[Ngữ văn 8]Văn thuyết minh

T

thuan_1999_6a

Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống của dân tộc. Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về ý nghĩa.

Riêng tôi rất thích thú với truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương thứ 6, về cuộc thi tài để chọn người lên làm vua: không thi gì mà thi làm món ăn.

Ngay sau khi phá xong giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho con.Vào dịp đầu xuân, vua mở hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các Lang (các người con của vua Hùng) đã đua nhau làm ra những món lạ từ những vật liệu sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi.

Riêng người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, làm ra bánh chưng, bánh dầy. Kết quả được vua cha chọn nhường ngôi. Cái giỏi và cái tâm của Lang Liêu là biết sử dụng những nguyên liệu thông thường có sẵn như: lá, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để làm thành món ăn, mà trong đó đã gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm cúng tế tổ tiên, đất trời.

Vào các dịp lễ tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng, bánh dầy. Có người quan niệm bánh chưng hình vuông để tượng trưng cho đất, là âm, dành cho mẹ. Bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho trời, là dương dành cho cha.

Ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Có người giải thích đó là do sự hội nhập nhiều luồng văn hoá khác nhau, đặc biệt là văn hoá Chăm với tín ngưỡng "Phồn Thực”, nên bánh tét có hình tượng như chiếc Linga là biểu tượng của sức sống, sự trường tồn, hùng mạnh… Nhưng có quan niệm khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt cổ, được bảo lưu tại miền Nam.

Ở miền Trung thì có cả bánh chưng và bánh tét. Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Đặc biệt ở Thừa Thiên Huế, trong nồi bánh tết luôn luôn có 2 loại, vừa bánh chưng vừa bánh tét.

Về thành phần và hình thức của bánh

Để làm bánh chưng dù miền Bắc hay miền Trung thì nguyên liệu vẫn giống nhau, như lá, nếp, đậu xanh, thịt lợn… Bánh chưng miền Bắc có nhiều nhân và lớn. Còn bánh chưng miền Trung thì ít nhân, nhỏ hơn và thường cột một cái xấp một cái ngửa với nhau thành cặp.

Các thành phần của bánh tét truyền thống căn bản vẫn giống bánh chưng. Nhưng về sau có nhiều biến đổi, như có thêm bánh tét ngũ sắc, bánh tét nhân chuối, bánh tét nhân dừa, bánh tét có nhân tôm khô và lạp xưởng… hay có khi là bánh tét không nhân gì cả
Tập quán và sự kiêng kỵ đối với món bánh ngày tết

Ở miền Bắc, món bánh chưng ngày nay là món hàng quà bán hàng ngày, tuy nhiên bánh chưng vẫn là món ăn nghi lễ trong các ngày lễ hội, giỗ, tết. Ở miền Nam bánh tét ngoài việc cúng tế tổ tiên trong dịp tết,còn dùng làm quà tặng biếu bà con thân hữu, thường thì hai cái cột lại với nhau cho có quai xách.

Người dân vùng quê ngày tết gói nhiều bánh tét nấu chín, có thể vứt tạm xuống dưới ao, sau vài tháng vớt lên ăn bình thường. Còn ở miền Trung, trong dân gian người ta dùng cả hai loại bánh chưng và bánh tét để cúng tổ tiên, nhưng không dùng bánh tét để làm quà biếu trong những ngày đầu năm, vì tên gọi “đòn bánh tét” nghe như đòn roi là sự trừng phạt.(Trẻ con miền Trung ngày xưa, mỗi khi lỡ ham chơi lêu lổng, bị cha mẹ la rầy kêu về, nghe câu dọa: ”Đi mau về nhà được ăn bánh tét“ thì hồn vía lên mây!

Riêng trong chốn cung đình, chỉ được phép dâng cúng bánh chưng, chứ không được dùng bánh tét làm lễ phẩm dâng cúng trong miếu điện. Do hình dáng và tên gọi của bánh tét bị cho là không tao nhã.

Cảm nhận của người nước ngoài và người Việt xa quê

Một trong những nước cùng chung nền tảng văn minh lúa nước với chúng ta là Nhật Bản. Khi tôi đến Tokyo, vào một số nhà hàng Việt Nam, thấy thực khách người Nhật thích thú thưởng thức những món ăn đặc trưng Việt Nam như phở, chả giò… Đặc biệt, họ còn rất thích thú với món bánh chưng và bánh tét ăn cùng dưa món.

Rồi có dịp đến Paris vào thời gian cuối năm, tôi thấy các siêu thị bán thực phẩm Việt Nam ở quận 13, có bán rất nhiều lá dong, lá chuối, dây lạt, gạo nếp… các thứ để làm bánh tết. Tôi đến thăm một ngôi chùa tại Paris, mới biết các vị sư ở đây có biệt tài làm bánh chưng, bánh tét chay và dưa món rất ngon. Cứ độ đầu tháng chạp thì nhà chùa đã chuẩn bị sấy các loại rau củ để làm dưa món, nguyên liệu để làm bánh, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho bà con Việt kiều ở xa quê.

Tiểu bang California ở Mỹ là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Vào đầu năm ngoái, Việt kiều ở đây rất vui khi được Ban Y tế California nhận định: ”Bánh chưng là một loại văn hoá ẩm thực ngàn xưa của người Việt Nam”, nên Ban này đã thông qua dự luật AB-2214 về việc cho phép bán bánh chưng.

Khi đến Mỹ, tôi đã gặp nhiều bà mẹ Việt Nam hiện đang sinh sống ở đây. Họ cảm thấy trống vắng và quay quắt nhớ quê hương vào dịp xuân về. Vì ngày Tết Việt Nam thường rơi vào những ngày con cháu bận đi làm, không thể đoàn tụ đông vui, nên hễ có dịp sum họp gia đình như lễ tạ ơn, lễ giáng sinh… thì các bà mẹ xa quê xem đó là ngày Tết của mình. Vào những dịp như vậy thì các bà chuẩn bị làm bánh tét, bánh chưng.

google
 
V

vitconxauxi_vodoi

Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. Nếu mai là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào.
Ngày xưa, ở phiá Ðông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng.
Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.

Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhạ Ai
1339577190_news.jpg
không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỵ Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.

Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).

Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.

Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.

Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.

Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng, được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão, một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ).

Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 - 8 triệu tấn. Cách đây hơn 300 năm, Đào đã được trồng ở các tính miền Tây Bắc Trung Quốc, hiện nay Đào được trồng nhiều ở các nước: Trung Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, Nhật, Achentina… ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, Đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính.

1339577247_news.jpg

Đào có vị thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g cùi thịt quả Đào có 0,9g protein, 0,1g lipit, 7g gluxit, 8mg canxi, 20mg phốtpho, 10mg sắt, 2mg caroten, 8,3mg Vitamin B1, 2mg Vitamin B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ: xitric, tactric, clorogenic. Đào rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều vì Đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt.

Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý. Nhân hạt Đào (Đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.

Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.

Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, *** tháo đường, viêm phế quản.

Cành Đào: Chữa sốt rét.

Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.

Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Thuyết minh về cây Mai ngày Tết Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh hơn, thích hợp cho hoa Đào khoe sắc.
Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẽ ở bên Tàu)
Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ
Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.
Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.Khi chọn mua một cành mai về trưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:
- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…
Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.
Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.
Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc vạn.
Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại lục tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chính thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng”. Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng.
Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành
maivang9.jpg

nguồn:giangvien
 
Top Bottom