[ngữ văn 9] cần nhờ các bạn

D

diemkieu007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn ngọc kí, hoa Xuân Tứ, Đỗ trọng khơi,....) Lấy nhan đề là "Những người không chịu thua số phận", em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình vế những con người ấy.
 
Last edited by a moderator:
T

tieulongcongchua

trong bõ này cũng đã từng đề cập rồi đó,chăm chú xem đi
ko sao mình có cái nàyP:
Có thể khai triển luận điểm này :
+ không chịu khuất phục số phận: là không chấp nhận mình mãi mãi là người vô dụng, bỏ đi…(lấy dẫn chứng về các nhân vật nêu ra ở mở bài )
+ những người tàn tật đó đã làm gì để chiến thắng số phận???
+ tại sao họ lại vượt lên, chiến thắng số phận?
- không muốn những người thân mình phải chịu đau đớn.
- có nghị lực kiên cường
- có sự động viên giúp đỡ kịp thời từ người thân, bè bạn, cộng đồng và xã hội
+ từ từ số phận em có suy nghĩ gì?
+ học tập được gì?

Có thể giúp kiều nhiều đó.
 
T

tieulongcongchua

Mình sẽ tập hợp ý kiến cho mọi người dễ xem nha
theo betot00:
đề 2: Bạn hãy lấy ý từ nài trich sau để cảm nhận:

Không trốn tránh sự bất hạnh, không tự ti về hình dáng và điều quan trọng là không chấp nhận, bằng lòng v
ới kiến thức và vốn hiểu biết của mình, người hướng dẫn viên du lịch chỉ cao 1m21 Đinh Văn Phú (ở 24C Hàng Cót, Hà Nội) đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang văn hoá Việt Nam đến với nhiều bạn bè quốc tế…

Sinh ra trong một gia đình có mẹ là thương binh nặng, bố từng tham gia chiến đấu nhiều năm ở chiến trường, ngay từ nhỏ, anh Đinh Văn Phú đã phải chịu nhiều thiệt thòi.

Sức khoẻ yếu, người thấp bé so với các bạn cùng trang lứa, khi đi học, anh thường bị bạn bè trêu chọc, xô ngã, gõ lên đầu và nói những lời xúc phạm khiến anh bị tổn thương.

Việc đến trường như một chuyện sợ hãi, đau lòng với cả anh và bố mẹ, bởi sau lưng anh luôn là những tiếng cười chê, những lời mỉa mai.

“Nhiều lúc tôi thấy mặc cảm, nghĩ mình chỉ như hạt thóc lép bỏ đi, cũng muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy thương bố mẹ, tôi muốn đi học, muốn đến trường, muốn hiểu biết thế giới ngày mai, và muốn thấy mặt trời của ngày mai…”. Từ đó, anh Phú càng quyết tâm học và làm việc nhiều hơn những người bình thường.

Anh vẫn cố gắng lao động, dù mười bước chân của mình chỉ bằng một bước chân của người bình thường, công việc người khác làm trong 15 phút, anh phải làm mất nửa ngày.

Trước cửa căn nhà diện tích chưa đến chục mét vuông trên đường Hàng Cót, anh Phú mở một quán nước với cái tên rất ấn tượng “Đi khắp muôn nơi”. Anh tâm sự: “Tôi muốn đi khắp muôn nơi bằng chính hiểu biết của mình”.

Quán nằm trong khu phố cổ, khách của anh chủ yếu là người ngoại quốc. Để giao tiếp và giới thiệu văn hoá Việt Nam với bạn bè nước ngoài, anh chủ quán sinh năm 1955 này đã phải cố gắng học thật giỏi tiếng Anh. Đến học ở các trung tâm Ngoại ngữ, anh lại bị chế giễu.

Trong quá trình học, anh Phú gặp được cô Nguyễn Thị Thái - giảng viên ĐH Quốc gia HN và cô Nguyễn Minh Hợi - giảng viên ĐH Ngoại ngữ. Vì thấy được nghị lực sống và tinh thần ham học hỏi của anh, hai cô đã tình nguyện dạy miễn phí, thậm chí còn giúp đỡ anh tiền xe ôm đi học.

“Mặt trời của tôi” (dân ca Ý), bài hát in sâu trong tâm trí anh từ những ngày còn thơ bé đã giúp anh nhận ra: “…là một con người, tại sao không tận hưởng mặt trời, vươn lên trong cuộc sống…”.

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe anh Phú kể mình đã từng chinh phục đỉnh Fansipan. Anh bảo, lên đến đỉnh thì dường như một nửa ước nguyện “đi khắp muôn nơi” đã thành hiện thực.

