Đà Lạt
I) Mở bài: Từng được ví như “1 tiểu Paris giữa miền nhiệt đới”, Đà Lạt mở lòng mình với du khách bằng những thắng cảnh tuyệt đẹp, bằng các di tích lịch sử ngàn đời còn lưu giữ mãi đến ngày hôm nay. Cứ mỗi lần rời Đà Lạt, người đi lại mang theo 1 chút lưu luyến, chút âm hưởng, và 1 cảm giác nao nao… gói gọn vào 1 góc tâm hồn…
II) Thân bài:
1) Vị trí địa lí: thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam.
2) Xuất xứ tên gọi: địa danh Đà Lạt bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa là nước của người Lát hay suối của người Lát.
3) Đặc điểm địa danh:
- Khí hậu: với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa anh đào” hay “Tiểu Paris”.
- Dân số:
+ Trải qua hơn 100 năm lịch sử, từ 1 trung tâm nghĩ dưỡng trở thành 1 khu đô thị lớn, cộng đồng dân cư Đà Lạt thay đổi theo quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Vào năm 1893, khi bác sĩ Alexander Yersin đến cao nguyên Lâm Viên, nơi đây chỉ là 1 vùng dân cư thưa thớt, 1 vài ngôi làng của người Lạch tập trung ở chân núi. Đến tận năm 1902, khi dự án xây dựng thành phố của Toàn quyền Paul Doumer dừng lại, cư dân Đà Lạt vẫn chỉ là những nhóm dân tộc thiểu số người Lạch, người Chil cùng một nhóm nhỏ người Việt di cư lên đây từ trước đó.
+ 1906, một lần nữa, nơi đây được chọn làm nơi nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh sỹ Pháp, ngoài cư dân bản địa, Đà Lạt bắt đầu có các công chức người Pháp, du khách châu Âu và người Việt cũng bắt đầu tới đây nhiều hơn trước. Giai đoạn sau Thế chiến thứ nhất là thời kỳ thành phố phát triển mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng cùng đường xá được xây dựng khiến dân cư từ nhiều nơi tới Đà Lạt định cư, du lịch và nghỉ dưỡng. Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1500 người vào năm 1923 lên 11500 người năm 1939. Những năm Thế chiến thứ hai, nhiều người Pháp không thể trở về quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ. Thành phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng từ 13 000 người năm 1940 lên 25 500 người vào năm 1944.
+ Nhưng những biến cố của cuộc chiến tranh Đông Dương đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới dân số Đà Lạt. Vào năm 1946, dân số Đà Lạt chỉ còn khoảng 5200 người, khiến người Pháp gọi nơi đây là “thành phố quạnh hiu”. Nhưng khoảng thời gian tiếp theo, khi Đà Lạt một lần nữa thuộc về người Pháp, các hoạt động kinh tế, xã hội dần ổn định trở lại. Vào cuối năm 1952, dân số thành phố đạt 25 041 người. Cuối năm 1953, đầu năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, Đà Lạt trở thành nơi dân cư các tỉnh lân cận tìm đến để lánh nạn.
+ 1954, sau hiệp định Genève, thành phố đón nhận một lượng lớn những di dân từ miền Bắc cùng làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp, khiến dân số Đà Lạt tăng từ 25 000 người năm 1954 lên 58 958 người vào năm 1956. Dân số thành phố gia tăng đều trong thập niên 1960, nhưng giảm sút trong thập niên 1970, khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng. Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà Lạt được mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân số đáng kể. Năm 2011, Đà Lạt có 211 696 người, chiếm 17,4% dân số tỉnh Lâm Đồng.
- Văn hóa lễ hội: Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Lễ hội của dân tộc bản địa gắn liền với chu trình canh tác cây lúa bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch. Mùa lễ hội có nhiều tiểu lễ nhưng quan trọng và quy mô hơn cả là lễ mừng lúa mới. Không chỉ thế, đồng bào còn có những lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng như lễ cúng thần rừng, thần nước,… hay những phong tục, tập quán của cộng đồng và cá nhân: lễ ăn trâu kết nghĩa, ăn trâu mừng thọ cha mẹ,… Lễ hội chính là dịp để cư dân bản địa thực hành tín ngưỡng truyền thống – tính ngưỡng đa thần.
