Ngữ văn 9 : Đồng chí

T

tieuyetdethuong1

Bạn tham khảo nhé:
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đểu có dụng ý. Nhan để ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn vối chủ để, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm. Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí, nó không chỉ có ý nghĩa về đề tài viết vể những người đồng dội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là đồng chí mà sâu sắc hơn, tác giả muôn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân,… đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.Tình đồng chí là cốt lõi,là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
Nguồn:Tham khảo google
 
Last edited by a moderator:
R

rutifuentoran

Tác phẩm “Đồng chí” – Chính Hữu (1948)
- Đồng chí là cách gọi khái quát về tình đồng đội gắn bó keo sơn, thiêng liêng và nghĩa
tình.
- Đồng chí là những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ
quan.
- Từ khái niệm trên cùng sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng bảo
vệ Tổ quốc, những người lính từ những phương trời xa lạ tập hợp và tình đồng chí đến
với họ là một điều tất yếu.
- Đó là chủ đề của bài thơ, nên tác giả đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí”.

Bài viết: Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9

Nguồn
Zing Blog
 
N

ngocsangnam12

* Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu)
- Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.
- Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng".
- Tình đồng chí, đồng đội – đó là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Theo admin Học văn lớp 9 - CH.
 
Top Bottom