Lần đi ấy, trời rét căm căm, những người bạn đi cùng đoàn biết anh không chịu được lạnh, nên đã cởi áo, bỏ mũ, đưa găng tay cho anh, và cùng nắm tay anh khám phá đỉnh núi.

Qua mỗi chuyến đi, không chỉ vốn ngoại ngữ được nâng lên rất nhiều, mà anh còn thấy hiểu hơn về cuộc sống và con người trên những vùng miền khác nhau của Tổ quốc. Những người bạn nước ngoài gắn bó sau mỗi hành trình, khi phải chia tay anh đều để lại chân dung, địa chỉ và nước mắt…

Họ giới thiệu bạn bè, người thân của mình đến với anh để cùng tìm hiểu những nét văn hoá Việt, và từ đó, những chuyến đi đến với anh càng nhiều và dài ngày hơn. Anh đã được rèn luyện để mất đi sự tự ti, xa lánh mọi người, được thực sự hoà mình, hoà đồng bằng cả trái tim.

Ngoài 50 tuổi, nhưng dường như ước mong được góp sức giúp những người lùn vượt lên số phận trong anh Phú chưa một lần thôi đau đáu.

Anh cho chúng tôi biết về kế hoạch xây dựng chương trình dạy tiếng Anh cho những người lùn, kế hoạch làm anh trăn trở từ rất lâu mà chưa có điều kiện thực hiện. Để làm được điều này, anh thực sự cần rất nhiều những bàn tay chung sức, những trái tim cảm thông, những tấm lòng chia sẻ từ cộng đồng.

Anh Phú vẫn đang bước tiếp trên nẻo đường dài, mặc dù đích đến chỉ giản đơn là một cuộc sống hạnh phúc, bình dị, cuộc sống không còn những dằn vặt, day dứt, ám ảnh bởi những cái nhìn, những cách nghĩ thiếu thiện cảm từ cộng đồng.

Trong khi còn đó những người bình thường đang tự huỷ hoại thể xác mình, vẫn có một người lùn cố gắng vươn lên để sống lạc quan và trở nên hữu ích trong cộng đồng
theo lienhoastar:đề 2] mọi người đọc cho kĩ lấy ý để làm bài{ nguồn từ"tuổi trẻ online}
**********\
*******************
Không chịu thua số phận


Đào Thanh Vũ (trái) trước giờ thi - Ảnh: H.THUẬT

TT - 4g sáng. Lê Hữu Thương lọ mọ thức giấc, nhẹ nhàng kiểm tra lại bút viết, giấy báo dự thi trong chiếc balô sờn cũ rồi khoác lên vai chuẩn bị lên đường mà không làm cho cả nhà thức giấc.


5g, Thương một mình ra trạm xe buýt, đón chuyến xe sớm nhất từ Q.12, TP.HCM đến Trường ĐH Bách khoa để tham dự môn thi đầu tiên.

Không được may mắn như những TS cùng trang lứa, cuộc đời Thương đã trải qua những biến cố mà chỉ có ý chí mới giúp Thương vượt qua. Lên ba tuổi, một căn bệnh quái ác bỗng ập xuống đầu cậu bé đang tuổi nói, tuổi cười. Toàn thân Thương tê liệt, không thể cử động được.

Cái tay níu cái chân

Cắn răng chịu đau để thi

Thi xong môn đầu tiên, bạn Phan Thị Kim Ngân ở Thạnh Hòa, Long An, thi vào ngành tài chính ngân hàng (Khoa kinh tế ĐHQG TP.HCM) được cán bộ coi thi dẫn xuống trạm y tế Trường ĐH Khoa học tự nhiên (điểm thi của Khoa kinh tế) để thay băng. Một tuần trước khi thi, Ngân bị tai nạn giao thông, bị đứt một đoạn dài ở chân trái, sau khi đưa xuống bệnh viện tỉnh thì bị nhiễm trùng sưng rất to.

Đợt thi ĐH lần thứ nhất do quá đau Ngân không thể dự thi. Sáng nay Ngân được mẹ chở đến, dìu vào chỗ ngồi. “Cháu là đứa con duy nhất của tui. Thấy con đau quá bảo ở nhà đi, đừng thi nữa, sang năm thi lại cũng được nhưng cháu khóc bảo cứ cho con đi thi” - mẹ Ngân rơm rớm nước mắt nói.

