Ngữ văn 8: Văn nghị luận

T

teucon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong văn bản " thuế máu " của Nguyễn Ái Quốc, tác giả đã vạch trần bộ mătj tàn ác, giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân trong việc dâng người dân các nước thuộc địa làm vật hi sinh cho chũng trong những cuộc chiến tranh thảm khốc. Em hãy làm bài văn nghị luận làm sáng tỏ nhận xét trên.
 
H

hiennguyenthu082

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng nhân đạo. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó đoạn trích “Thuế Máu” đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ,đồng thời ở tác phẩm này đã thể hiện một cách rõ nét giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thuế máu là cách gọi riêng của Nguyễn Ái Quốc nhằm phơi bày số phận thảm thương của người dân thuộc địa đồng thời thể hiện lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lý song vào thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống.Tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh được biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, nó thấm đậm trong từng câu văn sắt thép và toàn bộ cuộc đời lẫn sự nghiệp của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn đối với con người, thông cảm sâu sắc với mọi đau khổ của con người, từ đó vạch trần tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho con người. Người yêu thương, cảm thông vô hạn,sâu sắc với mọi đau khổ của đồng bào, trong hành trình bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc mang lại hạnh phúc cho đồng bào, Người đồng thời không ngừng vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân,bọn thực dân chỉ xem người bản xứ chúng ta là "những tên An-nam-mít bẩn thỉu, giỏi lắm chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Vậy mà phút chốc họ lại được xem như những "đứa con yêu", những người "bạn hiền" những người bình thường bỗng dưng trở thành "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Và chắc hẳn chúng ta đã biết số phận của họ ra sao rồi!họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, không những thế, họ còn chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm.Đến đây,tấm lòng nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh lại rực sáng.Người đã yêu thương dân tộc ta đến vậy,đã đau xót,tê tái khi phải chứng kiến cảnh dân tộc bị bóc lột đau thương đến vậy.Chắc hẳn trong lòng mỗi chúng ta không khỏi chạnh lòng khi cảm nhận được những câu văn thấm đẫm giá trị nhân đạo của Bác. Và cái giá của người bản xứ phải trả là một cuộc sống nô lệ.Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.Bàn về chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Hồ Bá Thâm đã viết: “Dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh và xây dựng đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Và ngày nay đã phát triển lên đỉnh cao mới mà ở đó chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh .... Nó cũng là một cơ sở và nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật nhân văn”. Song song với những tội ác bọn thực dân chúng đã gây ra,chúng còn sẵn sàng "trói, xích, nhốt người ta như nhốt xúc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối", và kết quả tất yếu là dân trốn tránh, phải xì tiền, thậm chí tự làm nhiễm bệnh. Và dân tộc ta cần có một hướng đi sáng suốt trong tương lai đó là cuộc đấu tranh chống nạn áp bức dân tộc,bất công xã hội, đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu, *** nát, đấu tranh chống cường quyền, độc đoán, quan liêu để hướng tới độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc và nhân dân.
Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền lại cho chúng ta một đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình nghĩa. bằng tình thương và sự ứng xử của mình,Người đã cho ta thấy được từng việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan tâm ân cần đối với mỗi con người; tất cả đều toát lên tình yêu thương, sự tôn trọng, thái độ bao dung và niềm tin vào khả năng cải tạo của con người, dù cho họ có nhất thời lầm lạc.
Khép lại đoạn trích "Thuế Máu",chắc hẳn trong mỗi người vẫn còn đọng lại bao nỗi xót xa cho những đau khổ của dân tộc ta và các nước thuộc địa từng nếm trải,và trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”. Lời nhắn gửi đó đã mang lại một luồng gió mới, thu hút nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước học tập theo tấm gương yêu nước,tận tụy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đi theo con đường cách mạng đúng đắn sau này.Chính vì sự nghiệp đó, với tư cách là người suốt đời phấn đấu hy sinh và cùng nhân dân mình thực hiện từng bước mà được thế giới công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của thế giới."Thế giới còn đổi thay nhưng chủ nghĩa nhân đạo cách mạng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng chúng ta đi”.%%-%%-%%-
 
H

huuthuyenrop2

Trích
Trong văn bản " thuế máu " của Nguyễn Ái Quốc, tác giả đã vạch trần bộ mătj tàn ác, giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân trong việc dâng người dân các nước thuộc địa làm vật hi sinh cho chũng trong những cuộc chiến tranh thảm khốc. Em hãy làm bài văn nghị luận làm sáng tỏ nhận xét trên.

