[Ngữ văn 9] Các bài văn thuyết minh

T

thienthannhoticon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thuyết minh về cây lúa nước
Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:

Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.

Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu.

Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.

Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.

Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý




:khi (101): hay ko ca nha
 
T

thienthannhoticon

[ Văn 9] Thuyết minh về một loài chó

• Nguồn gốc :
- chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây 12000 năm vào cuối kỉ băng hà – thời kì đồ đá. Tổ tiên loài chó gồm cả cáo và chó sói .
- Loài chó ngày nay được tiến hóa từ 1 loại chó nhỏ màu xám .
• Miêu tả :
- Trọng lượng từ 1 – 80kg. Là động vật 4 chân , ngực nở bụng thon ,chân thường có 4 ngón và 1 ngón treo ( gọi là ngón con ) . NHững con chó có 4 móng treo gọi là Tứ túc huyền đề ( một loài chó rất khôn )
“Chó khôn tứ túc huyền đề
Tai thì hơi cúp , đuôi thì hơi cong”
- Não chó rất phát triển nên rất thông minh
- Mắt chó có 3 mí , 1 mí trên , 1 mĩ dưới và một mí thứ 3 nằm ở giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. So với mũi thùi tai và mắt chó không tốt bằng
- Tai chó cực thính , chúng có thể nhận ra được 35 nghìn âm rung trong một giây. Khứu giác ( mũi ) chó rất tuyệt vời , con người có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp những chó có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn có thể tìm ra những cây nấm con con nằm trong rừng sâu . Vào mùa đông lạnh thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt , đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
- Chó có 2 lớp lông , lớp ngoài mượt mà mmoij người dễ thấy còn lớp nhỏ ở trong giúp chúng giữ ấm và khô ráo trong những ngày khô rét . Nó còn có nhiệm vụ hạ nhiệt trong những gày oi bức.
- Đuôi chó là bộ phận thể hiện tình cảm ( Tự kể chuyện )
- Chó có bộ tiêu hóa rất tốt, hàm răng rất cứng nên thích gặm xương, lúc mới ra đời chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần uổi , chúng có đến 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của chó là 42 chiếc.
• Các giống chó : ( tham khảo thêm )
- Chó Phốc : là loại chó nhỏ, gọn và cơ bắp, có bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối , là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh. Sống lâu Khoảng 15 năm và có thể hơn nữa.
- Chó Chihuahua : trọng lượng chỉ từ 3kg .Nhanh nhẹn, thông minh và không gây nguy hiểm,tấn công người, thân thiện với trẻ con. -Có hai loại Chihuahua : lông ngắn và lông dài. mắt hơi lồi, to , sáng trong, nhanh nhẹn trông thật ngộ nghĩnh với đôi tai luôn "vểnh" và hướng theo tiếng động. Màu lông: khá phong phú với trắng vàng,nâu,đen ,…
- Chó Béc-giê Đức : là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có .
Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đôi, công an.
Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp .


• Lợi ích :
- Chó là loài gần gũi với con người là loài rất thông minh , chân thành , sống có tình nghĩa , trung thành với chủ . Giúp con người nhiều việc như : trông nhà , săn bắt , cứu hộ. kéo xe , trinh thám ,…
- ( Tự kể một câu chuyện )
- Chó là đề tài của phim ảnh : ( kể tên một số bộ phim ) “ Sói hoang “ , “ Một trăm lẻ một chú chó đốm ”
- Thịt chó : có tính ấm , nhiều đạm, là đặc sản của một số nước ở châu Á , có tên gọi : Cầy tơ , Mộc tôn , cây Còn ,..
- Lông chó dễ bám bụi . chứa nhiều vi khuẩn , phải tắm rửa sạch sẽ cho chó , tiêm phòng dại …….


Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáochó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những ngày oi bức.


Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.


Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.


:)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Diễn đàn có hỗ trợ gõ tiếng Viết. Lần sau chú ý nhé
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannhoticon

thuyet minh ve cay cau

Nói về Việt Nam mình, sau đồng lúa vàng, lũy tre xanh thì phải nói ngay đến cây cau, dàn trầu.
Nói đến đám cưới của người Việt, mâm quả là phải có trầu – cau.
Rồi miếng trầu là đầu câu chuyện, rồi “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Hồ Xuân Hương)

Nhưng thời gian gần đây mình thấy trầu – cau ngày càng ít, thay vào đó là cau kiểng (Areca.Triadra) cau đỏ (Aerca.Vetiarina), cau champane, cau vua (thuộc chi dừa (cocos)) có lẽ vì càng ngày càng ít người ăn trầu.
Nhưng nói gì mình vẫn thích trầu – cau của Việt Nam mình hơn hết thảy vì vậy mình viết bài này cung cấp một số thông tin khoa học cơ bản về trầu và cau để các bạn tiện “ngâm” cứu
Tên khoa học : Areca.Catechu
Chi: Cau ( Areca)
Họ: Cau (Arecaceae)
Trong họ này ngoài chi cau (7 loài) còn có các chi đáng chú ý chi dừa (Cocos), chi Chà Là (Phoenix), chi Thố Nốt (Borussus)

Cuối cùng xin bác Peter Parker cho một bài thơ minh hoạ.
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
Trầu này trầu tính, trầu tình,
Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta”
Hay:
“Trầu này thực của em têm
Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng
Trầu này bọc khăn tơ hồng
Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây”.

Miếng trầu mang nhiều ý nghĩa về giao tiếp, văn hoá, đạo đức, tâm lý. Nó còn thể hiện mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”.

Khi muốn chối từ tình cảm của người con trai, người con gái cũng mượn miếng trầu để khéo léo từ chối:
“Sáng nay em đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn.
Thưa rằng: Bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người…”

Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những “má hồng, răng đen” tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa
“Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Nǎm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”.

Ngày nay, để răng trắng nên nhiều người không ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố. Tuy nhiên, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” của người Việt Nam vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Vì biếu trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu có ăn hay không cũng chẳng ai chối từ. Tục ăn trầu, hình ảnh trầu cau đã trở thành hình ảnh gần gũi, rất đặc trưng phong cách Việt Nam.
:)>-
 
T

thienthannhoticon

thuyet minh ve con lon

Nói về Việt Nam mình, sau đồng lúa vàng, lũy tre xanh thì phải nói ngay đến cây cau, dàn trầu.
Nói đến đám cưới của người Việt, mâm quả là phải có trầu – cau.
Rồi miếng trầu là đầu câu chuyện, rồi “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Hồ Xuân Hương)

Nhưng thời gian gần đây mình thấy trầu – cau ngày càng ít, thay vào đó là cau kiểng (Areca.Triadra) cau đỏ (Aerca.Vetiarina), cau champane, cau vua (thuộc chi dừa (cocos)) có lẽ vì càng ngày càng ít người ăn trầu.
Nhưng nói gì mình vẫn thích trầu – cau của Việt Nam mình hơn hết thảy vì vậy mình viết bài này cung cấp một số thông tin khoa học cơ bản về trầu và cau để các bạn tiện “ngâm” cứu
Tên khoa học : Areca.Catechu
Chi: Cau ( Areca)
Họ: Cau (Arecaceae)
Trong họ này ngoài chi cau (7 loài) còn có các chi đáng chú ý chi dừa (Cocos), chi Chà Là (Phoenix), chi Thố Nốt (Borussus)

Cuối cùng xin bác Peter Parker cho một bài thơ minh hoạ.
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
Trầu này trầu tính, trầu tình,
Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta”
Hay:
“Trầu này thực của em têm
Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng
Trầu này bọc khăn tơ hồng
Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây”.

Miếng trầu mang nhiều ý nghĩa về giao tiếp, văn hoá, đạo đức, tâm lý. Nó còn thể hiện mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”.

Khi muốn chối từ tình cảm của người con trai, người con gái cũng mượn miếng trầu để khéo léo từ chối:
“Sáng nay em đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn.
Thưa rằng: Bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người…”

Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những “má hồng, răng đen” tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa
“Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Nǎm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”.

Ngày nay, để răng trắng nên nhiều người không ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố. Tuy nhiên, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” của người Việt Nam vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Vì biếu trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu có ăn hay không cũng chẳng ai chối từ. Tục ăn trầu, hình ảnh trầu cau đã trở thành hình ảnh gần gũi, rất đặc trưng phong cách Việt Nam.
 
T

tunkute123

Chỉ sử dụng văn mẫu như tài liệu tham khảo, đừng nên sao chép hoàn toàn khi làm bài.

Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút người đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống (Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
- Là ng` bạn
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con ng`:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó..

Em tham khảo thêm bài vết này nhé:

Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.


Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.
 
T

thienthannhoticon

thuyet minh ve ca chep

Nói về Việt Nam mình, sau đồng lúa vàng, lũy tre xanh thì phải nói ngay đến cây cau, dàn trầu.
Nói đến đám cưới của người Việt, mâm quả là phải có trầu – cau.
Rồi miếng trầu là đầu câu chuyện, rồi “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Hồ Xuân Hương)

Nhưng thời gian gần đây mình thấy trầu – cau ngày càng ít, thay vào đó là cau kiểng (Areca.Triadra) cau đỏ (Aerca.Vetiarina), cau champane, cau vua (thuộc chi dừa (cocos)) có lẽ vì càng ngày càng ít người ăn trầu.
Nhưng nói gì mình vẫn thích trầu – cau của Việt Nam mình hơn hết thảy vì vậy mình viết bài này cung cấp một số thông tin khoa học cơ bản về trầu và cau để các bạn tiện “ngâm” cứu
Tên khoa học : Areca.Catechu
Chi: Cau ( Areca)
Họ: Cau (Arecaceae)
Trong họ này ngoài chi cau (7 loài) còn có các chi đáng chú ý chi dừa (Cocos), chi Chà Là (Phoenix), chi Thố Nốt (Borussus)

Cuối cùng xin bác Peter Parker cho một bài thơ minh hoạ.
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
Trầu này trầu tính, trầu tình,
Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta”
Hay:
“Trầu này thực của em têm
Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng
Trầu này bọc khăn tơ hồng
Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây”.

Miếng trầu mang nhiều ý nghĩa về giao tiếp, văn hoá, đạo đức, tâm lý. Nó còn thể hiện mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”.

Khi muốn chối từ tình cảm của người con trai, người con gái cũng mượn miếng trầu để khéo léo từ chối:
“Sáng nay em đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn.
Thưa rằng: Bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người…”

Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm răng đen để có những “má hồng, răng đen” tiêu biểu của cái đẹp con gái thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa
“Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Nǎm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”.

Ngày nay, để răng trắng nên nhiều người không ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố. Tuy nhiên, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” của người Việt Nam vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Vì biếu trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu có ăn hay không cũng chẳng ai chối từ. Tục ăn trầu, hình ảnh trầu cau đã trở thành hình ảnh gần gũi, rất đặc trưng phong cách Việt Nam.
 
T

thienthannhoticon

thuyet minh ve cay chuoi

%%-/ Mở bài:

Chuối là loài cây dễ trồng và rất phổ biến ở Việt Nam...

2/ Thân bài

a) Miêu tả

- Mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc

- Thân chúi hình cột dc cấu tạo bởi vô số những bẹ hình vòng cung màu trắng xanh.

- Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong -> rỗng -> xốp -> nỗi

- Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió -> ngả màu nâu > mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ áo thân.

- Lá chuối tập trung hết trê ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 ->

Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít những đường gân song song đều tăm tắp.

- Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay .

- Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm .

- 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tìa, mỗi lớp ôm âp những đài hoa bé như ngón tay mà su này trổ thành những nải chuối.

- 1 buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy

- Khi những nải chuối lớn dần, người ta chặt bỏ bớt bắp chuối.

b) Đặc điểm

- Thích nghi với khí hậu nhiệt đới

- Ưa nước, thường trồng cạnh ao hồ

- Sinh trưởng nhanh -> 1 cây thành 1 bụi

- Rễ chuối ko bám chặt vào đất -> dễ ngã

- Phân loại chuối: Nhiều ko kể xiết

- Chuối già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20 cm, với ng` phương Tây là 1 thực phẩm cao cấp.