HÀ BÌNH - TRUNG TÂN

Nhờ kiên trì tập luyện, chân trái của Thương dần khỏe hơn. Với bản tính năng động, Thương không ngừng cố gắng tìm mọi cách di chuyển. Gia đình mua cho Thương đôi nạng nhưng khi thấy bạn bè chạy nhảy chơi đùa, Thương quăng nạng hòa cùng. Nhiều lần Thương ngã lăn quay nhưng rồi vẫn cắn răn đứng dậy bằng cái chân trái yếu ớt của mình.

Thương hoàn tất 12 năm học phổ thông một cách gọn gàng. Ngày nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tại Trường THPT Thạnh Lộc, Thương mơ hồ chẳng biết tương lai mình rồi sẽ ra sao. Ngày đó cách đây ba năm. Thương lặn lội đến chợ An Đông xin làm thợ gia công đá quí để kiếm tiền chuẩn bị cho một dự định lớn lao: vào ĐH.

Nhìn Thương lê từng bước chân khó nhọc với sự hỗ trợ của tay phải, nhiều người ái ngại. Nhưng khi nhìn đôi mắt đầy nghị lực và thấy một thái độ lạc quan của chàng trai 22 tuổi này, mọi người khâm phục.

Thương tâm sự muốn trở thành một tư vấn viên để giúp đời tư vấn cho những người không may mắn như mình. Đó cũng là lý do mà Thương chọn ngành giáo dục học của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn để thi vào.

Nghèo đôi mắt, giàu nghị lực

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, người ta đã phát hiện Đào Thanh Vũ có vấn đề về mắt. Bác sĩ chẩn đoán và cho biết Vũ bị chứng cườm đá. Dành dụm được một số tiền, gia đình đưa Vũ đi mổ mắt. Ca phẫu thuật đã mang lại cho Vũ một niềm vui lớn. Nhưng oái oăm thay, niềm vui ấy chẳng kéo dài lâu. Đến năm cuối cấp tiểu học tại Trường tiểu học Bình Khánh, đôi mắt của Vũ lại mờ dần. Cuối cùng chỉ còn lại những vệt sáng mơ hồ, không thể cứu vãn được nữa.

Vũ khăn gói lên đường, xin vào Trường Nguyễn Đình Chiểu. Sau một năm học chữ nổi Braille, Vũ bắt đầu học tiếp chương trình THCS. Hết lớp 9, Vũ tiếp tục học THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (Q.5, TP.HCM). Vũ chỉ mong muốn một điều là mình được trang bị nhiều hơn kiến thức, kỹ năng để có thể quay trở lại giúp đỡ người đi sau có hoàn cảnh không may như chính những người thầy, người anh đã giúp Vũ.

HÙNG THUẬT
*theo pinattsu:đề 2:

Dàn ý này mình từng post lên rồi,giờ viết lại cho bạn tham khảo nha:
Mở bài:
_trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều gương sáng học sinh nghèo vượt khó học giỏi
_những gương sáng ấy tiêu biểu cho ý chí và nghị lực vươn lên số phận.
Thân bài:
+Trần Bình Gấm,học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong,tp HCM:
_gia đình nghèo,ba đạp xích lô,mẹ bán khoai luộc,bắp luộc…kiếm tiền nuôi các con ăn học.
_Ba bị bệnh mất,chị Gấm vừa đi học vừa bán vé số,bán khoai luộc…giúp mẹ.
_Chị vẫn học rất giỏi,tốt nghiệp phổ thông chị đổ ba trường ĐH,chị chọn ĐH Dược.Mơ ước của chị là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho ng nghèo.
_Ước mơ đã thành hiện thực,chị Gấm nay đã là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.
+Nguyễn NGọc Hiếu,học sinh trường Phan Sào Nam,quận 3
_cha mẹ đều mù, k có nhà,phải thuê một căn nhà nhỏ hẹp trong hẻm chợ Bàn cờ
_Hiếu giúp cha mẹ làm chổi,bàn chải…gửi các quầy tạp hóa nhờ bán giúp.Tranh thủ ra chợ xách nc thuê và bốc hàng hóa để kíêm thêm tiền mua sách vở.
_một buổi đi học,một buổi đi làm rất vất vả,Hiếu vẫn học rất giỏi.Các gia đình hàng xóm thường lấy gương của Hiếu để dạy bảo các con.
_quỹ khuyến học của phường cấp cho Hiếu một suất học bổng.Hiếu hứa sẽ k phụ lòng mong mỏi của cha mẹ và địa phương.
_mơ ước của Hiếu là trở thành 1 nhà báo chuyên viết về các vấn đề của ng nghèo trong xã hội.
+Khâm phục trước nghị lực vượt khó cùng khát vọng vươn lên của các anh chị ấy.
+nhận thấy bản thân cần phải cố gắng hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Kết bài:
+dân tộc ta vốn có truyền thống híêu học,và những tấm gương trên là tiêu biểu.Dù hòan cảnh khó khăn nhưng họ vẫn k nản lòng.
+Mỗi ng cần nhìn lại bản thân để xem mình có xứng đáng hay chap cũng như tìm cách khắc phục khuyết điểm để xứng đáng là con ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ
 