Bức thư viết: "Năm 1915, khi ông M.Nuphla, thống đốc Đahômây, ra lệnh bắt lính, thì làng tôi bị bọn cảnh sát cùng lính cơ cướp phá và đốt sạch. Tất cả tài sản của tôi đều bị mất hết trong các cuộc đốt phá đó. Tuy thế, tôi vẫn bị cưỡng bách nhập ngũ, và mặc dầu là nạn nhân của việc xúc phạm bỉ ổi đó, tôi đã làm nghĩa vụ của tôi ở mặt trận bên Pháp. Tôi bị thương ở trận Exnơ.

"Ngày nay, chiến tranh đã chấm dứt, tôi sắp trở về nước, nhưng không còn nhà cửa, của cải gì cả.

"Người ta đã cướp của tôi:

1000 phrăng tiền mặt;

12 con lợn;

15 - cừu;

10 - dê;

60 - gà;

8 tấm vải quấn mình;

5 áo mặc ngoài;

10 quần;

7 mũ;

1 dây chuyền bằng bạc;

2 hòm đồ vặt.

"Đây là tên những bạn cùng ở một xóm đã bị cưỡng bách nhập ngũ cùng ngày với tôi, và nhà cửa cũng đã bị cướp phá và đốt sạch. (Ghi tiếp theo tên bảy người).

"Còn nhiều nạn nhân nữa của những chiến công kiểu ấy của ngài thống đốc Nuphla, nhưng tôi không biết rõ tên những người đó để gửi cho các anh hôm nay...".

Chắc bọn "bôsơ" của vua Ghiôm cũng không làm được hơn thế.

III- Kết quả của sự hy sinh

Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nêgrô (12)lẫn người "Annamít" mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thỉu".

Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ, v.v. trước khi đưa họ đến Mácxây xuống tàu về nước, đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước. "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!", đó sao?

Thế là những "cựu binh" - đúng hơn là cái xác còn lại - sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lý nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lý cả.

*

* *

Theo báo chí Đông Dương thì thương binh người Pháp bị mất một phần thân thể và vợ của tử sĩ người Pháp đều được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.

Như thế là trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác đối với nhân loại. Một mặt, họ vẫn chưa thoả khi tự tay làm cái việc bỉ ổi của người đầu độc, mà còn muốn lôi kéo vào đây cả những nạn nhân đáng thương hại của cuộc huynh đệ tương tàn nữa. Mặt khác, họ coi rẻ tính mạng và xương máu của những kẻ đã bị họ lừa bịp, đến nỗi tưởng rằng chỉ cần quẳng cho những người này khúc xương thối ấy là đủ đền bù được một phần của cánh tay bị mất hoặc mạng của một người chồng.

Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà. Chúng tôi cũng tin chắc rằng thế giới văn minh và người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi để lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi.

*

* *

Theo tục lệ An Nam, khi trong làng có người chết thì những người xay lúa, giã gạo phải tỏ lòng kính trọng vong linh người chết và thông cảm nỗi đau buồn của tang gia bằng cách im lặng không hát hò trong khi xay giã như họ vẫn thường làm. Nhưng nền văn minh hiện đại được đưa vào nước chúng tôi bằng bạo lực có cần gì phải tế nhị đến như thế. Xin đọc câu chuyện sau đây đăng trên một tờ báo ở Nam Kỳ:

Những ngày hội ở Biên Hoà

"Để lấy tiền bỏ vào quỹ xây dựng đài kỷ niệm người An Nam trận vong của tỉnh Biên Hoà, ban tổ chức ngày hội đang tích cực chuẩn bị một chương trình tuyệt diệu.

"Người ta bàn tán sẽ có nào là yến tiệc giữa vườn(13), nào là chợ phiên, nào là khiêu vũ ngoài trời, v.v., tóm lại, sẽ có nhiều và đủ thứ trò chơi để ai ai cũng có thể góp phần làm việc nghĩa một cách thú vị nhất đời.

