ngữ văn 8

H

hothinhuthao

Đây là câu chuyện::D
Một hôm thầy giáo của chúng tôi bảo mỗi người mang theo một bao khoai tây vào lớp. Thầy dặn chúng tôi ghi tên những người mà cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa tha thứ được lên các củ khoai, mỗi người tương xứng với một củ. Khi cho khoai vào bao, chúng tôi nhận thấy một số bao rất nặng nề.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi mang bao này theo mình trong vòng một tuần. Khi thì đặt nó bên cạnh giường ngủ, trên ghế xe hơi lúc lái xe, khi thì đặt bên bàn làm việc. Sự phiền toái vì lúc nào cũng có một bao khoai kè kè bên mình đã giúp chúng tôi nhận thấy gánh nặng tinh thần to lớn mà mình đang phải mang theo. Hơn nữa, chúng tôi còn phải luôn để mắt đến nó để không bỏ quên và cứ phải đặt nó ở những nơi thật dễ thấy khiến cho chúng tôi bị bẽ mặt. Dĩ nhiên sau một thời gian những củ khoai tây trong bao dần dần bị hư thối hoàn toàn.
Thấy đã muốn chỉ cho chúng tôi thấy cái giá mà chúng ta phải trả khi luôn cất giữ bên mình những nỗi giận hờn, phiền muộn và bi quan. Chúng ta thường nghĩ rằng sự tha thứ là một món quà ta dành cho người khác, nhưng thực chất đó chính là món quà dành cho bản thân chúng ta.

Từ đó về sau, mỗi khi cương quyết không tha thứ cho một ai, chúng tôi luôn nhớ đến bài học này của thầy và tự hỏi liệu túi khoai tây thối của chúng tôi đã đủ nặng hay chưa.
 
H

hothinhuthao

Câu chuyện ngắn gọn, xúc tích. Hãy tha thứ lỗi lầm của những người xung quanh. Biết đâu trong "túi khoai tây" của 1 người nào đó có tên mình. Vậy thì phải sống sao cho đừng có tên mình trong túi khoai tây của bất kì người nào. Đó là ý nghĩa chính của bài văn.
 
N

nguyenhanh0000a@gmail.com

bao

o=>o=>CHIẾC BAO GIẬN HỜN


Ngày hôm qua của hơn một tháng trước, đi học, chẳng ai vui vẻ gì bởi đống bài tập nào lượng giác, nào đồ thị, nào tiếp tuyến, nào cos sin…bủa vây. Chao ơi! Được thêm ông thầy yêu học sinh đến mức nhăm nhe con mắt với bất kì “anh chị nào không hoàn thành nhiệm vụ”. Ma nào cũng ngán ông thầy hắc ám ấy. Nhưng hôm nay khác thầy im lặng một cách kì lạ nhìn lũ học trò vác khoai tây đến lớp?!

Chả là sau buổi học lần trước, không ai biết trong lớp xảy ra chuyện gì, mặt thầy buồn buồn không thèm quát mắng, lũ học trò rì rầm to nhỏ và được dặn ngày mai đi học mỗi người phải mang đến lớp mấy…củ khoai tây bằng được.

Lũ học trò ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu giờ học toán có liên quan gì đến …khoai tây, phải chăng thầy muốn học trò bị ném khoai tây vào người biết đâu có thể có những khám phá cỡ bự giống…Niu-tơn. Thế nhưng lũ học trò chúng tôi vẫn làm theo ý thầy, một phần vì sợ bị phạt, một phần vì tò mò.

Ngày mai đứa nào đứa nấy háo hức tranh nhau khoe những củ khoai tây to tròn bóng bẩy, và hồi hộp chờ thầy đến.

Thường ngày và lúc nào thầy bước vào là cái không khí căng ra như dây đàn, lần này cũng vậy nhưng kèm theo sự hồi hộp.

Hôm nay thầy gạt bỏ tất cả những hàm số, lượng giác cos sin, những tiếp tuyến, những hình khối …kì dị khô khan và chằng chịt ra khỏi tấm bảng, thay vào đó thầy đứng trầm tư và thầy chuyển qua dạy…văn với những câu truyện cười ra nước mắt nhưng đậm tính nhân văn. Chúng tôi cứ tròn mắt bởi chúng tôi không nghĩ thầy giỏi văn đến thế.

Đến cuối cùng mấy củ khoai tây đã có chỗ, thầy muốn thấy những củ khoai tây mà học trò mang lên và những lời nói hôm ấy của thầy hằn in mãi trong tâm trí những học trò chúng tôi:

-Các em đã bao giờ giận một ai đó chưa, có thể là giận một lát, giận lâu và cũng có thể không bao giờ tha thứ chưa?

Cả lớp đồng loạt rộ lên bởi đứa nào mày chẳng giận ai đó, có nhiều đứa vừa giận vừa hận có thể những lỗi lầm ấy sẽ không bao giờ được tha thứ.

-Các em hãy làm như thế này, các em hãy ghi tên những người mình vẫn chưa tha thứ được, mỗi người tương xứng với một củ.

Chúng tôi răn rắp làm theo và khi cho khoai vào túi, chúng tôi dường như cũng bất ngờ khi nhận ra một số bao rất nặng nề.

-Các em hãy mang theo cái bao khoai của mình một tuần, hãy mang theo nó trong tất cả các hoạt động của các em, tôi mong là các em sẽ nhận ra điều gì đó.

