Ngữ Văn 8

T

tpgionhe

+Phân tích tinh thần " thép" của người chiến sĩ HCM qua một tác phẩm mà em đã được học +

Tinh thần thép của Hồ Chí Minh trong bài thơ "Đi Đường"
- Tinh thần của bác được thể hiện qua những lời trong bài thơ. Dù bị đài sang nhà lao khác đường đi rất cực khố khó khắn phải vượt hết núi này sang núi khác rồi lên đến ngọn cao nhất. Nhưng đối với bác khi được đứng trên ngọn núi cao nhất và được nhìn ngắm phong cảnh nước non thì mọi cực khổ khó khắn trong suốt quảng đường đã bị tan biến :)
 
K

khanhvy.hoduong

Nói về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh, nhà văn Hoài Thanh có viết:
"Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ.Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng.Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép".

"Nhật kí trong tù" được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ (từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943).Trong bài "Cảm tưởng đọc Thiên gia thi", Bác nêu quan điểm của mình "Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ cũng phải biết xung phong". Vậy chất thép trong thơ là gì ? Căn cứ vào nội dung thơ Bác, chúng ta hiểu chất thép chính là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan, tin tưởng, là nghị lực lớn lao của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Có điều là chất thép trong thơ Bác có lúc được biểu hiện một cách trực tiếp, có lúc lại diễn tả một cách gián tiếp.Dù ở dạng thức biểu đạt nào, nhưng cách nói của Bác đều thâm trầm, bình dị, thấm thía.

"Nhật kí trong tù" có một số bài khẳng định dũng khí của người chiến sĩ: "Đề từ", "Bốn tháng rồi", "Nghe tiếng giã gạo"...
"Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao".

Không cao đàm khoát luận. Là trang nhật kí, viết để đối thoại với mình, vần thơ mang tính "hướng nội", lòng tự nhủ lòng, tự an ủi động viên mình trong những tháng ngày "ác mộng". "Tinh thần ở ngoài lao", "kiên trì và nhẫn nại", "không chịu lùi...", "không nao núng...", là chất thép, là ý chí kiên cường, là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vĩ đại.

"Nhật kí trong tù" có rất nhiều bài thơ trữ tình không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề "nói chuyện thép" và "lên giọng thép", ấy thế nhưng "chất thép" lại ẩn chứa sau từng vần thơ, từng hình ảnh, từng câu chữ, hay đằng sau những nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai.
Trong tù, chân tay bị cùm trói, muỗi rệp, đói rét, "ghẻ lở mọc đầy thân", mà tù nhân vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua cửa ngục, vẫn làm thơ, và "Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu". Đó là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình lại ví: "Rồng cuốn vòng quanh chân với tay - Trông như quan võ quấn tua vai". Mỗi bước chân đi, tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, bất chợt nảy ra so sánh thú vị: "Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung". Cái nhìn ấy, nụ cười hóm hỉnh ấy được hiện ra trong cảnh địa ngục trần gian thì chính đó là chất thép của một con người mà "uy vũ bất năng khuất". Có nhiều bài thơ ghi lại cảnh chuyển lao. Có hành trình "Năm mươi ba cây số một ngày - áo mũ đầm mưa rách hết giày".Có cảnh bị giải đi "Hôm nay xiềng sắt thay dây trói". Có chặng đường khổ ải: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi - Rét như dùi nhọn chích cành cây". Đó là những gian khổ mà Bác đã nếm trải trên con đường lưu đày. Đó cũng là chất thép.Một nội lực ghê gớm, một bản lĩnh phi thường, một tinh thần bất khuất lạc quan mới có thể làm nên chất thép ấy.
Chất thép trong "Nhật kí trong tù" có khi thể hiện trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảnh khắc "tự do". Một tâm hồn chan hòa với thên nhiên, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh.


Nguồn: Violet
 
K

khanhlinh2018

Nói về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh, nhà văn Hoài Thanh có viết:
"Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ.Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng.Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép".

"Nhật kí trong tù" được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ (từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943).Trong bài "Cảm tưởng đọc Thiên gia thi", Bác nêu quan điểm của mình "Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ cũng phải biết xung phong". Vậy chất thép trong thơ là gì ? Căn cứ vào nội dung thơ Bác, chúng ta hiểu chất thép chính là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan, tin tưởng, là nghị lực lớn lao của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Có điều là chất thép trong thơ Bác có lúc được biểu hiện một cách trực tiếp, có lúc lại diễn tả một cách gián tiếp.Dù ở dạng thức biểu đạt nào, nhưng cách nói của Bác đều thâm trầm, bình dị, thấm thía.

"Nhật kí trong tù" có một số bài khẳng định dũng khí của người chiến sĩ: "Đề từ", "Bốn tháng rồi", "Nghe tiếng giã gạo"...
"Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao".

Không cao đàm khoát luận. Là trang nhật kí, viết để đối thoại với mình, vần thơ mang tính "hướng nội", lòng tự nhủ lòng, tự an ủi động viên mình trong những tháng ngày "ác mộng". "Tinh thần ở ngoài lao", "kiên trì và nhẫn nại", "không chịu lùi...", "không nao núng...", là chất thép, là ý chí kiên cường, là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vĩ đại.

"Nhật kí trong tù" có rất nhiều bài thơ trữ tình không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề "nói chuyện thép" và "lên giọng thép", ấy thế nhưng "chất thép" lại ẩn chứa sau từng vần thơ, từng hình ảnh, từng câu chữ, hay đằng sau những nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai.
Trong tù, chân tay bị cùm trói, muỗi rệp, đói rét, "ghẻ lở mọc đầy thân", mà tù nhân vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua cửa ngục, vẫn làm thơ, và "Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu". Đó là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình lại ví: "Rồng cuốn vòng quanh chân với tay - Trông như quan võ quấn tua vai". Mỗi bước chân đi, tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, bất chợt nảy ra so sánh thú vị: "Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung". Cái nhìn ấy, nụ cười hóm hỉnh ấy được hiện ra trong cảnh địa ngục trần gian thì chính đó là chất thép của một con người mà "uy vũ bất năng khuất". Có nhiều bài thơ ghi lại cảnh chuyển lao. Có hành trình "Năm mươi ba cây số một ngày - áo mũ đầm mưa rách hết giày".Có cảnh bị giải đi "Hôm nay xiềng sắt thay dây trói". Có chặng đường khổ ải: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi - Rét như dùi nhọn chích cành cây". Đó là những gian khổ mà Bác đã nếm trải trên con đường lưu đày. Đó cũng là chất thép.Một nội lực ghê gớm, một bản lĩnh phi thường, một tinh thần bất khuất lạc quan mới có thể làm nên chất thép ấy.
Chất thép trong "Nhật kí trong tù" có khi thể hiện trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảnh khắc "tự do". Một tâm hồn chan hòa với thên nhiên, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh.


Nguồn: Violet

Hồ Chí ngắm trăng trong một hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người. Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù – chiến sĩ – thi sĩ. Nhà tù – song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần “thép”, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh.
Nguồn: google
 
Top Bottom