[Ngữ văn 8] viết đoạn văn

B

bangnhi_246

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.cho các luận điểm sau hãy chọn 1 luận điểm và xác định luận cứ để triển khai thành đoạn văn chứng minh:
-Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi.
-Bác Hồ rất yêu cây cối.
-Nói dối rất có hại cho bản thân.
-Cây xanh rất có ích cho con người.
2.''Dế mèn là 1 người bạn tốt, luôn quan tâm tới bạn".Dưới đây là những luận cứ mà 1 bạn học sinh đã chọn để triển khai cho luận điểm trên.Em thấy có cần bổ sung gì không?
-sau cái chết đau thương của Dế Choắt, Mèn nhận ra thói xấu của mình và quyết chí tu dưỡng trở thành người sống chân tình với bạn, bênh vực kẻ yếu, trọng lẽ phải và sựu công bằng.
-Mèn cứu Dễ Chũi thoát khỏi bàn tay bọn bọ Muỗm.
-Tại sứ Ếch nhái, mèn đã cõng dế Chúi qua sông thoát khỏi Săn sắt cá ngão và cá chuối.
-Từ chối chức thủ lĩnh tổng châu chấu vì bạn.
-khi dế chũi bị bọn châu chấu vio bắt giam mèn đã đi tìm k quản gian truân
 
N

ngocsangnam12

*Bác Hồ yêu thiếu nhi:
Sinh thời, Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi. Người luôn dành tình cảm quan tâm đặc biết đối với thế hệ trẻ. Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng chính là những quan điểm, phương hướng mà Đảng, Nhà nước ta đã và sẽ tiếp tục lấy đó làm phương châm để giao dục, rèn luyện thế hệ măng non của đất nước. Nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2011), Tháng “Hành động vì trẻ em” (15/5/2011-15/6/2011), và ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, chúng ta cùng tìm hiểu những tình cảm của Bác Hồ dành cho các em thiếu niên, nhi đồng qua những lá thư Người gởi đến thiếu nhi khi Người còn sống.
Mở đầu lá thư cho nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 1951, Bác Hồ viết:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng”.

Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc vào ngày 25/8/1950, Bác đã viết: “Cần làm cho chúng (trẻ em) biết yêu tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, sinh động trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả … bởi vì “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.

Trẻ em cần có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, biết yêu thiên nhiên, yêu loài vật; biết kính yêu và tôn trọng mọi người thân quanh mình như cha mẹ, ông bà, bà con làng xóm và biết yêu Tổ quốc; biết nhận ra và có thái độ yêu ghét đúng đắn với những hiện tượng tốt, xấu quanh mình…

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong 5/1961, Bác đã gửi thư cho thiếu niên nhi đồng.Trân trọng tình cảm yếu quý của Bác Hồ, thiếu niên nhi đồng cả nước đón nhận 5 lời dạy thiêng liêng của Người như là mục tiêu phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng:”Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh”.

Hết lòng yêu thương và ân cần dạy bảo thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ rất tin tưởng và luôn xác định rõ trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9/1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”

Vào Tết trung thu năm 1952, Bác đã gửi cho các em thiếu nhi những câu thơ nhắn nhủ, dạy bảo thật ân cần:
“Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình…
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.”

Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Bác đã viết:
“Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiêm trì, bền bỉ…. Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.

Trước lúc người đi xa, cũng nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/1969, Bác đã có lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong di chúc của mình, Người khẳng định:”…Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Tình yêu thương của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ, đối với thiếu niên, nhi đồng đã, đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ bước vào đời, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn.

Ngày nay, thiếu niên, nhi đồng nước ta được Đảng, nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, thể hiện qua các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và chương trình, kế hoạch hoạt động của chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, chủ đề năm 2011 đã được Hội đồng nhân dân Thành phố xác định là “Năm vì trẻ em”, đây lại càng có cơ hội lớn để trẻ em được cả xã hội tập trung quan tâm, bồi dưỡng và vun đắp như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Nguồn gồ gồ

*Bác Hồ rất yêu cây cối ở ~> Đây
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

*Nói dối rất có hại cho bản thân.
Nói dối là lời nói sai sự thật, làm cho người nghe hiểu không đúng bản chất của sự việc, là một việc làm rất có hại đối với đời sống con người, khiến người khác có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống. Vì vậy nói đối không chỉ có hại cho người khác mà có hại với chính bản thân người nói ra lời nói dối đó.

Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta thường xuyên nói dối thì chính ta sẽ tự làm mất lòng tin của mọi người, tự hạ uy tín của mình trước tập thể. Khi đó, trong mắt mọi người ta là một kẻ nói láo, lời nói của ta không còn trọng lượng nữa. Nếu rơi vào tình trạng ta sẽ thành người cô đơn trong tập thể.

