chân. Gã còn trẻ lắm. Mặt tròn, mắt sáng, đôi môi lúc nào cũng dành sẵn một nụ cười. Màu da ngâm ngâm đen, láng như đồng, tỏ rằng gã có rất nhiều sức mạnh. Gã mặc theo kiểu những người đi săn: đầu đội nón vành lớn, chân đi ủng da đen. Trông gã oai nghi, hùng dũng lắm.
Gã biết Phụng đang tò mò ngắm mình liền ngồi thẳng lên nhìn lại Phụng. Bốn luồng nhỡn tuyến vừa gặp nhau đã vội tránh nhau.
Nghe Phụng hỏi, gã mỉm cười, hỏi lại Phụng:
- Bà có nghe người ta nói đến tên Kòn-Trô lần nào không?
Phụng ngạc nhiên, trả lời:
- Có ! Tôi vừa tới đây đã nghe người ta nói ở vùng này có một tướng cướp lợi hại tên là Kòn-Trô thường hay đón ô-tô du khách để đoạt tiền, hoặc bắt cóc người ta. Nhưng thưa ngài, tại sao ngài lại hỏi tôi câu ấy?
- Vậy thì bà hiện đang nằm trong đại trại của Kòn-Trô.
Phụng đứng phắt lên, trợn mắt:
- Ngài là... Kòn-Trô?
Người đàn ông cũng đứng theo lên, gật đầu:
- Vâng!
Phụng hãi hùng liếc mắt nhìn quanh để tìm một sự cầu cứu. Trong mắt nàng, Kòn-Trô đứng chắn ngang như một pho tượng đá. Không kịp nghĩ ngợi, nàng nhảy tới một bước, rút dao găm đâm vào ngực Kòn-Trô một nhát.
Kòn-Trô né mình sang một bên, đưa hai tay ra đỡ. Phụng đang lỡ đà gần ngã sấp. Chàng nói với Phụng, giọng trách móc:
- Sao bà lại định giết tôi?
Cái tiếng nói nhẹ nhàng ấy làm dịu cơn hăng tiết của Phụng.
Nàng nói:
- Tôi không định hại ngài, nhưng mà... tôi cần phải nghĩ đến sự giải thoát, thưa ngài!
- A, ra chỉ có thế mà bà định đổi ơn làm oán. Tôi đem bà từ hố sâu lên, tìm ngải đắp vết thương của bà và chỉ còn đợi bà tỉnh lại là tôi sẽ đưa bà ra khỏi rừng này. Tôi có cầm bà ở đây đâu?
Phụng xem Kòn-Trô không dữ tợn như người ta tưởng, nên lòng cũng bớt lo. Lại nghe chàng nói năng lịch thiệp thì nàng không tin rằng con người ấy là một kẻ đã từng cướp của giết người.
Thấy Phụng ra chiều tư lự, Kòn-Trô nói với nàng:
- Bà hãy yên lòng đừng nghĩ xa xuôi gì hết. Tùy bà muốn đi lúc nào cũng được, hay bà ở đây tôi cũng sẵn sàng tiếp đãi bà như một quí khách. Bây giờ xin mời bà ra trại ngoài dùng bữa sáng với tôi rồi sẽ đưa bà đi viếng những vùng quanh đây. Trong trại tôi có rất nhiều ngựa tốt.
Phụng nghe ruột đói như cào, liền mạnh bạo bước theo Kòn-Trô ra trại ngoài, ánh nắng một buổi hè, tươi vàng như một màu sơn mới, chan hòa khắp cảnh lâm tuyền.
Hai con ngựa song song đi bước một trên triền đồi.
Phụng hỏi Kòn-Trô:
- Núi này là núi gì?
- Núi Klìu-bo (cọp trắng) hay Bạch-hổ-sơn cũng thế. Bà trông nó giống hình một con cọp ngồi rình mồi không?
Phụng gật đầu, nói với Kòn-Trô:
- Ta lên đồi chơi.
Hai người xuống ngựa, trèo lên đồi. Lên tới đỉnh Phụng mệt ngất tựa mình vào một thân cây. Kòn-Trô lấy nón quạt mát cho Phụng.
Ve sầu ra rả trên các ngọn cây cao. Tiếng chim chóc vui ca trong nắng hạ.
Phụng chóa mắt dòm khắp bốn phía. Hơn sáu chục cái nhà sàn giống nhau vây tròn lấy trái núi.
