[Ngữ Văn 9] Luyện đề<img src="http://diendan.hocmai.vn/images/eyeeasy/buttons/DaXN.png" border="0">

H

huonglai_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Có câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du có viết:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ trên.
Câu 2:
Hãy trình bày ngắn gọn những ấn tượng của em về tình yêu con người trong " Chiếc lá cuối cùng" của O-hen-ri.
Câu 3:
Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật "Truyện Kiều", Nguyễn Du có ý kiến cho rằng:" Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật. Nhưng, tác giả không chỉ dừng lai ở dáng vẻ bề ngoài, với ông, tả ngoại hình là giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất, tính cách bên trong của nhân vật".
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về các nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1:
Có câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du có viết:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ trên
.

Ca dao có câu :

“ Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.

Và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết :

“ Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.

Hai cặp câu thơ lục bát, tuy một là khúc hát lao động bình dị còn kia là một kiệt tác văn học nổi tiếng thế nhưng vẫn có sự gặp nhau về mặt tư tưởng. Cả hai câu đều miêu tả cảnh thiên nhiên đầy lãng mạn chứa đựng tình cảm trong sáng của con người, là những lời thơ hay, là kiệt tác nghệ thuật.

“ Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.

Chỉ bằng hai dòng thơ ngắn ngủi nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy lãng mạn, thơ mộng nhưng không kém phần giản dị. Câu thơ đã vẽ nên một bức tranh tràn ngập ánh trăng vàng, tại đó, một cô gái đứng bên đường đang tát nước bằng chiếc gàu sòng với nhũng động tác thật thuần thục. Ánh trăng vàng lan tỏa khắp không gian và in xuống mặt nước trong trẻo. Từ ngữ “ Hỡi cô ”, đây như lời của chàng trai muốn ngỏ lời làm quen với cô gái, một cách làm quen thật tế nhị, thật dễ thương. Anh ta trách “ sao cô múc ánh vàng đổ đi ”, thật ra cô gái chỉ dùng gàu để tát nước thôi nhưng vì ánh trăng kia đã in xuống mặt nước trên cánh đồng lúa và cả trong gàu nước của cô gái nên chàng trai nhìn thấy thế rồi nhờ cớ ấy để trêu ghẹo cô. Một khúc hát lao động không chỉ làm giảm không khí căng thẳng mệt nhọc của công việc mà còn như một khúc hát giao duyên ý nhị bộc lộ tình yêu thiên nhiên và cạnh đó là tình yêu đôi lứa trong sáng. Nếu câu ca dao kia là một bức tranh sinh động thì câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du lại là một bức tranh tĩnh lặng:

“ Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.