- Chuối sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi

- Chuối ngự : quả to, thịt chắc, dẻo & thơm

- Chuối cau : quả nhõ cỡ ngón tay, khi chín võ mõng, vàng tươi

- Chuối hột : trái to, có 3 cạnh nỗi rõ, ruột chi chít hột đen như hạt tiêu

* chuối kiểng: ko trái, trồng làm cảnh, chuối rẽ quạt, lá mọc thành 2 cái, xòe như nan quạt trông rất đẹp.

3/ Công dụng

- Cống hiến tất cả cho con người

- Các bún bò Huế, bún riêu .. sẽ kém ngon , nếu ko có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp chuối.

- Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chúi làm cám cho heo ăn

- Lá chuối gói thực phẩm

- Quả chuối là ngồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, an chè, bánh , kẹo

- Quả xanh ( chuối chat ) xắt lát ăn với món cuốn

- Chuối hột : chữa bệnh sạn thận, tiểu đường

- Làm mặt nạ, dưỡng da

4/ Đời sống

- Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa

- Nhân dân liên tưởng hình ảnh chuối chín cây như người mẹ:

“ Mẹ già như chuối chín cây “………….

- Đi vào tranh của các danh họa -> vẽ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng quê

- Để trồng, hữu dụng


:)
 
T

thienthannhoticon

giot nuoc than ki

Có bao giờ bạn tự hỏi mình đang ở đâu giữa dòng sống vận động hối hả ? Có bao giờ bạn chăm chú nhìn vào một vì sao giữa triệu triệu vì sao ? Đã bao giờ bạn nhìn vào Giọt Nước trong ly và nghĩ tới Biển Cả ? Bạn nghĩ một Giọt Nước là quá bé nhỏ so với Đại Dương mênh mông. Bạn không để ý đến nó. Và rồi bạn giật mình khi nhận ra: chính bạn cũng đang là Giọt Nước giữa Biển Cả mênh mông ấy.
Câu chuyện về Giọt Nước và Biển Cả dạy cho ta bài học sâu sắc về cái Tôi của mình giữa cái Ta của tất cả mọi người.
Đầu tiên, bạn nghĩ gì về Giọt Nước ? Mỗi chúng ta đều là những Giọt Nước giữa Đại Dương bao la. Đại Dương vận động và tất cả những Giọt Nước như chúng ta đều vận động. Mỗi Giọt Nước đều nhỏ bé khi đứng trước những Đại Dương. Một Giọt Nước không thể làm nên Đại Dương, hai Giọt Nước không thể làm nên một Đại Dương...Nhưng triệu triệu triệu Giọt Nước sẽ làm thành một Đại Dương bao la. Bạn là một trong số triệu triệu Giọt Nước ấy. Bạn không lớn lao. Bạn bé nhỏ, nhưng bạn không phải là vô nghĩa. Và những gì bạn làm sẽ là chắp nhặt từng Giọt Nước để tạo thành một Đại Dương.
Ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, bạn đã được trao Giọt Nước đầu tiên: bạn biết khóc, biết nhận giọt sữa thơm ngon từ mẹ. Ngày qua ngày, đứa trẻ ngày nào giờ đã biết bước trên đôi chân của mình, bị vấp ngã - nhìn mẹ bằng đôi mắt mong đợi - để rồi nhận ra mình phải tự đứng dậy bằng chính đôi chân vấp ngã của mình.
Bạn đến trường. Ngày đầu tiên biết tự buông rời tay mẹ chạy vào lớp với cô. Chắc chắn bạn sẽ cười động viên khi mẹ hỏi có muốn mẹ ở lại cùng một lúc không, để rồi oà khóc khi thấy bóng dáng mẹ biến mất sau cánh cổng. Ngày đầu tiên học viết chữ, bạn thả từng Giọt Nước vào Biển Cả của mình khi chậm chạp đưa từng nét bút đầu tiên. Mỗi ngày một giọt...Ngày nhận tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, chợt nhận ra Biển Cả của bạn đã đầy những Giọt Nước. Những Giọt Nước bạn nhận từ bạn bè, từ thầy cô, từ sách vở, từ cuộc sống...mỗi ngày một chút, Biển - tri - thức của bạn đang đầy dần lên. Thật kỳ diệu, sự chăm chỉ tích cóp những Giọt Nước nhỏ nhoi đã đem đến cho bạn cả một Biển - Cả - Tri - Thức của riêng mình.