Kòn-Trô nói với Phụng:
- Bọn thủ hạ của tôi hơn một trăm người đều sống chung với nhau trong những căn trại ấy. Họ toàn một giống mọi Châu-Mạ (Tcau-Ma) gan dạ và đanh thép. Tôi dùng họ rất được việc mà họ rất trung thành với tôi. Tôi bảo chết, họ chết. Tôi bảo sống, họ sống. Họ thương tôi và kính trọng tôi như cha.
Bà nghĩ còn lòng thương nào khăn khít hơn lòng thương của những kẻ vô gia cư, không cha, không mẹ, thân thế và cuộc đời gần giống in nhau. Không cần phải cắt máu ăn thề mà họ cũng ăn ở với nhau một niềm chung thủy. ấy cũng bởi sự chung đụng trường niên nó gây cho bọn họ cái dây đoàn thể bền bĩ, không ai có thể cắt đứt được. ở đây, không có sự phản bội, không có sự man trá, không có sự ghen tị nó làm cho người ta phải cực lòng lo nghĩ về nhau. Tâm hồn họ đã hòa hợp cùng cỏ cây hoang dại.
Phụng ngắt lời:
- Nhưng sao tên ngài lại là Kòn-Trô?
Kòn-Trô cười:
- à, cái đó lại khác. Nguyên bản dân Tcau-Ma thấy tôi khỏe và gan lì nên gọi là Kòn-Trô. Kòn có nghĩa là con, Trô là ông trời, nghĩa là con của trời sinh ra không biết sợ gì hết.
Phụng mỉm cười nhìn Kòn-Trô:
- Còn tên thật của ngài?
Kòn-Trô nhíu mày, thở ra:
- Bà hỏi đến tên tôi tức là bà muốn tôi nhắc lại cái quá khứ đẫm máu khiến cho tôi ngày nay phải chịu sống lẩn lút cùng cỏ cây hoang vu, xa lánh hẳn loài người. Bao nhiêu lạc thú êm đềm của tuổi trẻ, bao nhiêu hoài bão của một trái tim thiếu tráng đành chôn trong góc núi, xó rừng này.
Phụng thương hại, hỏi:
- Ngài có thể nào cho tôi nghe cái dĩ vãng kia, không?
Kòn-Trô xua tay:
- Thưa bà, tôi xin bà điều ấy. Cái dĩ vãng của một tên cướp có gì là đẹp đẽ?
Hai người im lặng, nhìn xuống ruộng ngô rải rác quanh đồi. Kòn-Trô chỉ một bọn mọi đang lúi húi dưới những nương khoai xanh và nói với Phụng:
- Bà coi! Bọn chúng tôi trồng khoai, cấy lúa, gieo bắp, gây riêng một thế giới phóng khoáng, xa hẳn gió bụi chốn thị thành. Chỉ vì một năm, gạo thua, lúa kém, chúng tôi mới phải ép lòng đón người giật của và cướp kho lương của ông đồn, tại đây. Từ đó, tiếng tăm Kòn-Trô nổi dậy một vùng. Nhưng chúng tôi chỉ báo động trong một năm ấy thôi, rồi thì cải ác, tùng thiện, trở về chốn cũ, cầm lại cái cày, quơ lại cái cuốc, sống một cuộc đời lương thiện như những kẻ nông dân. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại bị bao vây nhưng vì không thuộc đường lối nên trăm người vào đây, khó mà trở về cho đủ. Cuộc đời tôi từ đó càng ngày càng nặng tội, càng ngày càng lem luốc, càng ngày càng xa nhân loại. Người đời cho bọn tôi là một lũ quỉ sống, uống máu người không tanh...
Có tiếng mõ tre nổi dậy từ trại này qua trại khác.
Phụng hỏi Kòn-Trô:
- Họ làm gì vậy?
Kòn-Trô giảng:
- Bọn Mọi đánh mõ gọi nhau về cho đủ mặt để ăn cơm trưa.
Phụng lại hỏi:
- Bao giờ thì Kòn-Trô đưa tôi về?
- Lát nữa, tôi sẽ đưa bà ra khỏi nơi này.
Hiện tôi đã cho người sửa soạn thắng yên cương hai con tuấn mã sung sức nhất và đem theo đồ ăn đường. Sáng ngày mai chúng ta sẽ tới thác Mu-Mi.
Có tiếng gà gáy trưa nghe buồn rời rợi. Hai người lặng lẽ xuống đồi.
Kòn-Trô nói với Phụng:
- Bà có thể cho biết quý danh không?
phụng vui vẻ:
- Thể-Phụng là tên tôi !
Kòn-Trô lẩm bẩm:
- Thể-Phụng ! Thể-Phụng, cái tên đẹp quá...
Rồi chàng hỏi luôn Phụng:
- Chắc có lẽ ông nhà đang trông bà lắm !
Phụng cải chính:
- Tôi chưa có chồng. Tôi có hai người bạn trai theo tôi, nhưng hồi hôm này, chúng tôi đã lạc nhau. Bây giờ có lẽ họ đang nóng tuột chờ tôi lắm.
Kòn-Trô khen:
- Thảo nào trông bà còn trẻ quá.
- Kòn-Trô, anh nên gọi tôi bằng cô hay bằng em là hơn. Chúng ta còn trẻ không nên xưng hô khách sáo như vậy.
Kòn-Trô thấy lòng mình nhẹ nhàng như mọc cánh. Đã năm năm nay mới có cơn gió lạnh thổi qua vườn lòng cằn cỗi của chàng.
Nắng đã tắt từ lâu mà trời vẫn còn oi bức. Mặt trời khuất lần sau ngọn Klìu-bo. Bóng tối bắt đầu bao trùm sự vật: đứng gần nhau không trông rõ mặt người.
Lamartine
Phụng bắt đầu thấy bối rối mặc dầu xưa nay nàng vẫn có tiếng là gan góc. Nàng bắt loa hú dài một tiếng: rừng sâu đem tiếng vang trả lại cho nàng. Thất vọng, Phụng thở dài lẩm bẩm một mình:
- Bây giờ biết Lành và Đại ở đâu mà tìm? Hai anh ấy rồi cũng đến lạc lối như ta thôi. Khổ quá ! Đi săn mà gặp bước này thà ở nhà còn hơn !
Xa tít trong cái huyền bí của đêm rừng, mơ hồ có tiếng thác đổ. Phụng lắng tai nghe. Nàng nói một mình:
- Phải rồi. Thác Mu-Mi cách đây không xa, mình cứ nghe ngóng và nhắm hướng thác đổ mà về thì đúng.
Nàng thúc ngựa đi mau qua đám đế khô. Nhiều lần, nàng bị những cành cây như những cánh tay lực lưỡng chìa ra, gạt nàng suýt té xuống ngựa. Mãi đến khi gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên, Phụng thấy mình vẫn còn lạc lõng giữa thâm khuya. Nàng mân mê đốc dao găm, giắt bên sườn tự nhủ:
- Một liều, ba bảy cũng liều ! Súng, thì Lành và Đại mỗi người mang một cây. Số mạng ta đành gởi vào ngọn khí giới cỏn con này vậy !
Phụng cúi ôm cổ ngựa nằm dài trên mình nó, mặc cho nó muốn đưa đi đâu thì đưa. Tiếng thác đã tắt từ lâu không còn nghe rõ nữa...
Phụng tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên một chiếc giường tre lót nệm cỏ. Một người đàn ông khoanh tay im lặng bên giường nhìn nàng. Phụng nghe nơi trán mình ê ê liền đưa tay lên định xem xét. Người đàn ông, nãy giờ vẫn ngồi bên, ngăn tay mình, lễ phép nói:
- Thưa bà, bà đừng động mạnh, máu ra nhiều. Bà để yên nửa giờ, ngải sẽ hàn bớt vết thương và ngăn không cho máu chảy ra nữa. Giờ, bà cứ nằm tĩnh dưỡng đừng lo ngại gì hết !
- Nhưng, thưa ngài, Phụng hỏi, tôi muốn biết hiện giờ tôi đang ở đâu?
Nàng vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn người đàn ông từ đầu đến chân. Gã còn trẻ lắm. Mặt tròn, mắt sáng, đôi môi lúc nào cũng dành sẵn một nụ cười. Màu da ngâm ngâm đen, láng như đồng, tỏ rằng gã có rất nhiều sức mạnh. Gã mặc theo kiểu những người đi săn: đầu đội nón vành lớn, chân đi ủng da đen. Trông gã oai nghi, hùng dũng lắm.
Gã biết Phụng đang tò mò ngắm mình liền ngồi thẳng lên nhìn lại Phụng. Bốn luồng nhỡn tuyến vừa gặp nhau đã vội tránh nhau.
Nghe Phụng hỏi, gã mỉm cười, hỏi lại Phụng:
- Bà có nghe người ta nói đến tên Kòn-Trô lần nào không?
Phụng ngạc nhiên, trả lời:
- Có ! Tôi vừa tới đây đã nghe người ta nói ở vùng này có một tướng cướp lợi hại tên là Kòn-Trô thường hay đón ô-tô du khách để đoạt tiền, hoặc bắt cóc người ta. Nhưng thưa ngài, tại sao ngài lại hỏi tôi câu ấy?
