[Ngữ Văn 8] Viết đoạn văn thuyết minh

S

sad_why

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
2. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của quê hương em
3. Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản(như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,...)
4. Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,...) hoặc một lại cây(như câu chuối, cây na,...)
5. Thuyết minh về một vật nuôi
6. Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,...)

=> Viết đoạn văn nhé các bạn
 
H

hanh7a2002123

Dàn ý để viết đoạn văn
Đề 1:


a) Mở bài.


Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay vật dụng đó.


b) Thân bài.


- Miêu tả hình dáng, màu sắc;


- Giới thiệu các bộ phận của đồ dùng hay vật dụng đó;


- Công dụng của đồ vật;


- Cách sử dụng đồ dùng hay vật dụng đó;


c) Kết bài.


- Mối quan hệ của đồ dùng hay vật dụng đó với người học sinh hay với con người nói chung.


Đề 2:


a) Mở bài.


Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.


b) Thân bài.


- Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?


- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).


- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,…


- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,…).


c) Kết bài.


Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.


Đề 3:


a) Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:


- Giới thệu về các phần các mục của văn bản.


- Công dụng của văn bản.


- Cách làm.


- Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.


b)

Thuyết minh về một thể loại văn học
cần tập trung vào các ý:

- Đặc điểm của thể loại:


+ Về cấu trúc.


+ Về âm thanh.


+ Về nhịp điệu.


+ Số câu, số chữ.


+ Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.





- Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.


Đề 4:


a) Mở bài.


Giới thiệu tên loài hoa hay loài cây mà em yêu thích.


b) Thân bài.


Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của loài cây, loài hoa.


- Hoa (cây) có đặc điểm gì nổi bật: nguồn gốc, thân, lá, hoa, nụ, quả.


- Vai trò, tác dụng của loài hoa hay loài cây đó là gì: làm cảnh, trang trí cho đẹp; làm thuốc; lấy quả,…(nếu dẫn ra được các số liệu cụ thể thì càng tốt).


c) Kết bài.


Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với loài hoa hay loài cây mà mình yêu thích. Cũng có thể nêu ra những bài học về sự thích thú và ích lợi của cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.


Đề 5:


a) Mở bài.


Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh (một loài chim quý, một vật nuôi trong gia đình).


b) Thân bài.


Thuyết minh về đặc điểm, vai trò của loài vật:


- Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, các bộ phận cụ thể của loài vật bằng một giọng văn hớn hở và thích thú.


- Giới thiệu những tập tính của loài vật (cách ăn, ngủ, sinh sản,…).


- Vai trò, công dụng của loài vật đó đối với đời sống con người.


c) Kết bài.


Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó.


Đề 6:


a)Thuyết minh về một sản phẩm cần chú ý làm nổi bật các ý sau:


- Hình dáng, màu sắc của sản phẩm;


- Nguyên liệu tạo nên sản phẩm;


- Cách làm, nơi làm ra sản phẩm đó;


- Các bộ phận, các phần của sản phẩm;


- Công dụng;


- Giá trị văn hoá của sản phẩm;


b) Thuyết minh về một trò chơi, cần tập trung làm rõ các ý:


- Xuất xứ của trò chơi.


- Miêu tả cách chơi:


+ Công đoạn chuẩn bị (ví dụ cách làm diều, các bộ phận của con diều).


+ Khi tiến hành trò chơi.


- Ý nghĩa văn hoá của trò chơi.
~~ Nguồn: Cô giáo tớ cho ghi :v
 
Last edited by a moderator:
L

lethikimthoa52

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại một số trường trung học cơ sở hay đại học; hoặc đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh
Áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc vương miện Tây phương tùy thích.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
 
Top Bottom