Bạn biết không, có một người đã và đang từng ngày từng giờ lặng thầm trao tặng cho bạn những giọt nước từ Biển - Cả - Yêu - Thương - Đó là Mẹ ! Một ánh nhìn trìu mến hay trách móc, một lời khen ngợi tự hào hay khuyên bảo, răn đe, một bữa cơm ngon cho lũ bạn con học nhóm ở nhà mình, hay âm thầm đặt trong ngăn bàn cô con gái đang lớn một người - bạn - chỉ - đường cho lứa tuổi teen: cuốn Hoa hồng giấu trong cặp sách...Những Giọt Nước Yêu Thương mẹ đã cho bạn không thể nói hết bằng lời, bởi chỉ những Trái Tim mênh mông như đại dương mới đủ sức trao và nhận.
Những hạt giống mà hôm nào ông gieo trên căn gác mái, bạn không tin là nó sẽ trở thành một cái cây. Bạn không biết từng ngày từng giờ, rễ cây nảy lên từ phôi của hạt mầm, bám vào đất, hút từng giọt nước và lấy thức ăn, rồi vươn lên đón những Giọt Nắng mặt trời. Một ngày từ trường đại học trở về, bạn thích thú bất ngờ khi cái sinh linh nhỏ bé hôm nào giờ đã vươn cao, chững chạc bám chắc vào đất, không phải tưới tắm thường xuyên, không phải che chống mỗi lần đài báo bão. Cái cây ấy đã tự hút cho mình từng Giọt - Dưỡng - Chất từ đất mẹ mà lớn lên, vững chắc, trưởng thành. Ông đi rồi và để lại bài học ấy !
Tất cả đã bắt đầu từ những Giọt Nước nhỏ nhoi.
Rowling bắt đầu viết Harry Potter cách đây hơn mười năm, cần cù, chăm chỉ cho từng trang giấy, để rồi ngày hôm nay chúng ta được cầm trên tay bộ tiểu thuyết giả tưởng lừng danh thế giới, làm triệu triệu độc giả say mê. Bà bắt đầu từ một Giọt Nước, và ngày hôm nay bà thu được một Biển Cả.
Những người nông dân bắt đầu từ việc gieo những hạt mạ. Ngày ngày những giọt mồ hôi vẫn rơi thấm từng thớ đất. Để ngày hôm nay ta có trên tay những hạt cơm dẻo ngon.
Những Hạt Nước bé li ti bốc hơi lên, từng chút từng chút một, gặp nhau, tạo thành nhiều hạt nước bé li ti, gặp nhau, tạo thành một đám mây - thành mưa và rơi xuống. Một hạt...hai hạt...ba hạt...Rơi xuống...nước sông dâng lên...đổ ra biển.
Biển Cả bắt đầu từ những Giọt Nước. Biển Đời bắt đầu từ những cái Tôi.
Biển Cả không thể không cần những Giọt Nước, dù Biển Cả lớn lao, vĩ đại vô cùng. Biển Cả cũng không thể chỉ nhận những Giọt Nước, mà phải cho đi, để được nhận lại. Nếu biển không bốc hơi, sẽ không có dòng tuần hoàn của tự nhiên, sẽ chẳng có Mưa, những Dòng Sông sẽ cạn, và Biển Cả liệu có còn ?
Bạn có biết câu chuỵên về biển Chết không ? Biển Chết không chịu cho đi những giọt nước, và thế là biển dồn ứ lại, không một sinh vật nào có thể sống sót, xác chết sinh vật phân huỷ, biến nó thành biển mặn nhất thế giới. Và nó thành Biển Chết!
Nếu như Biển Cả không chịu cho đi những Giọt Nước...
