[Ngữ văn 9] Chủ đề 3 bài thơ

C

conan99

Từ một câu chuyện riêng bài thơ cất lên tự nhắc nhở thắm thía về thái độ ,tình cảm đối với những năm tháng gian lao ,tình nghĩa đối với thiêng nhiên đất nước bình dị hiền hậu
Ánh trăng không chỉ la chuyện của riêng của nhà thơ ,chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả thế hệ .(Thế hệ từng trải wa những năm tháng dài gian khổ của chiến tranh ,từng gắn bó với thiêng nhiên sống với nhân dân tình nghĩa ,Giờ được sống trong hòa bình được tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại )
Bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người nhiều thời ,đặc ra vấn đề dối với quá khứ với những người đã khuất với cả chính mình
Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc"Uống nước nhớ nguồn" gợi lên đạo lý sống thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta
 
C

conan99

Đồng chí là một bài thơ cô đúc, “tiết kiệm” trong từng hình ảnh, từng câu chữ. Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc.
Toàn bộ tứ thơ của Đồng chí phát triển xoay quanh mối quan hệ giữa các nhân vật tôi và anh. Ở đây, nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật trữ tình – cũng là những đồng đội thân thiết với mình - để nói lên những hoàn cảnh, biểu hiện những tâm trạng, tình cảm của họ.

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Từ “đôi người xa lạ” đến “thành đôi tri kỉ”, từ “chẳng hẹn quen nhau” đến “đêm rét chung chăn”- đó dường như là sự gặp gỡ, gắn bó tình cờ nhưng thực lại rất tự nhiên và tất nhiên bởi những con người này cùng chiến đấu, hi sinh vì một lí tưởng cao cả. Hai câu thơ mà chứa đựng, liên kết được nhiều hình ảnh sinh động:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ
Tính chất thiêng liêng, niềm trân trọng này lại càng được nhân lên gấp bội đối với những người nông dân – vốn là những con người lam lũ, làm ăn cá thể, nay được Cách mạng giải phóng và cuộc đời được rọi chiếu trong ánh sáng thời đại mới. Vì thế, chúng ta thêm hiểu vì sao Chính Hữu lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí mà không lấy một cái tên khác, chẳng hạn “đồng đội”

Vì Thế Tựa đề bài thơ "Đồng chí" không thể khác được không gì thay thế được
Vào hoàn cảnh ra đời bài thơ lúc bấy giờ
 
C

conan99

Nổi lên trong bài thơ là 2 hình ảnh độc đáo : hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh người lính lái xe tạo thành 2 mạch song song xuyên suốt cả bài thơ.
1-Hình ảnh những chiếc xe không kính:
_Hình ảnh này vốn không hiến thấy trong chiến tranh nhưng trong bài thơ, những chiếc xe khổng kính đã trở thành hình ảnh độc đáo bởi hồn thơ tinh nghịch, pha chút ngang tàng “không có kính không phải vì xe không có kính”...
_Hình ảnh những chiếc xe khôn kiến hiện ra vô cùng cụ thể, chân thực qua cách miêu tả, lí giải của nhà thơ (Bom giật bom rung kính vờ đi rồi.../ Không có kính rồi xe không có đèn ...)
=> Hình ảnh chiếc xe không kính tô đậm sự khốc liệt của chiến tranh, hoàn cảnh sống chiến đấu gian khổ của những người lính lái xe, đồng thời trở thành yếu tố làm nền cho sự xuất hiện đẹp đẽ của những người lính lái xe.

2-Hình ảnh người lính lái xe :
_Với nền là chiếc xe không kính, người lính lái xe hiện ra trong thơ Phạm Tiến Duật một cách nổi bật và đẹp đẽ. Những chiếc xe không kính – thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh – làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe điềm nhiên, lạc quan.
_Trên cái nền là hiện thực khốc liệt của chiến tranh, những người lính lái xe vẫn “ung dung buồng lái ta ngồi / Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” => Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, tràn đầy tinh thần lạc quan : Không có kính, ù thì có bụi / Không có kính ừ thì ướt áo.
_ Tình đồng chí đồng đội của họ cũng hiện lên 1 cách thắm thiết, đẹp đẽ : “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời / Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Đến đây thì chính bữa cơm dạm bạc giữa núi rừng đã gắn kết họ gần nhau hơn, khiến tình đồng chí đồng đội của hộ kết tinh thành 1 thứ tình cảm thiêng liêng hơn, cao cả hơn. Chính là tình cảm như 1 đại gia đình gắn bó.
_Cuối bài thơ, 1 tình cảm khác cao lớn hơn nữa được tác giả nhắc đến : “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước / chỉ cần trong xe có 1 trái tim” => Tình cảm yêu nước nồng nàn, tinh thần quyết chiến quyết thắng vượt lên mọi khó khăn gian khổ trong hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Chính sự khốc liệt này càng khiến con tim họ thêm thôi thúc, lòng yêu nước nảy nỡ mạnh liệt trong tim mỗi người lính lái xe Trường sơn dũng cảm.
=> Chi tiết cụ thể, giọng điệu ngang tàng, bất chấp khó khăn. Nhưng câu thơ phóng khoáng phù hợp với tinh thần người lái xe.

Ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã dựng lại 1 cách tự nhiên và chân thật hiện thực khốc liệt, cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng phơi phới lạc quan của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho lớp thanh niên Việt Nam trong những năm tháng hào hùng của dân tộc, mang trong tim nhiệt huyết của tuổi trẻ (Xẻ dọc Trường Sơn di cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai)
 
T

tunkute123

Đồng chí: Tình cảm đồng chí giữa những người lính.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Chủ đề người lính

Ánh trăng: Gợi nhắc quá khứ, thức tỉnh con người.
 
F

freakie_fuckie

Đồng chí : Vẻ đẹp của tình cảm giữa những người lính
BTVTDXKK : Chất thơ trong hiện thực đấu tranh khắc nghiệt và vẻ đẹp của những người lính lái xe chống Mỹ
Ánh trăng : Đạo lý Uống nước nhớ nguồn .

Văn chương có hạn 8-| Nhớ gì nói nấy thôi, thú thực là cũng chẳng biết làm sao :khi:
 
Top Bottom