Bạn tham khảo nhé
I GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
II – Để có độ “mở” tạo cơ hội cho người viết trình bày những cảm nhận riêng của bản thân xoay quanh nạn phá rừng. Song ở đây không gò bó người viết đi theo những trình tự lập luận quen thuộc.
Cần chú ý một số điểm sau:
1. Từ lời giới thiệu hấp dẫn, có tính giáo dục cao trong phòng triển lãm ở rừng quốc gia Cúc Phương, người viết cần khẳng định: “Kẻ thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người:
+ Con người không hiểu biết…
+ Con người vô trách nhiệm…
+ Con người hám lợi…
+ Con người coi thường pháp luật…
v.v…
– Con người (dù trực tiếp hay gián tiếp) chính là kẻ thù gây tội ác cho rừng xanh.
2. Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu, khiến mỗi người còn “đọc” được bao điều hệ trọng khác.
– Soi vào gương ta nhìn thấu suốt, ta nghe vọng về tiếng rừng xanh kêu cứu. Hiện trạng diện tích rừng bị thu hẹp một cách báo động (dẫn chứng bằng số liệu cụ thể – so sánh sự tàn phá mỗi ngày một tăng cả ờ trong nước và trên thế giới)
– Soi vào gương ta thấy hậu quả của thảm hoạ phá rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đời sống sản xuất, sức khoẻ con người, an ninh xã hội… (bão lũ, sự nóng lên của trái đất v,v…).
– Soi vào gương ta ngẫm lại mình, có làm điều gì gây hại cho rừng không?
– Soi vào gương ta thấy mình đáng yêu, đáng sống lắm chứ. Vậy hà cớ gì ta lại “đào mồ” để chôn ta (chặt phá rừng – huỷ diệt lá phổi của sự sống…)
– Soi vào gương ta thấy trách nhiệm bảo vệ rừng không phải của riêng mà của tất cả chúng ta.
– Đề ra những giải pháp ngăn cấm nạn phá rừng…
3. Khẳng định sống hoà hợp với thiên nhiên – là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay.
* Lưu ý: Bố cục, luận điểm rõ ràng, có thể kết hợp kể, tả, biểu cảm khéo léo hợp lí … Không biến bài văn thành bản báo cáo thống kê, hay bài tuyên truyền chỉ thị khô khan…
Nguồn: Sưu tầm