[ngữ văn 9] bài "Bài thơ về tiểu đọi xe không kính"

T

thanhtukawai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Phân tích giá trị biểu cảm của từ "chông chênh" trong khổ thơ sáu.
b) Với hai khổ thơ 5,6: Phạm Tiến Duật cho ta hiểu vẻ đẹp người lính lái xe Trường Sơn chống Mí. Hãy viết từ 7-10 câu tạo đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng phép nối câu và câu đơn mở rộng thành phần chủ ngữ.
 
K

kute2linh

b)

Có vài ý bạn tham khảo nhé:

- Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.

- Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính. Với tư thế “ nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài :

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đườg chạy thẳng vào tim

Câu thơ đã diễn tả được cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh. Qua khung cửa đã không còn kính chắn gió, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Nhà thơ đã diễn tả chính xác cái cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như chính mình đang ở trên chiếc xe không kính.

- Người lái xe hiện ra với những nét tính cách thật cao đẹp

+Tư thế của họ ung dung, hiên ngang mới đàng hoàng làm sao. Con mắt nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng có một vẻ trang nghiêm, bất khuất như lời thề. Họ không thẹn với đất, với trời. Hay nhất là hai chữ nhìn thẳng – nhìn thẳng vào gian khổ, nhìn thẳng vào hi sinh, không run sợ, không né tránh.

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

+Thái độ bất chấp khó khăn gian khổ nguy hiểm. Tình cảm của người chiến sĩ lái xe trên những chiếc xe không kính được miêu tả thật chân thực: bụi phun tóc trắng, mặt lấm, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời. Nhưng người chiến sĩ chấp nhận thử thách như một tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo. Với tinh thần chấp nhận thử thách, họ hết sức bình thản: chưa cần rửa, chưa cần thay. Cái cách phì phèo châm điếu thuốc và nhìn nhau mặt lấm cười ha ha thì sự bình thản đã đạt đến mức vô tư lự một cách thật trẻ trung! Cái thái độ phớt tỉnh…lái trăm cây số nữa – Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi cũng rất trẻ trung. Quả là tiếng thơ, lời thơ của một thế hệ trẻ tuổi. Khi viết bài này nhà thơ chưa đến độ tuổi ba mươi ấy đã thực sự khơi một nguồn cảm xúc trẻ trung, tinh nghịch cho thơ cách mạng, kháng chiến

Không có kính ừ thì có bụi

…Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Không có kính ừ thì ướt áo

…Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

+Những người lính lái xe còn là những chàng trai trẻ sôi nổi, vui nhộn, lạc quan: Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi gợi lên cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Những người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè, và cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Họ có thể chào nhau, bắt tay nhau mà không có gì phải hổ thẹn, ngại ngùng. Câu thơ: Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới cũng đầy ý tứ sâu xa: những người gặp nhau trên đường đi tới giải phóng miền Nam mới thực sự là bạn bè. Và mặt khác, con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bè bạn.

“ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”

“ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

- Cái gì đã làm nên sức mạnh ở họ để coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan như vậy? Đó chính là ý chí giải phóng miền Nam, là tình yêu nước nồng nhiệt ở tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ ( Chỉ cần trong xe có một trái tim )
 
C

cherrynguyen_298

a.
- “Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến. Đây là một nét vẽ hiện thực mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn trên xe hoặc trên dọc đường đi, giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống.
- Song từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn của kẻ thù tưởng như có thể dùng sức mạnh để huỷ diệt sự sống con người nhưng không! HÌnh ảnh những chiếc võng mắc “chông chênh” trên tuyến đường TS khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng.

 
C

cherrynguyen_298

b.

- Câu thơ tái hiện một cách tinh tế gian khổ mà những người lính lái xe Trường Sơn phải trải qua. Đó là cuộc sống gian khổ, phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn ngay trên xe giữa những làn mưa bom của giặc đang ngày đêm trút xuống nhằm huỷ diệt sự sống.
- Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm. Song trong hoàn cảnh của bài thơ, từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính như ngạo nghễ, thách thức kẻ thù.
- Họ luôn có tư thế tiến về phía trước. Điệp từ “lại đi” tái hiện vòng bánh xe lăn tiến lên phía trước, rộng hơn là đoàn xe vận tải lao nhanh ra mặt trận bỏ lại đằng sau tất cả đạn bom u ám để đến với bầu trời xanh phía trước.
- Bầu trời xanh là hình ảnh tượng trưng cho hoà bình, cho cuộc sống tươi đẹp. Với hình ảnh này, ta thấy được niềm lạc quan, niềm tin bất diệt của người lính vào chiến thắng. Phải chăng đó là sức mạnh lớn lao để đoàn xe lăn bánh tới đích?
 
T

thanhtukawai

Cảm ơn các bạn nhiều, các bạn có thể giúp minh mấy câu này nữa không? vẫn là bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" nhé:
Câu 1:
a) Từ "trái tim" trong câu thơ cuối cùng được dùng với nghĩa như thế nào?
b) Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6-8 câu, phân tích hình ảnh người lính lái xe.
Câu 2: Khi phân tích bài thơ, bạn em đã nêu được một nhận xét:
" Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của người lính qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ khốc liệt ấy, bài thơ còn là lời khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ."

a)Câu văn trên chứa đựng đề tài gì?
b) Triển khai một ý trong đề tài thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 
C

cherrynguyen_298

Câu 1:
a) Từ "trái tim" trong câu thơ cuối cùng được dùng với nghĩa như thế nào?
b) Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6-8 câu, phân tích hình ảnh người lính lái xe.
a. Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển:
- Chỉ người lính lái xe
- Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
b.
Hai câu cuối của “bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn :
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ chỉ người lính lái xe, chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất Tổ quốc. Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.

ST.
 
C

cherrynguyen_298

Câu 2: Khi phân tích bài thơ, bạn em đã nêu được một nhận xét:
" Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của người lính qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ khốc liệt ấy, bài thơ còn là lời khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ."

a)Câu văn trên chứa đựng đề tài gì?
b) Triển khai một ý trong đề tài thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

Gợi ý:
a.Đề tài:
- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những ch iếc xe không kính.
- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
a. Triển khai đề tài 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe (theo các ý sau)
- Tư thế hiên ngang, bình tĩnh (khi xe mất đi những hệ số an toàn)
- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động.
- Lạc quan, vui vẻ, trẻ trung
- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vì Miền Nam phía trước

st
 
Top Bottom