M

mituot_mp.pro9x

NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG CHỊU THUA SỐ PHẬN .
“Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đã từng nói như thế và điều đó thật sự khiến chúng ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số phận như anh Nguyễn Ngọc Ký ,Trần Văn Thước, Nguyễn Công Hùng …
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận” ?Đó là những con người không chấp nhận mình mãi là người tàn phế ,vô dụng ,không học tập, không đóng góp gì cho xã hội .
Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay đã kiên trì luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết những dòng chữ đẹp ,học tập trở thành nhà giáo ,nhà thơ . Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động liệt toàn thân.Không gục ngã trước số phận anh can đảm tự học và đã trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian nan ,những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượt qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế .Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xã Nghi Diên ,huyện Nghi Lộc ,Nghệ An ).Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại liệt . Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt .Vậy mà anh đã không gục ngã .Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động đã trở thành một chuyên gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005 vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng.Tháng 5 -2005 anh được trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam ”về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo…
Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật và khẳng định được bản thân mình?Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình.Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống,không gục ngã trước những đau đớn,họ dũng cảm,tự tin đứng lên để sống bằng nghị lực,ý chí ,khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ của họ.Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác.Đó chính là sự động viên, khích lệ ,giúp đỡ của bạn bè,của người thân,là khát khao không muốn người thân của mình đau khổ,thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam .
Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực,khát vọng và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục.Chính những tấm gương về họ đã xây đắp những ước mơ ,hoài bão trong em, dạy em phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình .
Những người không chịu thua số phận,những con người tàn mà không phế thực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em,khích lệ bản thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập ,rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội .
 
V

vip_boy_hp_9x

Có những con người không may mắn khi chào đời . Tạo hóa đã thật bất công với họ . Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng . Nhưng , vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng , họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý !
Một Nguễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết dc , đến viết đẹp là cả một quá trình . Không dừng lại ở đó , anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học . Và , giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh . Để hôm nay , anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm . Đó còn là một Nguyễn Minh Phú , nạn nhân cảu chật độc màu da cam , mất cả hai tay tử khi cất tiếng khóc chào đời , không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi , giúp đỡ gia đình . Họ là những tấm gương vượt lên số phận , học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ , tự hào
Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực , ý chí vươn lên ko ngừng . Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti . Từ đó , không còn ham muốn , ước mơ , hoài bão . Con người sống lay lắt , trông chờ vào lòng thương hại của người khác . không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại . Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó . Tạo hóa đã không công bằng với họ nưung ko có nghĩa lả lấy tất cả của họ . Họ vẫn còn một trái tim , một khối óc . Họ vẫn có thể sống đàng hoàng , tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên , chiến thắng số phận . Vâng , chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiế[ thêm ý chí và nghị lực . Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những ngưởi thua thiệt . Hạnh phúc đã mỉm cười với họ . Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn , chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.
Những tấm gương vượt lên số phận , thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa . Có lẽ hơn ai hết , họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích , sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bải trưước số phận . Họ đã chứng tỏ được rằng , cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến sựa có mặt của họ trên thế gian này . Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn đang từng ngày , từng phút . từng giây góp mặt cho đời . Sự đóng góp của họ thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình .
Thật buồn khi trong chúng ta , những học sinh , sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng , ưu ái nhiều điều , vậy mà , một số họ lại chỉ biết ăn chơi , hưởng thụ . Xem nhẹ việc học tập , trau dồi đạo đức , nhân cách làm người , họ lao vào các chôu tò ra rất tự hào khi thấy mình sành điệu . Được khuyên nhủ , nhắc nhở , họ lại cuời nhạo vào những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn . Thật đáng tiếc!
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta , nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao , sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người . Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân . Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ . Vậy nên , càng phải thấm rằng : “ Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng “ . Trên vạn dặm , hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến . Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại . ta hiểu rằng , cuộc đời này đã có gương mặt của ta .
Tươn lai đang đợi chờ ta phía trước . Để có một tương lai rạng rỡ , mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ , , khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống . Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!
 
Top Bottom