[Ngữ Văn 9] Cảm nghĩ của em về nhân vật (bằng một đoạn văn ngắn)

T

the0last0wizard

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong VB Làng.
2. Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
3. Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ xa ba.
4. Cảm nghĩ của em về nhân vật bé thu trong Chiếc lược ngà.
(đoạn văn ngắn nhá)
-Phẩm chất
-Thái độ của em
-Bài học bản thân
Chú ý tiêu đề: [Môn + Lớp] + ND
Với lại: "Sa Pa" chứ không phải "xa ba" (đã sửa!)
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

Đề 1: Tham khảo nha
“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biết trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
Ông Hai là một người nông dân sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu. Ông có một tinh thần yêu làng hết sức đặc biệt. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào ông cũng có thể khoe về làng mình.Do lẹnh của cụ Hồ ,ông phải cùng vợ con đi tản cư không được ở lại làng tham gia kháng chiến. Ở nơi tản cư, ông lại tiếp tục khoe về làng . Ông yêu và tự hào cả những cái làm ảnh hưởng đến công sức, tiền bạc của người dân trong làng và ngay chính cả bản than ông. Ông luôn nhớ về làng của mình. Và Kim Lân đã thể hiện rõ điều đó qua câu văn:
“Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng, nhớ cái làng quá”
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, cổ ông lão nghẹn hẳn lại, da mặt tê rân… lặng đi trưởng như không thở đuọc, ông lão vờ vờ đứng lảng rồi di thẳng, ông cúi gầm mặt xuống mà đi. Lúc về nhà ông ngồi nhìn lũ con mà tủi than, nước mắt ông cứ giàn ra. Trong ông đang nửa tin nửa ngờ -- ông không thể nào chấp nhận cái tin ấy. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Ông không biết làm sao đành nói chuyện với đứa con út để giãi bày tâm sự. Trò chuyện ở đây thực ra là cách để ông Hai tự thổ lộ nỗi long chung thuỷ của mình với làng quê với cuộc kháng chiến. Ở đây ngôn ngữ đối thoại đã mang giọng điệu độc thoại. Nhữn lời văn diễn tả thật cảm động làm sao, tình cảm ông Hai dành cho quê hương, đất nước và với cách mạng với khagn1 chiến thật chân thành.
Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe bất cứ ai ,ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.
Với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.
Qua nhân vật ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể, sinh động vè tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
“Làng” đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng điển hình cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, yêu đất nước. Họ đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất nước mình hơn.

Nguồn ST
 
Top Bottom