"Quý ông phi công ở sân bay Biên Hoà có nhã ý sẽ góp phần vào cuộc vui, và ngay từ bây giờ ban tổ chức đã có thể khẳng định rằng sự có mặt của các quan chức cao cấp nhất ở Sài Gòn sẽ làm cho ngày hội thêm phần rực rỡ.

"Xin tin thêm cho các bạn nam nữ ở Sài Gòn lên dự hội biết rằng, các bạn sẽ không cần phải bỏ dở cuộc vui để về nhà dùng cơm, vì ngay tại chỗ, sẽ có phòng ăn tổ chức cực kỳ chu đáo và đặc biệt đầy đủ, các bạn sành ăn uống nhất cũng sẽ được hài lòng.

"Ngày 21 tháng 1 tới, tất cả chúng ta hãy đi Biên Hoà, chúng ta sẽ vừa được dự những hội hè linh đình vui tươi, vừa được dịp tỏ cho những gia đình tử sĩ An Nam ở Biên Hoà thấy rằng chúng ta biết tưởng nhớ đến sự hy sinh của con em họ".

Thật là thời đại khác, phong tục khác.

Nhưng phong tục kỳ quái làm sao!

Người ta còn cho chúng tôi xem bức thư sau đây nữa:

Sài Gòn, ngày...

"Nếu trên đời này mà có một việc quái gở vừa thương tâm lại vừa lố bịch, thì đó hẳn là việc bắt một dân tộc vẫn đang chịu đựng đủ mọi thứ bất công và không có bất cứ thứ quyền nào phải làm lễ mừng cuộc chiến thắng của "công lý" và "chính nghĩa". Ấy thế mà ở bên này chúng tôi đã làm như thế đấy. Tôi tưởng không cần thuật lại cho anh nghe về những hội hè và "trò vui công cộng" trong thành phố này ngày 11 tháng 11 làm gì. Ở đâu và bao giờ cũng thế thôi, rước đèn, đốt pháo bông, duyệt binh, khiêu vũ ở dinh thống đốc, đua xe hoa, mở lạc quyên vì nước, quảng cáo, diễn văn, tiệc tùng, v.v.. Trong tất cả những trò hề đó, tôi chỉ còn nhớ lại một việc đáng chú ý về phương diện tâm lý như sau: cũng như công chúng ở tất cả các nước, công chúng Sài Gòn rất thích xi nê. Vì thế, một đám người dày đặc đã tụ tập trước khách sạn Palaxơ để xem phim, nào hề Sáclô, nào bọn cao bồi, nào những người "lính quang vinh" lần lượt diễn trên màn ảnh. Công chúng tràn ngập cả đại lộ, đứng chật cả mặt đường và hè phố. Lúc bấy giờ ông chủ khách sạn Sài Gòn - Palaxơ không muốn cho người ta đứng đông trên vỉa hè trước cửa tiệm của ông ta, ông ta liền vung roi mây quất túi bụi. Bà chủ cũng ra giúp một tay và đánh bừa vào đám đông. Mấy chú trẻ ranh mãnh không biết làm thế nào mà lại "cướp" được ngọn roi của bà, làm cho mọi người vỗ tay cười ầm lên. Ông chủ điên tiết chạy lại tiếp viện cho bà chủ. Lần này, ông cầm một cái ba toong và hùng dũng phang tới tấp xuống đầu người ta, cứ mỏi tay này thì đổi tay khác. Những người "nhà quê" phải chạy dồn xuống đường; nhưng vì say sưa với "chiến thắng" của mình, ông người Pháp quý hoá ấy liền hùng hổ vượt qua đường và cứ tiếp tục vụt túi bụi cái gậy to tướng xuống đầu, xuống vai, xuống lưng những người dân bản xứ đáng thương ấy. Một em bé bị ông túm lấy và "đả" cho một trận nên thân"...

IV- Hành vi quân phiệt tiếp diễn

Bước chân đến Cadablanca(1), thống chế Liôtây gửi cho binh sĩ của đạo quân chiếm đóng Marốc một bản nhật lệnh như sau:

"Bản chức có vinh dự được Chính phủ nước Pháp cộng hoà phong quân hàm cao nhất là nhờ, trong chín năm nay, các người đã hiến dâng lòng trung thành và máu xương của các người mà không hề tính toán.

