[Ngữ văn 9]Cảm nhận người phụ nữ Việt Nam qua 3 tác phẩm thơ : Bếp lửa , Khúc hát .....

H

hoconnetna

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn vào giúp mình với mình đang cần gấp!!Cảm ơn các bạn trước nha!
Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua 3 tác phẩm: Bếp lửa( Bằng Việt),
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ( Nguyễn Khoa Điềm ) và khổ cuối bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa(khổ cuối bài thơ đó là)
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta chỗ ướt, mẹ nằm bên mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Chú ý Tiêu đề !~caoson8a~
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

Bếp lủa ấp iu nồng đượm" đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong "Bếp lửa" đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng... Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con nguòi


nguồn google
 
H

happy.swan

trong cả bài bạn phải nêu 2 ý chính
-Hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong cả bài
-hình ảnh người phụ nữ trong từng bài
*Hình ảnh người phụ nữ trong cả 3 bài
Bếp lửa( Bằng Việt),
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ( Nguyễn Khoa Điềm )
và khổ cuối bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa(khổ cuối bài thơ đó là)
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta chỗ ướt, mẹ nằm bên mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
=>Hình ảnh người phụ nữ tần tảo hy sinh vì con vì cháu cả cuộc đời mình
*Hình ảnh người phụ nữ trong từng bài
-Bếp lửa: Bà là người nuôi dưỡng cháu từ nhỏ và là người truyền lửa truyền hy vọng vào cuộc sống cho cháu cho cháu thêm tin yêu vào cuộc sống và sống tốt hơn
-Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ : mẹ làm lụng vất vả ;mẹ là người nông dân nhưng cũng là người chiến sĩ dũng cảm trong kháng chiến .Ước mơ của mẹ dành cho con trong giấc mơ con -những giấc mơ lớn dần theo thời gian
-Mẹ ta xưa : mẹ luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất để con khôn lớn khoẻ mạnh
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Bạn có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều hướng, dưới nhiều góc độ, nhưng phải bám sát vấn đề trọng tâm: Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. - Đề trên yêu cầu lấy hai bài thơ "Bếp lửa"( Bằng Việt) ;" Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" ( Nguyễn Khoa Điềm) và khổ cuối bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa làm căn cứ để suy nghĩ, cảm nhận.
- Có thể phân tích đồng thời hoặc lần lượt 3 bài thơ. Tuy nhiên phải chú ý xây dựng hệ thống luận điểm về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam:
1. Người phụ nữ Việt Nam giàu tình yêu thương (người thân, gia đình, quê hương, đất nước, bộ đội, Bác Hồ...)
2. Người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, bền bỉ, nhẫn nại, chăm chỉ, cần cù (trong đời sống gia đình, trong quan hệ với quê hương, đất nước...)
3. Người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, giàu niềm tin và nghị lực, dũng cảm, kiên cường...
* Ngoài ra, nếu bạn muốn điểm cao cần đạt thêm những yêu cầu sau:
+ Có sự đối chiếu nhất định để thấy được sự kế thừa và phát huy các phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt nam (qua các thời đại, qua các tác phẩm...)
+ Thấy được sự đóng góp của 3 nhà thơ (về phong cách ) trong việc thể hiện cùng một đề tài.

Thân ~> Lọlem
 
N

noidau_bodiless

vẻ đẹp của những con người lđ thầm lặng nơi SAPA

Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo - táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.
"Lặng lẽ Sa Pa" khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan toả ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.

Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa) ở độ cao hai nhìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.

Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so vói sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực - đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu - trồng rau - trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.

Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.

Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hoá thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm ấp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.

“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 
Top Bottom