[Ngữ Văn 9] Làm mở bài

L

leemin_28

* Đồng Chí: Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đặc, là một nhà thơ, một chiến sĩ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến. Qua đời ở tuổi 81, tuy để lại cho đời không nhiều, nhưng bài thơ nào ông viết cũng mang một phong thái cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc và vô cùng thành công với nó. Là một chiến sĩ, một nhà thơ của cách mạng, chính vì vậy có lẽ Chính Hữu hiểu rất rõ những khó khăn, vất vả của con người lúc bây giờ đặc biệt là người lính: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men,...Chính vì vậy mà mỗi tác phẩm của ông ra đời, lại là một bức tranh hiện thực về đời sống, sinh hoạt của người lính và nổi bật nhất phải kể đến tác phẩm " Đồng Chí"
* Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Phạm Tiến Duật là nhà thơ, là một chiến sĩ đã mang hào khí của Trường Sơn vào thơ ca, chính vì vậy thơ của ông luôn mang dấu ấn đậm nét của sự trẻ trung, sôi động, tinh nghịch của những người lính trẻ và đặc biệt là không thể thiếu chất hiện thực đầy đặc sắc qua con mắt mới mẻ, thuật ông. Cái nhìn đầy độc đáo ấy bắt nguồn từ cuộc sống, sinh hoạt vô cùng bình dị của người lính: là trên đường hành quân, là lúc nghỉ ngơi giữa rừng, là khi đồng chí đồng đội tụ hội,... và không thế thiếu hình ảnh "những chiếc xe không khi" thật quen mà cũng thật lạ trong thơ ca kháng chiến!
* Làng: Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, ta vẫn thấy rằng, hình ảnh "con cò" là một biểu tượng,tượng trưng cho số phận của người nông dân: lầm lụi, nhỏ bé, thấp cổ bé họng,... đặc biệt hơn trong xã hội phong kiến. Người nông dân phải chịu bao khổ cực, bấp bênh, bị đàn áp, kinh biệt bởi những thế lực phong kiến bất không đã vùi dập họ xuống đáy của xã hội. Là một chị Dậu phải khốn khổ, lầm lụi, quanh co trong sưu thuế ác nhân, là một Lão Hạc phải lựa chọn con đường cuối cùng của cuộc sống - " cái chết" - để giữ lại cho con cái cơ ngơi mà ông vẫn giữ gìn, vun vén. Hay đó là một Chí Phèo bị xã hội làm cho tha hóa, cho đồi bại để rồi cũng phải kết liễu đời mình giữa dòng đời khốn khổ - Tất cả họ đều bị nhục mạ bởi hai chữ "xã hội". Nhưng hãy nhìn xem, sau những năm 45, khi đất nước ta có dấu ấn, có ánh sáng của cách mạng thì người nông dân như thế nào? Họ đã có đường lối của đất nước chỉ dẫn, họ biết đứng lên dành lại độc lập tự chủ, họ không còn tự mình chống chả bộc phát,... và đó chính là những điểm mới của người nông dân sau cách mạng và sẽ thiếu xót khi không nhắc đến nhân vật ông Hai với tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.

P/s: nói chung thì cũng không được hay cho lắm, nên có chỗ nào thiếu xót, chưa mượt thì bạn thông cảm nhẻ! Còn cách làm mở bài cũng khá đơn giản thôi. Có thể bạn đi từ tác giả hoặc đi từ chủ đề. Ở 2 đề đầu tiên mình đi từ tác giả còn đề cuối thì mình đi từ chủ đề, bạn đọc qua rồi rút ra kinh nghiệm sẽ thấy mở bài không còn là việc khó khắn nữa!
 
K

kenly16

-Tiểu đội xe không kính: có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại mới chợt nhớ là mình đã xem rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chày qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm."bài thơ về tiểu đọi xe không kính" là một tác phẩm như thế. nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng một tượng đài bằng thơ về người lính hồn nhiên, ngang tàn và ngạo nghễ thời đại chống mĩ
 
Top Bottom