"Chúng ta sắp mở một chiến dịch để hoàn thành công cuộc bình định xứ Marốc, vì lợi ích chung của dân chúng trung thực trên đất nước này, cũng như vì lợi ích của quốc gia(2) bảo hộ, v.v.".

Nhưng, cũng trong ngày ấy (ngày 14 tháng 4), lại có bản thông cáo sau đây:

"Trong một cuộc giao chiến với bọn Bơni Bude(3) ở Báp en Hácbe, bên ta đã có 29 binh sĩ hy sinh và 11 bị thương".

Khi người ta nhớ rằng đã phải tốn xương máu của một triệu rưởi người lao động mới tạo nên được sáu chiếc gậy thống chế, thì cái chết của 29 kẻ khốn khổ chưa đủ để hoan hô bài diễn văn hùng hồn của ngài thống chế - khâm sứ! Nhưng như vậy thì cái quyền dân tộc tự quyết, mà vì nó trong suốt bốn năm trời, người ta đã chém giết lẫn nhau, cái quyền ấy, các ngài để đâu mất rồi? Thật là một cách khai hoá kỳ khôi: để dạy mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu bằng việc giết họ đi đã!

*

* *
Ở đây (Hải Phòng), cũng có những cuộc bãi công của thuỷ thủ. Chẳng hạn như hôm thứ năm (ngày 15 tháng 8) là ngày mà hai chiếc tàu phải nhổ neo để chở một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xyri.

Nhưng thuỷ thủ không chịu đi, vì người ta không chịu phát lương cho họ bằng tiền Đông Dương. Theo giá thị trường, thì một đồng Đông Dương ăn khoảng mười phrăng chứ không phải 2 phrăng 50, thế mà các công ty hàng hải lại làm một việc hà lạm trắng trợn là định trả lương cho thuỷ thủ bằng phrăng chứ không trả bằng tiền Đông Dương như đã trả cho công chức.

Thế là người ta liền xua tất cả mọi người ở dưới tàu lên, rồi lập tức bắt hết các thuỷ thủ.

Rõ ràng là thuỷ thủ Hoàng Hải chẳng có gì phải so bì với thuỷ thủ Hắc Hải.

Chúng tôi cực lực phản đối việc đưa lính An Nam sang Xyri. Phải chăng các nhà cầm quyền cấp cao cho rằng bao nhiêu anh em da vàng xấu số của chúng tôi bị giết hại trên các chiến trường từ năm 1914 đến năm 1918, trong cuộc "chiến tranh vì văn minh và công lý", vẫn còn chưa đủ hay sao?

*

* *

Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói "giáo dục" người bản xứ bằng đá *** hoặc roi vọt.

Anh Nahông đáng thương hại đã bị ám sát đến hai lần. Lần thứ nhất bởi tay tên đại uý Vida, lần thứ hai bởi tay tên lang băm đóng lon quân nhân coi việc phẫu nghiệm xác chết. Tên này đã đánh cắp và giấu biệt bộ óc người chết để phi tang, đặng cứu hung thủ là bạn của hắn. Nhưng than ôi! Anh Nahông không phải là nạn nhân duy nhất của bọn quân phiệt thuộc địa! Một bạn đồng nghiệp của chúng tôi ở thuộc địa đã thuật chuyện một nạn nhân khác như sau:

"Lần này, sự việc xảy ra trong trung đoàn lính khố đỏ thứ 5 ở Medông - Carê (4). Nạn nhân là một người lính trẻ tuổi tên là Terie quê ở Tênét(5) thuộc lớp quân dịch năm 1921.

"Anh chết trong trường hợp rất thương tâm. Ngày 5 tháng 8, anh lính trẻ Terie đến bệnh xá của trung đoàn để xin thuốc tẩy. Người ta đưa thuốc tẩy cho anh, nói đúng hơn là đưa cho anh một thứ thuốc mà anh tưởng là thuốc tẩy. Anh uống và vài giờ sau anh đau bụng quằn quại, rồi lăn đùng ra chết.

"Cụ thân sinh ra Terie nhận được một bức điện báo tin rằng người con độc nhất của cụ đã chết và sáng hôm sau, chủ nhật, sẽ đưa đám. Bức điện không có đến nửa lời an ủi hay giải thích.

