Ngữ văn 8

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Thuyết minh về đoạn trích Tức nước vỡ bờ và tác giả Ngô Tất Tố
I. Mở bài thuyết minh về đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố (1893-1954), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh nay thuộc Đông Anh- hà Nội. ông xuất thân từ một nhà nho gốc nông dân. Từ nhỏ, ngô tất tố được hưởng nền giáo dục nho học, ông là một học giả với nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị. ông là một nhà báo, nhiều bài của ông mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu.Ông đã viết gần 1500 bài cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh như: lộc hà, bắc hà, tân thôn dân…

II. Thân bài thuyết minh về đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Ông không những là một nhà báo mà còn là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. sau cách mạng, ông tận tụy trong công tác tuyên truyền,văn nghệ phục vụ kháng chiến chống pháp. Ngô Tất tố được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. các tác phẩm chính của ông: Tắt đèn (1939), lều chõng (1940), các phóng sự tập án cái đình (1939), việc làng (1940).
Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm Tắt đèn, in trong chương XVIII của tác phẩm. mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu khi anh vừa được trả về và đang “ốm rề ốm rệt”. tưởng đã chết đêm hôm qua giờ mới tỉnh, nếu mà bị chúng đánh trói lần nữa chác khó bảo toàn được tính mạng. chon nên đối với chị Dâu lúc này là làm Cách nào để bảo vệ chồng mình trước tình thế nguy ngập ấy.
Trong khi “chị Dậu vừ rón rén bưng bát cháo lên cho anh dậu”, đang hồi hộp chờ xem chồng
mình có ăn ngon miêng không thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào”. Ban đầu , chị dậu cố van xin tha thiết, nhưng tên cai lệ không nhe chị lấy nửa lời mà đáp lại chị bằng một cái bịnh vào ngực và cứ xông vào phía anh Dậu đánh thì chị Dậu đã liều mình cự lại. thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ nhưng đén khi tên cai lệ tát chị một cái đánh bốp và cứ lao vào chồng chị đánh thì chị đã chuyển sang đấu lục với bọn chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn chi đã quật ngã được hai tên tay sai.
Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” là đoạn trích hay, tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố, trước tiên là khắc họa thành công và rõ nét hai nhân vật là chị Dậu và tên cai lệ. đoạn trích có ngòi bút miêu tả sống động, linh hoạt cảnh chị dậu đánh nhau với hai tên tay sai. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc, đó là lời ăn tiếng nói bình dị, sinh đọng của đời sống hằng ngày .
Ngô tất tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán tại việt nam với tác phẩm Tắt đèn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thự sâu sắc viết về nông thôn việt man đương thồi. đắc biệt,nhân vật chị Dậu là nhân vật điển hình của người phụ nữ nông thôn. Có thể nói đoạn trính ‘tức nước vở bờ’ là đoạng trích hay nhất trong tác phẩm.
#net hay hì like
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Thuyết minh về đoạn trích Tức nước vỡ bờ và tác giả Ngô Tất Tố
"Ngô Tất Tố (1894-1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Ngô Tất Tố sinh năm 1893 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị"

Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” là đoạn trích hay, tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố, Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.
 
Top Bottom