- Vậy thì bà hiện đang nằm trong đại trại của Kòn-Trô.
Phụng đứng phắt lên, trợn mắt:
- Ngài là... Kòn-Trô?
Người đàn ông cũng đứng theo lên, gật đầu:
- Vâng!
Phụng hãi hùng liếc mắt nhìn quanh để tìm một sự cầu cứu. Trong mắt nàng, Kòn-Trô đứng chắn ngang như một pho tượng đá. Không kịp nghĩ ngợi, nàng nhảy tới một bước, rút dao găm đâm vào ngực Kòn-Trô một nhát.
Kòn-Trô né mình sang một bên, đưa hai tay ra đỡ. Phụng đang lỡ đà gần ngã sấp. Chàng nói với Phụng, giọng trách móc:
- Sao bà lại định giết tôi?
Cái tiếng nói nhẹ nhàng ấy làm dịu cơn hăng tiết của Phụng.
Nàng nói:
- Tôi không định hại ngài, nhưng mà... tôi cần phải nghĩ đến sự giải thoát, thưa ngài!
- A, ra chỉ có thế mà bà định đổi ơn làm oán. Tôi đem bà từ hố sâu lên, tìm ngải đắp vết thương của bà và chỉ còn đợi bà tỉnh lại là tôi sẽ đưa bà ra khỏi rừng này. Tôi có cầm bà ở đây đâu?
Phụng xem Kòn-Trô không dữ tợn như người ta tưởng, nên lòng cũng bớt lo. Lại nghe chàng nói năng lịch thiệp thì nàng không tin rằng con người ấy là một kẻ đã từng cướp của giết người.
Thấy Phụng ra chiều tư lự, Kòn-Trô nói với nàng:
- Bà hãy yên lòng đừng nghĩ xa xuôi gì hết. Tùy bà muốn đi lúc nào cũng được, hay bà ở đây tôi cũng sẵn sàng tiếp đãi bà như một quí khách. Bây giờ xin mời bà ra trại ngoài dùng bữa sáng với tôi rồi sẽ đưa bà đi viếng những vùng quanh đây. Trong trại tôi có rất nhiều ngựa tốt.
Phụng nghe ruột đói như cào, liền mạnh bạo bước theo Kòn-Trô ra trại ngoài, ánh nắng một buổi hè, tươi vàng như một màu sơn mới, chan hòa khắp cảnh lâm tuyền.
Hai con ngựa song song đi bước một trên triền đồi.
Phụng hỏi Kòn-Trô:
- Núi này là núi gì?
- Núi Klìu-bo (cọp trắng) hay Bạch-hổ-sơn cũng thế. Bà trông nó giống hình một con cọp ngồi rình mồi không?
Phụng gật đầu, nói với Kòn-Trô:
- Ta lên đồi chơi.
Hai người xuống ngựa, trèo lên đồi. Lên tới đỉnh Phụng mệt ngất tựa mình vào một thân cây. Kòn-Trô lấy nón quạt mát cho Phụng.
Ve sầu ra rả trên các ngọn cây cao. Tiếng chim chóc vui ca trong nắng hạ.
Phụng chóa mắt dòm khắp bốn phía. Hơn sáu chục cái nhà sàn giống nhau vây tròn lấy trái núi.
Kòn-Trô nói với Phụng:
- Bọn thủ hạ của tôi hơn một trăm người đều sống chung với nhau trong những căn trại ấy. Họ toàn một giống mọi Châu-Mạ (Tcau-Ma) gan dạ và đanh thép. Tôi dùng họ rất được việc mà họ rất trung thành với tôi. Tôi bảo chết, họ chết. Tôi bảo sống, họ sống. Họ thương tôi và kính trọng tôi như cha.
Bà nghĩ còn lòng thương nào khăn khít hơn lòng thương của những kẻ vô gia cư, không cha, không mẹ, thân thế và cuộc đời gần giống in nhau. Không cần phải cắt máu ăn thề mà họ cũng ăn ở với nhau một niềm chung thủy. ấy cũng bởi sự chung đụng trường niên nó gây cho bọn họ cái dây đoàn thể bền bĩ, không ai có thể cắt đứt được. ở đây, không có sự phản bội, không có sự man trá, không có sự ghen tị nó làm cho người ta phải cực lòng lo nghĩ về nhau. Tâm hồn họ đã hòa hợp cùng cỏ cây hoang dại.
Phụng ngắt lời:
- Nhưng sao tên ngài lại là Kòn-Trô?