Bức tranh mùa thu vào buổi hoàng hôn thật lãng mạn và yên tĩnh. Nước thu trong veo, long lanh đến nỗi cả bầu trời có thể soi mình ở đấy “ Long lanh đáy nước in trời ”. Khói biếc chính là những làn sương thu mong manh đang vây mắc những ngọn núi trùng điệp, những thành trì to lớn. Ánh nắng chiều vẫn đủ sức nhuộm vàng cả núi non hùng vỹ. Vẻ đẹp huyền bí của một sứ sở thần tiên được phác họa chỉ bằng hai dòng thơ, thật tài tình. Giữa thiên nhiên lãng mạn ấy thấp thoáng tâm trạng vui mừng, khấp khởi của Thúc Sinh sắp tao ngộ cùng Thúy Kiều – người yêu của mình. Người này là một thi sĩ dân gian còn kia lại là một đại thi hào thế nhưng cảm hứng sáng tác của họ đều lấy chất liệu từ thực tế. Đây chỉ là một trong vô vàn nững câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, huyền bí, quả là đời sống tình cảm của nhân dân ta thật phong phú biết nhường nào.
~>Đảm bào các ý cơ bản sau:
-Đây là những cặp lục bát thuộc loại tuyệt bút trong việc tả cảnh thiên nhiên và biểu hiện tình cảm con người
-Cặp lục bát của người nghệ sĩ dân gian chỉ bằng mấy nét chấm phá đã làm hiện lên vẻ đẹp huyền ảo,thơ mộng của cảnh tát nước đêm trăng.Mấy chữ "múc ánh trăng vàng" khiến cả không gian,thời gian,nhân vật ,công việc tát nước trở nên thấm đẫm ánh trăng vàng.Bài ca lao động hòa quyện vào bài ca duyên ,tình yêu quê hương,yêu làng quê,....
-Cặp lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du vẽ nên bức tranh thu kì thú mơ màng thần tiên.Nước thu trong lặng,phản chiếu trời mây,sương khói núi non,nắng vàng thu.Câu thơ tĩnh mà động .Hàm ẩn trong đó cả tâm trạng khấp khởi vui sướng của Thúc Sinh khi được trở lại Lâm Tri với Thúy Kiều vì tưởng rằng mình đã lừa được Hoạn Thư.
Câu 2: Hãy trình bày ngắn gọn những ấn tượng của em về tình yêu con người trong " Chiếc lá cuối cùng" của O-hen-ri.
Cần đạt được những ý chính sau:
- Ấn tượng sâu sắc về tình yêu thương con người trong chuyện “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen- ri: Là tình yêu thương giữa những họa sỹ tuy nghèo về vật chất nhưng tâm hồn thật cao cả đã làm nên vẻ đẹp và tính nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
- Biểu hiện:
+ Tình bạn thắm thiết keo sơn giữa Xiu với Giôn-xi
+ Tình đồng loại cao cả của cụ Bơ-men.
Câu 3:
Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật "Truyện Kiều", Nguyễn Du có ý kiến cho rằng:" Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật. Nhưng, tác giả không chỉ dừng lai ở dáng vẻ bề ngoài, với ông, tả ngoại hình là giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất, tính cách bên trong của nhân vật".
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về các nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh
*Mở bài :
-Giới thiệu Nguyễn Du với những nhận định,đánh giá khái quát về "Truyện Kiều"
-Nêu vấn đề cần nghị luận(Trích dẫn nhận xét ở đề bài)
-Có thể định hướng bằng các nhân vật cụ thể
*Thân bài :
-Cảm nhận về các nhân vật:
+Thúy Vân: (trích dẫn chứng) Vẻ đẹp đoan trang,phúc hậu,tươi tắn,sang trọng
~>Vẻ đẹp ấy báo trước số phận yên ổn,may mắn của nàng
+Thúy Kiều: (trích dẫn chứng) Vẻ đẹp "sắc sảo,mặn mà".Không chỉ đẹp mà Kiều còn có tài :tài làm thơ,vẽ tranh,ca hát,đánh đàn ,tài nào cũng đến mức điêu luyện,thành "nghề".Ngoài vẻ đẹp hình thức của thiếu nữ "nghiêng nước nghiêng thành"nàng còn là một người đa cảm,mang vẻ đẹp nội tâm sâu sắc,phong phú: dám hi sinh mối tình riêng tư đẹp đẽ của mình để cứu nạn cho cả gia đình ;chung tình với Kim Trọng ,luôn vươn lên vượt qua hoàn cảnh để hướng thiện,mặc dù thân phận bị đày đọa nhưng phẩm hạnh và sắc đẹp của nàng đã khiến Từ Hải say đắm "Tấm lòng nhi nữ cũng siêu anh hùng"
+Mã Giám Sinh: (trích dẫn chứng) Hiện thân là một nho sinh giả danh(mập mờ về tên họ,tung tích không rõ ràng,dối trá trong cách xưng danh,...);một kẻ lưu manh(vào nhà thì xấc xược vô lễ"ghế trên ngồi tót sỗ sàng,đi với đầy tớ thì ồn ào láo nháo,...)và điều quan trọng nhất là y là gã buôn người(đi hỏi vợ lấy vợ mà như mua bán "cò kè ,cân sắc cân tài,đắn đo,...),lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác ''ép cung,thử bài"
-Phân tích bình giá được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du:
+Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ trong thơ cổ kết hợp với việc chon lọc chi tiết miêu tả ,tả thực nên mỗi nhân vật đều có gương mặt riêng hết sức sinh động
+Chú ý hoàn cảnh xuất hiện của mỗi nhân vật ,kết hợp miêu tả ngoại hình với miêu tả hành vi và ngôn ngữ để bộc lộ rõ hơn về nhân vật .Nguyễn Du đặc biệt thành công trong việc miêu tả,phân tích tâm lý nhân vật .Chính những phân tích đó giúp người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật.
+Trong khi miêu tả nhân vật ngoài những nhận xét trực tiếp,Nguyễn Du còn dự báo số phận nhân vật ngay trong ngôn ngữ miêu tả và trong cách miêu tả .Cách miêu tả của Nguyễn Du cũng rất linh hoạt ,biến hóa đa dạng tạo nên hàng loạt những nhân vật sống động trở thành điển hình của cuộc sống,đi vào đời sống
*Kết bài:
-Khẳng định lại tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du
-Liên hệ,học tập hoặc đánh giá sự ảnh hưởng của "Truyện Kiều" đối với văn học nước nhà

 
H

huonglai_98

Mình đăng thêm một số câu hỏi nữa mong các bạn giú đỡ.
Câu 1: Phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
Câu 2:Lập dàn bài chi tiết cho đề bài sau:
Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
 
Top Bottom