* Tài năng: Tiếp nối đoạn tả Thúy Vân là câu thơ tả Thúy Kiều : " Kiều càng sắc sảo mặn mà". Sắc sảo và mặn mà là 2 phẩm chất và Thúy Vân chưa có hoặc chưa trọn vẹn. Sắc sảo là trí tuệ, là tài năng, là khả năng thông minh nhanh nhạy, ứng xử linh hoạt và kịp thời. Tài là cầm kì thi họa, bốn thú vui tao nhã nàng đều có đủ. Còn mặn mà là tình cảm, là sự nồng nàn, say đắm, ko nhạt nhẽo vô tâm. Từ " càng ở đây càng nhấn mạnh hơn về Thúy Kiều.
* Sắc đẹp: Để tả vè đẹp của Thúy Kiều , Nguyễn Du cũng đã dùng lối nói lấy thiên nhiên là chuẩn mực để so sánh, miêu tả con người. Tả Thúy Vân cúng vậy, nhưng hai vùng thiên nhiên ấy hoàn toàn khác nhau. Nếu thiên nhiên dùng để tả Thúy Vân là một thiên nhiên viên mãn, ổn định, tròn đày thì thiên nhiên dùng để tả Thúy Kiều sinh động và tiến hóa hơn. Nguyễn Du ko tả bao quát Thúy Kiều như đối với tả Thúy Vân là chỉ đặc tả đôi mắt - cửa sổ tâm hồn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thu thăm sl hờn kém xanh.
Một đôi mắt trong sáng, một đôi mắt biết khóc biết cười, một tuổi trẻ ti năng đang bừng thức. Nhan sắc ấy ko chỉ là nhan sắc mà nó đã hóa linh hồn. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt ngưỡng, ko có một khuôn mẫu nào có thể bao trùm - kể cả thiên nhiên. Thiên nhiên cũng phải ghen, phải hờn thì thật là một vẻ đẹp tuyệt mĩ. Đây cũng là bút pháp dự báo của Nguyễn Du về cuộc đời đầy sống gió của Kiều. Khi đã ghen đã hờn thì ko có gì đỡ nổi nữa rồi.
* Tâm hồn tình cảm: Kiều rất mê đàn. Nàng đàn soạn ra một bản đàn Bạc mệnh, nó cứ như nỗi lòng của nàng vậy. Mỗi khi tiếng đàn ấy cất lên, ai cũng phải rơi lệ. Đây cũng gióng như tiếng ca vọng mãi, theo mãi cuộc đời nàng. Nó cứ bám dai dẳng lấy nàng ko dời. "Hồng nhân bạc mệnh" mà.