- Ẩm thực: Đà Lạt không những nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh đẹp, mà còn nổi tiếng về các món ăn đặc sản nơi đây.
+ Nổi tiếng nhất ở đây là món nem nướng. Không giống món nem chua rán của người Hà Nội, nem nướng ở Đà Lạt đa dạng với nhiều thành phần như nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước chấm...
+ Dâu tây kem là một món ăn rất độc đáo của thành phố ngàn hoa này. Chỉ đơn giản với dâu tây, kem cùng ít si-rô dâu, đậu phộng... nhưng hương vị thơm ngon, lạ miệng của món ăn đủ làm hài lòng những du khách khi ghé đến ăn ở đây.
+ Trong cái khí trời lành lạnh của Đà Lạt, được ngồi bên bếp lửa ấm nồng và thưởng thức những chiếc bánh căn nóng hổi thì không còn gì hạnh phúc bằng. Những chiếc bánh có màu vàng hấp dẫn với rất nhiều loại nhân như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm... mỗi loại nhân mang đến cho người ăn cảm giác ngon miệng khác nhau.
4) Các địa điểm tham quan:
- Thung lũng tình yêu: như một nét đặc trưng ở Đà Lạt, thung lũng tình yêu thực sự là điểm đến của nhiều du khách muốn thưởng ngoạn cảnh trí tuyệt đẹp và thơ mộng của tạo hóa ban tặng cho loài người. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung lũng tình yêu đã ngày càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người. Nơi đây có những bãi cỏ xanh mướt một màu, hồ nước uốn lượn như chú rồng nhỏ đang cuộn mình ôm lấy những quả đồi nối tiếp nhau rợp mát bóng thông xanh. Từ trên đồi cao nhìn xuống, thung lũng tình yêu hiện ra tựa như bức tranh thủy mặc của người nghệ sĩ tài hoa với những nét chấm phá sắc sảo, những gam màu tươi tắn…làm say đắm lòng người.
- Thác Prenn: nằm ngay dưới chân đèo Prenn, trên đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, thác Prenn là một trong những đoạn thác còn giữ được vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên. Đường đến thác phải đi ngang qua một con suối có chiếc cầu nhỏ xinh xinh. Từ độ cao 30m, những hạt thủy tinh nước lấp lánh buông mình xuống mặt hồ tạo thành bức màn nước thiên nhiên tuyệt đẹp. Tiếng nước đổ ào ào, tiếng chim rừng ríu rít, tiếng vi vu của gió làm xạc xào từng nhánh thông gầy tạo ra những âm thanh sôi động như khúc nhạc vui tươi của nàng xuân đang trỗi lên đón bước chân du khách. Bên dưới chân thác, từng cánh hoa dại lung linh khoe sắc làm cảnh quan càng trở nên quyến rũ hơn.
- Hồ Than Thở:
+ Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km về hướng Đông Nam, trên đường đi Chi Lăng – Thái Phiên. Thoạt đầu nơi đây chỉ là một hồ nhỏ, không rõ từ lúc nào được gọi là Hồ Than Thở. Về sau người Pháp đã làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là Lac des Soupirs, mãi đến năm 1956 hồ mới được gọi lại theo tên cũ.
+ Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, có lẽ cho rằng cái tên Than Thở ủy mị quá, đã có lúc hồ được đổi tên thành Sương Mai. Nhưng trong lòng người dân Đà Lạt cũng như du khách đều lưu luyến tên cũ, không gọi Sương Mai nên đến năm 1990, chính quyền địa phương đã cho sử dụng lại tên cũ của hồ.
+ Hồ Than Thở còn là nơi gắn liền với câu chuyện tình điễm lệ làm thổn thức lòng người. Đó là chuyện kể về mối tình của đôi trai gái, thường hẹn hò nhau bên bờ suối. Chàng trai lên đường tòng quân đánh giặc. Nơi quê nhà, cô gái nhận được tin chàng tử trận, liền quyên sinh theo người mình yêu. Không ngờ, chàng trai thắng trận trở về, giữ vẹn lòng chung thủy chàng cũng chết theo cô gái. Từ đó, hồ được mang tên là hồ Than Thở và cái tên ấy đã tồn tại từ 200 năm nay.
III) Kết bài: (chưa nghĩ ra)