"Đau xót đến cực độ, cụ Terie đến ngay Angiê, tìm trung đoàn lính khố đỏ thứ 5 ở Medông- Carê. Ở đấy cụ được biết xác con đang để ở bệnh viện Maiô. (Mà làm sao xác Terie lại chở đến đây được nhỉ? Phải chăng để tránh việc khám nghiệm mà luật lệ đã quy định là bắt buộc đối với mọi trường hợp chết ở trạm y tế, người ta đã chở xác anh ta đến bệnh viện làm ra vẻ như bệnh nhân đã chết ở dọc đường?)

"Đến bệnh viện, người cha đau khổ xin thăm xác con; người ta bảo hãy chờ đã.

"Mãi sau, một quan tư thầy thuốc mới đến báo cho cụ biết là việc phẫu nghiệm không phát hiện dấu vết gì khả nghi cả. Nói xong hắn bỏ mặc cụ đứng đó, không cho phép cụ vào thăm xác con.

"Theo tin cuối cùng thì hình như cụ thân sinh ra Terie đã đến hỏi viên đại tá chỉ huy trung đoàn lính khố đỏ thứ 5 về nguyên do cái chết của Terie và đã được trả lời là con ông chết vì ngộ độc!".[/I][/B][/QUOTE]
 
L

long09455

Bức thư viết: "Năm 1915, khi ông M.Nuphla, thống đốc Đahômây, ra lệnh bắt lính, thì làng tôi bị bọn cảnh sát cùng lính cơ cướp phá và đốt sạch. Tất cả tài sản của tôi đều bị mất hết trong các cuộc đốt phá đó. Tuy thế, tôi vẫn bị cưỡng bách nhập ngũ, và mặc dầu là nạn nhân của việc xúc phạm bỉ ổi đó, tôi đã làm nghĩa vụ của tôi ở mặt trận bên Pháp. Tôi bị thương ở trận Exnơ.

"Ngày nay, chiến tranh đã chấm dứt, tôi sắp trở về nước, nhưng không còn nhà cửa, của cải gì cả.

"Người ta đã cướp của tôi:

1000 phrăng tiền mặt;

12 con lợn;

15 - cừu;

10 - dê;

60 - gà;

8 tấm vải quấn mình;

5 áo mặc ngoài;

10 quần;

7 mũ;

1 dây chuyền bằng bạc;

2 hòm đồ vặt.

"Đây là tên những bạn cùng ở một xóm đã bị cưỡng bách nhập ngũ cùng ngày với tôi, và nhà cửa cũng đã bị cướp phá và đốt sạch. (Ghi tiếp theo tên bảy người).

"Còn nhiều nạn nhân nữa của những chiến công kiểu ấy của ngài thống đốc Nuphla, nhưng tôi không biết rõ tên những người đó để gửi cho các anh hôm nay...".

Chắc bọn "bôsơ" của vua Ghiôm cũng không làm được hơn thế.

III- Kết quả của sự hy sinh

Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nêgrô (12)lẫn người "Annamít" mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thỉu".

Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ, v.v. trước khi đưa họ đến Mácxây xuống tàu về nước, đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước. "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!", đó sao?

Thế là những "cựu binh" - đúng hơn là cái xác còn lại - sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lý nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lý cả.

*

* *

Theo báo chí Đông Dương thì thương binh người Pháp bị mất một phần thân thể và vợ của tử sĩ người Pháp đều được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.

Như thế là trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác đối với nhân loại. Một mặt, họ vẫn chưa thoả khi tự tay làm cái việc bỉ ổi của người đầu độc, mà còn muốn lôi kéo vào đây cả những nạn nhân đáng thương hại của cuộc huynh đệ tương tàn nữa. Mặt khác, họ coi rẻ tính mạng và xương máu của những kẻ đã bị họ lừa bịp, đến nỗi tưởng rằng chỉ cần quẳng cho những người này khúc xương thối ấy là đủ đền bù được một phần của cánh tay bị mất hoặc mạng của một người chồng.

Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà. Chúng tôi cũng tin chắc rằng thế giới văn minh và người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi để lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi.

