[Ngữ văn 9] - Làm văn - Sang thu của Hữu Thỉnh và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn có nick là quemanhquan có gửi đến Hocmai một câu hỏi: Điểm gặp gỡ giữa Thanh Hải và Hữu Thỉnh khi viết về thiên nhiên qua 2 bài thơ Sang thuMùa xuân nho nhỏ.
Mọi người cùng góp ý giúp đữ bạn Quân nhé.
 
G

greenstar131

Bạn có nick là quemanhquan có gửi đến Hocmai một câu hỏi: Điểm gặp gỡ giữa Thanh Hải và Hữu Thỉnh khi viết về thiên nhiên qua 2 bài thơ Sang thuMùa xuân nho nhỏ.

Mọi người cùng góp ý giúp đữ bạn Quân nhé.

Đối với Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.
"Sang thu" của Hữu Thỉnh - một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!

Còn Thanh Hải, những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.


mùa xuân nho nhỏ" đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng “nhân sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta./.

Hai tác giả đều có một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, nhưng xa hơn thế, không chỉ yêu thiên nhiên, họ còn muốn giữ mãi vẻ đẹp thiên nhiên cho đất nước mình.
Theo tôi, điểm gặp gỡ của họ chính là họ đều có tấm lòng cao thượng, sâu sắc đối với cuộc sống, cảnh vật xung quanh, dù là những điều nhỏ nhất.
 
D

doigiaythuytinh

Sang thu và Mùa xuân nho nhỏ đều viết về những thay đổi của thiên nhiên, đát trời một cách nhẹ nhàng, tinh tế nhưng cũng đầy sinh động
Bạn có từng để ý, quan sát, tìm hiểu thiên nhiên; để rồi như ngỡ ngàng,nhận ra đưọc sự thay đổi của những sự vật xung quanh đẻ nhận ra thu-đang-về: "Bỗng.."Phải có tám lòng yêu thiên nhiên, mong muốn được gắn bó, hoà quyện với thiên nhiên thì Hữu Thỉnh mới có thời gian, có lí trí để nhận ra được những cái rất đỗi bình thường, tinh tế ấy ở vùng quê Bắc Bộ
Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải thì lại viết về những ngày đầu xuân tươi đẹp của đất nước. Ta như nghe, như tháy trong bài thơ tiếng "chim chiền chiện""hót vang trời", hình ảnh "bông hoa tím biếc" nổi bật giữa dòng sông xanh thắm. Bài thơ như một đoạn điệp khúc của khúc hát ca ngợi đất nước, khúc hát của sự hăng hái, sôi động những ngày đầy năm mới. vaf trong không khí ấy, cái sự nhiệt huyết, sôi động của tuổi thanh xuân bỗng ngập tràn tâm hồn Thanh Hải. Ông muốn được sống, được cống hiến hết mình cho đất nước. Đừng nghĩ đây chỉ là sự sãi hãi tầm thường trước cái chết. Bởi mục đích sống của Thanh Hải là được đóng góp hết mình, sống hết mình để cho đời đẹp hơn.

Sang thu và Mùa xuân nho nhỏ cho thấy sự tương đồng của hai tác giả. Đó là lòng yêu thiên nhiên, mong muốn được hoà quyện, sống hết mình với thiên nhiên. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, cái tình yêu thiên nhiên tưởng chừng như khá trừu tượng ấy lại giúp thôi thúc trong hai nhà thơ nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong muốn được đóng góp cho đất nước, đẻ ngày càng có nhiều "sang thu" và "mùa xuân nho nhỏ" tinh tế, nhẹ nhàng hơn thế
 
T

tientuicute

Phân tích bài thơ Sang Thu - Hữu Thỉnh
Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », « Thu ẩm » ; Xuân Diệu có « Đây mùa thu tới » ; Lưu Trọng Lư có « Tiếng thu », tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm « Thu sang » rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ :

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:

“Sương chùng chình qua ngõ”

Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:

“Hình như thu đã về”

Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!

Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi! Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang dâng trào:

“Sông được nước dềnh dàng,
Chim bắt đầu vội vã”.

Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn. Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình, đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.

Trong làng thơ dân tộc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh - một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!
 
Top Bottom