Bạn không thể trưởng thành nếu mẹ bạn không cho bạn cả một biển cả tình thương. Cái cây không thể lớn lên nếu đất không chịu để cây hút chất dinh dưỡng. Mặt trời sẽ bỏng rát và lụi tàn nếu không chịu cho vạn vật ánh sáng...Bạn không thể lớn lên nếu không cho đi những lần vấp ngã. Và bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế. Cũng như mẹ sẽ nhận được từ bạn lòng yêu thương, kính trọng, tôn thờ vô giá nhất. Đất nhận được từ cây nguồn dinh dưỡng khi lá khô rụng xuống, phân huỷ. Cây giữ tầng đất mặt. Quan trọng hơn, khi cây cho hoa thơm trái ngọt, Đất Mẹ nhận được lòng biết ơn vô hạn của con người. Bạn nhận được sự trưởng thành khi cho đi những lần vấp ngã, nhận được cơ hội khi cho đi lòng can đảm chấp nhận thử thách, nhận được sự kính trọng khi cho đi lòng khoan dung. Đừng nghĩ chỉ có định luật bảo toàn vật chất, khối lượng, năng lượng..trong các môn Vật lý, Hoá học. Bạn tin không, còn có cả định luật bảo toàn cuộc sống nữa đấy ! Đó là khi Biển Cả chấp nhận cho đi.
Nếu như Biển Cả không coi trọng những Giọt Nước...
Đừng bao giờ nghĩ rằng: thật sự thất vọng về bản thân vì chỉ là những Giọt Nước. Và cũng đừng coi thường những Giọt Nước nhỏ nhoi. Mỗi Giọt Nước đều vô cùng quan trọng với Biển Cả, với Sự Sống. Bạn nghĩ không cần thiết phải học quá kỹ những kiến thức cơ bản quá đơn giản trong bài học môn Hoá, nó chỉ là vài Giọt Nước thôi. Bạn có những Cốc Nước đầy đặn của những môn học khác rồi. Bạn chỉ nhận ra sự quan trọng của nó khi lúng túng trong bài tập thực hành chỉ phải vận dụng đúng những thao tác cơ bản đã được hướng dẫn trong sách giáo khoa. Cô trò nhỏ nghĩ mình đã nắm chắc kiến thức môn Ngữ văn khi làm thành công một bài test thi trực tuyến qua mạng rất khó, nhưng rốt cuộc lại bị điểm trung bình trong bài kiểm tra chất lượng rất cơ bản, rất bình thường....
Bạn tin không, cuộc sống kỳ diệu sẽ ban tặng cho mỗi sinh vật tồn tại trên thế giới này những Giọt Nước. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội được thêm một Giọt Nước nào, một bài học nào từ cuộc sống, cũng đừng quên trao tặng cho người những Giọt Nước quý giá mà bạn có thể tự làm nên. Đừng bao giờ đóng Biển Cả của bạn lại. Bạn chỉ thực sự là một Giọt - Nước khi bạn biết hoà mình vào Biển - Cả bao la.
Lớn lên...
Và trưởng thành...
Trong khi bạn đang say ngủ thì có biết bao con người đang lặng lẽ ban đi những Giọt Nước. Bác lao công cho đi những giọt mồ hôi để bạn được sống trong môi trường trong lành. Bác xe ôm lặng lẽ suốt một ngày dài để ngày mai đứa con trai có đủ tiền đóng học. Câu chuyện về Giọt Nước và Biển Cả cho ta những Giọt Ý Thức Sống: dạy ta biết bắt đầu từ những Giọt Nước, biết chăm chỉ nhận lấy những Giọt Nước, biết sẵn lòng cho đi những Giọt Nước...để Biển Đời của chúng ta mênh mông và đẹp đẽ hơn nhiều.
Ai đó đọc những dòng suy nghĩ này của tôi, hy vọng sẽ nhận được thêm một Giọt Nước Sẻ Chia !

:)
 
J

johannmendel

Bài làm


Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.


Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm:

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.
 
Top Bottom