Ngữ văn 8

J

jung_ri_hyo_99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm giúp mình bài này nha mọi người , mai mình cần rồi .
1.Phân tích hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 qua đoạn trích " Tứ nước vỡ bờ " ( Tắt đèn _ Ngô Tất Tố ) và " Lão Hạc " ( Nam Cao )
2.Dựa vào đoạn trích " Tôi đi học " ( Thanh Tịnh ) trong sách giáo khoa " Ngữ văn 8 ",tập một,hãy viết một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm theo chủ đề : " Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học ".
 
J

jung_ri_hyo_99

Các bạn ơi,làm giùm mình đi,mình đang cần mà . Các bạn giúp mình đi .
 
P

pro0o

Đề 1: Bạn phân tích như thế này :

1. Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của người nông dân VN trước cách mạng T8.

1.1 Phân tích nỗi khổ của Lão hạc (chỉ ra: nhà nghèo, con đi cao su, không có tiền cưới vợ cho con, phải bán con chó vàng...)
1.2 Nỗi khổ của chị Dậu (sưu thuế, bán con, đi làm thuê, chịu nhiều tầng áp bức...)

2. Vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân VN trước CM:

2.1 Lão Hạc: tự trọng (không ăn vào tiền của con, lừa dối con chó mà đau khổ, hối hận, bị người đời nghi ngờ lòng tự trọng, khi chết mới sáng rõ...), yêu con (dành tiền cưới cho con...)
2.2 Chị Dậu (chân chất, thương chồng, thương con, tự trọng cao)

Khi kết luận bạn nêu cảm nghĩ về người nông dân tuy nghèo khổ (do xã hội, do hoàn cảnh...) nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp.


Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai . Còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
Tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.
Nguồn: net
 
P

pink_bunny

Đề 2:

- Đã lâu lắm rồi kể từ cái ngày đầu tiên bước từng bước vào cổng trường cấp 1 đến bây giờ tôi mới vô tình tìm thấy chiếc cặp vốn cũ kĩ trong hộc tủ. Cầm nó trên tay tôi không khỏi bồi hồi khi nhớ về kí ức năm xưa, tất cả hiện ra rõ ràng như vừa mới hôm qua. Đó là 1 kỉ niệm buồn nhưng cũng thật buồn cười khi tôi vào ngồi nhầm lớp. Nghĩ lại tôi cười lên như 1 đứa trẻ vậy.
- Diễn biến hôm đó:
+ Thời gian, địa điểm
+ Khi nghe thông báo của thầy cô trên loa do mới đi học lần đầu nên tâm lí vẫn ngỡ ngàng, rụt rè không chú ý lắng nghe, chỉ nhìn xung quang 1 cách vô thức. Đến lúc mẹ nhắc lại quên mất => Ngồi nhầm lớp
+ Cô giáo gọi điểm tên thì không thấy tên mình song vẫn bỏ qua
+ Khi phát biểu bài giảng cô hỏi mới vỡ lẽ là mình không phải học sinh của lớp
+ Tâm trạng của bản thân: lo sợ xấu hổ
+ Sau đó vấn đề được giải quyết : cuối cùng tôi về lại đúng lớp của mình.
+ Câu chuyện trở thành kỉ niệm
- Cảm xúc hiện tại.
 
Top Bottom