Chúng tôi làm theo những gì thầy nói nhưng ngay giây phút đầu tiên vác túi khoai ra khỏi lớp chúng tôi đã nhận ra những điều phiền toái mà bao khoai tây ấy mang lại. Riêng phần tôi tôi thấy thật sự rất sợ hãi, vì tôi đi học bằng xe buýt và đó là ác mộng với tôi. Tôi đi tuyến số 4, xe buýt ở BMT ko như ở các thành phố khác, người thì đông nhưng xe lại rất ít nên ai cũng muốn có một chỗ đứng trên xe để về sớm, và tôi những ngày trước tôi đã rất vất vả mới có thể chen chân lên xe lần này với cả cái túi khoai tôi đã chiếm 2 chỗ trên cái xe chật chội này. Và đương nhiên tôi nghe đc những tiếng chửi rủa, thậm chí văng tục để rủa tôi. Và tôi vừa vã mồ hôi vừa cố giữ túi khoai của mình. Không những thế lúc nào tôi cũng phải kè kè túi khoai ấy với sức nặng tinh thần đè nặng vì chúng tôi phải tim cách ngụy trang hay tìm một chỗ kín đáo để những người khác ko nhận ra chúng, tôi có sức khỏe cũng tốt chỉ thỉnh thoảng lăn ra ốm xách 7,8 củ khoai tây đi lang thang trên con đường đi học thêm về, mệt mỏi và ngại ngùng vì những ánh mắt cho tôi thấy tôi đích thực là…một con khùng .

Và có lẽ ai trong lớp tôi đều vướng vào những rắc rối như tôi, có lẽ còn oái oăm hơn cả tôi, nhưng ko ai nói ra vì ngại.

Và một ngày kia khi ngủ tôi cảm thấy mình ngửi thấy cái mùi gì đó khó ngửi khinh khủng tôi lục tung căn phòng để tìm ra cái mùi đáng ghét ấy, và rồi tôi cũng tìm ra-là cái túi khoai tây. Theo thời gian chúng thối rữa ra trong bao.

Hôm sau chúng tôi tới lớp hầu hết đều bỏ những thứ vướng víu ấy đi đến lớp với một tinh thần thoải mái, thầy nhìn chúng tôi cười hiền:

-Các em đã thấy những gì trong một tuần qua, có phải là sự rắc rối phiền toái, đó chính là cái giá mà các em phải trả cho những người luôn cất giữ những muộn phiền, giận hờn bên mình. Mọi người thường nghĩ rằng sự tha thứ là món quà ta tặng cho người khác những sự thật thì đó là món quà dành tặng cho chính bản thân chúng ta. Nên từ sau các em hãy cân nhắc mỗi khi cương quyết không tha thứ cho ai, hãy nhớ những của khoai tây thối đã đủ nặng chưa?

Thầy kể cho chúng tôi biết đó là câu chuyện mà thầy vô tình đọc được trên mạng mang tên “Chiếc bao giận hờn” * và thầy muốn dạy bảo chúng tôi. Và đến tận bây giờ chúng tôi ko biết có còn lí do nào nữa không. Nhưng điều thầy dạy sẽ theo chúng tôi mãi mãi. Cám ơn thầy
 
Q

qualyroyal

Tức chính là nêu cảm xúc thật sự của em, em hiểu gì thì viết đó. Cảm xúc mỗi người đâu phải ai cũng giống nhau, có thể em còn chập chững khi vào đề, hoặc có thể em cần những cái đánh giá khách quan của người khác. Nhưng hyaxy cảm nhận câu chuyệ đó bằng cả cảm xúc của mình, kết thúc câu chuyệ để lại cho ta cái ám ảnh và ngỡ ngàng 1 chút vì lời nói quá hay và quá chuẩn của người thầy, đồng thời khín ta nhậ. Ra chính bản thân mìnb ở những cô, cậu học trò đó, ta rút ra được kinh nghiệm , bài học cho bản thân , ta loại bỏ những điều phiền phức và không đáng có trong cuộc sống
 
L

leemin_28

Gần như hai câu trả lời ở trên của 2 bạn đã thâu tóm được gần như trọn vẹn nội dung của câu chuyện ấy! Anh chỉ góp ý một số sau thôi nhé!
Đây thuộc dạng bài nghị luận nên em nên bám sát vào dàn bài nghị luận nhé!
Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề (thâu tóm ý nghĩa trong 1 câu để chuyển sang đoạn thân bài)
- Đi đến luận điểm một cách linh hoạt
Thân bài:
- Tóm tắt được nội dung của bài
- Nêu ra nội dung bài (tiêu đề, ý nghĩa,...)
- Ngày nay.....=> phản bác ở thực tại về vấn đề
- Chính vì vậy mà mỗi con người chúng ta phải biết sống khoan dung, thứ tha cho những lỗi lầm của người khác => sẽ không còn mang nặng trong mình những thù hận, ác cảm => khiến cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
- .........liên hệ thực tế bạn thân
=> Đề bài này gần như theo dạng của bài " Lỗi lầm và sự biết ơn" - SGK lớp 9
Em có thể tham khảo cái dàn bài chi tiết ở đây và lông ghép vào chính bài văn của mình! anh thấy thực sự hữu ích đấy! => CICK
 
Top Bottom