Câu chuyện về chú bé chăn cừu là bài học đắt giá mà thầy cô và cha mẹ coi là bài học để dạy cho con cái về tác hại của việc nói dối. Chuyện kể rằng có một chú bé chắn cừu rất thích thú với trò lừa gạt mọi người: cậu hét rất to là có chó sói đến khiến mọi người lo lắng bỏ hết việc chạy đến giúp chú. Nhưng đến nơi chẳng thấy chó sói đâu mọi người bực tức ra về. Hôm sau, chợt có chó sói đến thật, câu ta la hét nhưng mọi người chẳng ai đến. Kết cục là đàn cừu của cậu bị xơi sạch! Truyện dân gian Việt Nam cũng có câu chuyện tương tự về một cậu bé tên Ngỗ. Cậu cũng la hét là có chó dại đến khiến mọi người hốt hoảng ùa ra. Về sau, cậu phải nhận cái bi kịch xứng đáng là bị chó dại cắn thật. Lịch sử Trung Quốc cũng có vô vàn câu chuyện về những ông vua mất nước chỉ vì chiều ý mĩ nữ mà gây ra những sự dối trá tai hại. Ngày nay, có nhiều trường hợp nói dối dù có ác ý hay không đều gây những hiểu lầm tai hạn dẫn đến thái độ thiếu thiện ý trong các mối quan hệ giữa người với người. Đặc biệt, gầy đây rộ lên phong trào hưởng ứng “Ngày nói dối Cá tháng tư 1 – 4”. Bản chất của ngày lễ này là tạo ra tiếng cười giúp con người thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhưng lại có người lạm dụng nó mà khiến người khác mất việc, tiêu tốn thời gian, tiền của. Có người cha đang miệt mài làm ở công sở, cô con gái nhấc điện thoại: “Bố ơi, bà ốm nặng!”. Người cha hốt hoảng lao về thì gặp mẹ đang xén cỏ ngoài vườn còn đứa con đang cười ngặt nghẽo nhìn bố. Chưa nói đến cái ý bất hiếu trong lời bịa chuyện “bà ốm nặng” chỉ tính riêng việc người ta phải bỏ dở công việc bộn bề thì đứa con cũng đã đáng tội. Thậm chí, không ai nói trước được điều gì có thể xảy ra với người cha khi ông lái xe về nhà với vận tốc lớn và tâm trạng lo lắng, hốt hoảng như vậy. Sau sự việc ấy, người cha còn có thể yêu quý, tin tưởng con gái mình như trước…?

Trên đây là những câu chuyện để cảnh báo cho chúng ta về tác hại của việc nói dối. Khi xã hội càng phát triển, còn người sẽ có nhiều mánh khóe hơn để cạnh trạnh trong cuộc sống, việc người ta nói dối sẽ càng nhiều và càng tinh vi hơn. Vì vậy việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, cụ thể hơn là việc không nói dối là nhiệm vụ quan trọng của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nói dối sẽ làm sai bản chất của sự việc, trẻ con nói dối sẽ làm người lớn không thể quản lý được con em, dẫn đến một việc sai cứ nối tiếp sai. Trẻ em nói dối một lần thành công thì việc nói dối sẽ thành một thói quen xấu và khi lớn lến đứa bé đó sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển của xã hội, nó có thể làm nhiều việc ảnh hưởng đến người khác

Sau bao sự việc khẳng định tính có hại của việc nói dối, có lẽ chúng ta sẽ thận trọng hơn trong mỗi phát ngôn của mình. Các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh hãy chỉ rõ cho con em mình tác hại của việc nói dối và làm gương cho chúng trong mọi hành động và lời nói của mình.

Nguồn: saigonxe.
 
T

ten_tai_khoan21

Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.

Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.

chung minh bac ho luon yeu thuong thieu nhi



Có biết bao nhiêu câu chuyện nói về Bác và chúng ta cũng không thể nào hết xúc động khi nhắc đến những câu chuyện ấy. Trong truyện cái rễ cây bị đứt Bác đã uốn thành hình tròn để từ đó mọc lên một cái cây lớn hình vòng lên để cho thiếu niên nhi đồng chơi xung quanh cái cây ấy.

Dù cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng Bác không quên yêu thương những thế hệ mầm non tương lai. Người dạy chúng ta rằng “ Người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Bác đang dạy dỗ chúng ta những thế hệ thiếu niên nhi đồng biết lao động vì lao động chính là vinh quang. Người nhỏ thì làm những việc nhỏ để giúp đỡ bố mẹ như quét sân quét nhà.

Tuy Bác đã mất đi những mỗi học sinh chúng ta ngày nào đến lớp trước khi vào lớp cũng đọc to năm điều Bác Hồ dạy. Đó giống như một lời di chúc dạy dỗ những thế hệ trong tương lai mai này tốt hơn. Chẳng phải như thế là Bác yêu thiếu niên nhi đồng hay sao?. Cả một lời thề danh dự của học sinh nữa. Đó là lời thề đem đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Như vậy qua đây ta thấy Người không chỉ là một vị lãnh tụ tài giỏi, một nhà cách mạng tài ba của dân tộc ta mà Người còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc nữa. Mỗi chúng ta không thể nào quên được tình yêu mà Bác đã dành cho những thế hệ mầm non và quyết tâm làm theo lời Bác dạy.


Nguồn Sưu Tầm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom