[Ngữ Văn 9] Ánh trăng

G

ghgh2323

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1
Có bạn chép khổ cuối bài thơ "Ánh trăng" như sau:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
vầng trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình"
Bạn đã chép sai chỗ nào ? Lỗi chép sai đó làm ảnh hưởng gì đến ý nghĩa bài thơ ?

Câu 2:
Về bài thơ đã nêu ở câu một có nhận xét:
"Ánh trăng" của Nguyễn Duy là bài thơ mang tính tự sự và giàu chất triết lí. Hãy làm rõ nội dung trên bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu có sử dụng ít nhất một câu ghép chính phụ.
 
C

cunbongloves_028

1. Sai ở câu "Vầng trăng im phăng phắc"
Chữa thành : "Ánh trăng im phăng phắc"
Mk nghĩ lỗi sai đó làm giảm đi chất trữ tình của bài thơ. không những vậy, từ "ánh trăng" chỉ ánh sáng thánh thiện và thuận thục, nếu thay đổi nó làm giảm đi cái hay riêng của nó

2.
Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy là bài thơ mang tính tự sự và giàu triết lí. thật vậy, cả bài thơ là một câu chuyện được tác giả kể lại có quá khứ, có hiện tại. Ánh trăng là một hình ảnh quá quen thuộc với tất cả mọi người, không ngoại trừ nhân vật trữ tình. Ngay từ khi còn nhỏ, có lẽ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nhân vật trữ tình đã quá quen thuộc với vầng trăng hiền dịu này. sự gắn bó khăng khít với trăng, xem trăng như một người bạn tình nghĩa là cả một kí ức đẹp, ngỡ sẽ chẳng bao giờ quên. Nhưng từ hồi về thành phố, với sự thay đổi của xã hội mới, công nghiệp mới, sự hiện diện của ánh điện, của gương, những tòa nhà cao tầng, nhân vật trữ tình vô tình quên đi vầng trăng năm xưa.Thế nhưng sự tái ngộ bất chợt khiến nv trữ tình thấy được khuyết điểm của mình. Trăng thì vẫn vậy, vẫn tròn vành vạch, vẫn hiền dịu như xưa nhưng lòng người đã thay đổi, sự im lặng đó của trăng đã thức giác lương tri của người. Ánh trăng đã nhắc nhở mọi người :"Uống nước nhớ nguồn" đừng để mất đi những hồi ức đẹp.
 
Top Bottom