1) hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách
2)ai giúp mình lập dàn ý của bài văn 4 đề trong bài cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống trang 22/sgk ngữ văn 9
Sách là một nguồn tri thức vô tận của nhân loại, là một thế giới đầy mê hoặc mà con người luôn khát khao khám phá. Nó giúp ích không nhỏ trong việc mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống… Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển; mạng thông tin bao phủ toàn cầu, con người nhanh chóng chiếm lĩnh đỉnh cao công nghệ với các loại hình văn hóa nghe, nhìn khác nhau. Chính vì thế, vấn đề đọc sách hay nói rộng hơn là văn hóa đọc càng cần phải được quan tâm đúng mức.
Có lẽ, ai cũng ý thức rõ nhịp sống nhanh chính là biểu hiện của tính năng động, nhạy bén của giới trẻ ngày nay nhưng sự phát triển về lượng chỉ thực sự tồn tại một cách bền vững khi song hành với chất. Vấn đề đặt ra hiện nay là các bạn trẻ dường như dễ chấp nhận những giai điệu đơn giản của các bản nhạc viết vội, những cuốn sách nghèo nàn về thông tin, vụng về trong biên tập... Họ chẳng mấy khi dừng lại ở những trang viết đầy tính nhân văn về cách đối nhân xử thế, về một thân phận đáng thương hay những cuốn sách kinh điển, những tuyển tập lịch sử hào hùng của các dân tộc... để biết được trách nhiệm, bổn phận của mình. Dần dần người trẻ có một tâm lý “lười đọc” những gì buộc họ phải tư duy, động não. Và, hậu quả chúng có thể làm thô ráp đi những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ.
Sách là kết quả của lao động trí tuệ. Không ít cuốn sách phải trải qua hàng mấy chục năm thai nghén sau đó mới xuất bản – bởi nó gắn liền với công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà văn hay dịch giả. Chính vì vậy, sách có sức mạnh vượt không gian và thời gian để đến với độc giả muôn thế hệ. Trong mạch nguồn dòng chảy của văn hóa, sách trở thành tài sản quý giá có giá trị lưu giữ, bảo tồn cả kho tàng tri thức to lớn của nhân loại trên tất cả mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Ta không thể hình dung nổi một nền văn minh mà thiếu đi dóng dáng những cuốn sách.
Macxim Gorki rất có lý khi cho rằng “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” - Ấy là chân trời của tri thức, của hiểu biết, của khát vọng và cao hơn là cả tầm văn hóa. Sách cung cấp những hiểu biết của người đi trước về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ, về trái đất, về mặt trời và vô vàn những điều kì thú khác. Thật thú vị biết bao khi mở ra một cuốn sách ta nhận biết được phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc sắc ở một xứ sở cách xa ta hàng vặn dặm. Trong mỗi trang sách còn có biết bao tâm tư, tình cảm, bao ý nghĩ, khát vọng của con người để xây dựng cuộc sống, xây dựng tương lai. Sách giúp chúng ta tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã từng viết “Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như muốn biết con người Việt Nam trong thời đại ngày nay đang buồn vui, đau khổ, lo lắng và hi vọng ra sao thì rất cần đọc thơ văn Việt Nam”.
Chính vì vậy, cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách mà đọc, biết học hỏi và làm theo những điều tốt đẹp trong sách. Việc đọc sách phù hợp với độ tuổi, trình độ, cấp học…là rất cần thiết…Không ít những trường hợp độc giả ít có sự chọn lọc khi mua sách, đọc sách dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Việc đọc quá nhiều tiểu thuyết kiếm hiệp; tiểu thuyết tình cảm quá ủy mị; hay đọc những cuốn sách không phù hợp độ tuổi – gây ra sự mất cân bằng tâm lý…. Với tốc độ sống gấp gáp và việc cuốn theo những thú vui của cuộc sống, dễ dàng hơn so với việc đọc một cuốn sách. Nhiều bạn lại cho rằng các bạn có đọc nhưng truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm dễ cuốn hút so với việc cảm nhận một tác phẩm văn học hay một cuốn sách khoa học mang nặng tính phân tích tư duy có giá trị. Trong quá trình học tập và làm việc, chúng ta phải đọc sách và phải biết cách đọc để tiếp thu có hiệu quả những tri thức và kinh nghiệm của người đi trước. Ngày nay, không phải là không có những bạn trẻ yêu sách, không thiếu các bạn trẻ đi tìm giá trị đích thực của những cuốn sách với niềm say mê thích thú và ham muốn được học hỏi từ những cuốn sách mà các bạn đã đọc. Mỗi cuốn sách như một kho tàng tri thức nó chứa đựng những tinh túy của cuộc sống nếu chúng ta biết cảm nhận nghiền ngẫm một cách sâu sắc sau khi đọc xong một cuốn sách.
“Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả của nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn nhằm phát hiện thế giới mới” (Chu Quang Tiềm).