Kòn-Trô cười:
- à, cái đó lại khác. Nguyên bản dân Tcau-Ma thấy tôi khỏe và gan lì nên gọi là Kòn-Trô. Kòn có nghĩa là con, Trô là ông trời, nghĩa là con của trời sinh ra không biết sợ gì hết.
Phụng mỉm cười nhìn Kòn-Trô:
- Còn tên thật của ngài?
Kòn-Trô nhíu mày, thở ra:
- Bà hỏi đến tên tôi tức là bà muốn tôi nhắc lại cái quá khứ đẫm máu khiến cho tôi ngày nay phải chịu sống lẩn lút cùng cỏ cây hoang vu, xa lánh hẳn loài người. Bao nhiêu lạc thú êm đềm của tuổi trẻ, bao nhiêu hoài bão của một trái tim thiếu tráng đành chôn trong góc núi, xó rừng này.
Phụng thương hại, hỏi:
- Ngài có thể nào cho tôi nghe cái dĩ vãng kia, không?
Kòn-Trô xua tay:
- Thưa bà, tôi xin bà điều ấy. Cái dĩ vãng của một tên cướp có gì là đẹp đẽ?
Hai người im lặng, nhìn xuống ruộng ngô rải rác quanh đồi. Kòn-Trô chỉ một bọn mọi đang lúi húi dưới những nương khoai xanh và nói với Phụng:
- Bà coi! Bọn chúng tôi trồng khoai, cấy lúa, gieo bắp, gây riêng một thế giới phóng khoáng, xa hẳn gió bụi chốn thị thành. Chỉ vì một năm, gạo thua, lúa kém, chúng tôi mới phải ép lòng đón người giật của và cướp kho lương của ông đồn, tại đây. Từ đó, tiếng tăm Kòn-Trô nổi dậy một vùng. Nhưng chúng tôi chỉ báo động trong một năm ấy thôi, rồi thì cải ác, tùng thiện, trở về chốn cũ, cầm lại cái cày, quơ lại cái cuốc, sống một cuộc đời lương thiện như những kẻ nông dân. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại bị bao vây nhưng vì không thuộc đường lối nên trăm người vào đây, khó mà trở về cho đủ. Cuộc đời tôi từ đó càng ngày càng nặng tội, càng ngày càng lem luốc, càng ngày càng xa nhân loại. Người đời cho bọn tôi là một lũ quỉ sống, uống máu người không tanh...
Có tiếng mõ tre nổi dậy từ trại này qua trại khác.
Phụng hỏi Kòn-Trô:
- Họ làm gì vậy?
Kòn-Trô giảng:
- Bọn Mọi đánh mõ gọi nhau về cho đủ mặt để ăn cơm trưa.
Phụng lại hỏi:
- Bao giờ thì Kòn-Trô đưa tôi về?
- Lát nữa, tôi sẽ đưa bà ra khỏi nơi này.
Hiện tôi đã cho người sửa soạn thắng yên cương hai con tuấn mã sung sức nhất và đem theo đồ ăn đường. Sáng ngày mai chúng ta sẽ tới thác Mu-Mi.
Có tiếng gà gáy trưa nghe buồn rời rợi. Hai người lặng lẽ xuống đồi.
Kòn-Trô nói với Phụng:
- Bà có thể cho biết quý danh không?
phụng vui vẻ:
- Thể-Phụng là tên tôi !
Kòn-Trô lẩm bẩm:
- Thể-Phụng ! Thể-Phụng, cái tên đẹp quá...
Rồi chàng hỏi luôn Phụng:
- Chắc có lẽ ông nhà đang trông bà lắm !
Phụng cải chính:
- Tôi chưa có chồng. Tôi có hai người bạn trai theo tôi, nhưng hồi hôm này, chúng tôi đã lạc nhau. Bây giờ có lẽ họ đang nóng tuột chờ tôi lắm.
Kòn-Trô khen:
- Thảo nào trông bà còn trẻ quá.
- Kòn-Trô, anh nên gọi tôi bằng cô hay bằng em là hơn. Chúng ta còn trẻ không nên xưng hô khách sáo như vậy.
Kòn-Trô thấy lòng mình nhẹ nhàng như mọc cánh. Đã năm năm nay mới có cơn gió lạnh thổi qua vườn lòng cằn cỗi của chàng.
Nắng đã tắt từ lâu mà trời vẫn còn oi bức. Mặt trời khuất lần sau ngọn Klìu-bo. Bóng tối bắt đầu bao trùm sự vật: đứng gần nhau không trông rõ mặt người.
Lamartine