*

* *

Theo tục lệ An Nam, khi trong làng có người chết thì những người xay lúa, giã gạo phải tỏ lòng kính trọng vong linh người chết và thông cảm nỗi đau buồn của tang gia bằng cách im lặng không hát hò trong khi xay giã như họ vẫn thường làm. Nhưng nền văn minh hiện đại được đưa vào nước chúng tôi bằng bạo lực có cần gì phải tế nhị đến như thế. Xin đọc câu chuyện sau đây đăng trên một tờ báo ở Nam Kỳ:

Những ngày hội ở Biên Hoà

"Để lấy tiền bỏ vào quỹ xây dựng đài kỷ niệm người An Nam trận vong của tỉnh Biên Hoà, ban tổ chức ngày hội đang tích cực chuẩn bị một chương trình tuyệt diệu.

"Người ta bàn tán sẽ có nào là yến tiệc giữa vườn(13), nào là chợ phiên, nào là khiêu vũ ngoài trời, v.v., tóm lại, sẽ có nhiều và đủ thứ trò chơi để ai ai cũng có thể góp phần làm việc nghĩa một cách thú vị nhất đời.

"Quý ông phi công ở sân bay Biên Hoà có nhã ý sẽ góp phần vào cuộc vui, và ngay từ bây giờ ban tổ chức đã có thể khẳng định rằng sự có mặt của các quan chức cao cấp nhất ở Sài Gòn sẽ làm cho ngày hội thêm phần rực rỡ.

"Xin tin thêm cho các bạn nam nữ ở Sài Gòn lên dự hội biết rằng, các bạn sẽ không cần phải bỏ dở cuộc vui để về nhà dùng cơm, vì ngay tại chỗ, sẽ có phòng ăn tổ chức cực kỳ chu đáo và đặc biệt đầy đủ, các bạn sành ăn uống nhất cũng sẽ được hài lòng.

"Ngày 21 tháng 1 tới, tất cả chúng ta hãy đi Biên Hoà, chúng ta sẽ vừa được dự những hội hè linh đình vui tươi, vừa được dịp tỏ cho những gia đình tử sĩ An Nam ở Biên Hoà thấy rằng chúng ta biết tưởng nhớ đến sự hy sinh của con em họ".

Thật là thời đại khác, phong tục khác.

Nhưng phong tục kỳ quái làm sao!

Người ta còn cho chúng tôi xem bức thư sau đây nữa:

Sài Gòn, ngày...

"Nếu trên đời này mà có một việc quái gở vừa thương tâm lại vừa lố bịch, thì đó hẳn là việc bắt một dân tộc vẫn đang chịu đựng đủ mọi thứ bất công và không có bất cứ thứ quyền nào phải làm lễ mừng cuộc chiến thắng của "công lý" và "chính nghĩa". Ấy thế mà ở bên này chúng tôi đã làm như thế đấy. Tôi tưởng không cần thuật lại cho anh nghe về những hội hè và "trò vui công cộng" trong thành phố này ngày 11 tháng 11 làm gì. Ở đâu và bao giờ cũng thế thôi, rước đèn, đốt pháo bông, duyệt binh, khiêu vũ ở dinh thống đốc, đua xe hoa, mở lạc quyên vì nước, quảng cáo, diễn văn, tiệc tùng, v.v.. Trong tất cả những trò hề đó, tôi chỉ còn nhớ lại một việc đáng chú ý về phương diện tâm lý như sau: cũng như công chúng ở tất cả các nước, công chúng Sài Gòn rất thích xi nê. Vì thế, một đám người dày đặc đã tụ tập trước khách sạn Palaxơ để xem phim, nào hề Sáclô, nào bọn cao bồi, nào những người "lính quang vinh" lần lượt diễn trên màn ảnh. Công chúng tràn ngập cả đại lộ, đứng chật cả mặt đường và hè phố. Lúc bấy giờ ông chủ khách sạn Sài Gòn - Palaxơ không muốn cho người ta đứng đông trên vỉa hè trước cửa tiệm của ông ta, ông ta liền vung roi mây quất túi bụi. Bà chủ cũng ra giúp một tay và đánh bừa vào đám đông. Mấy chú trẻ ranh mãnh không biết làm thế nào mà lại "cướp" được ngọn roi của bà, làm cho mọi người vỗ tay cười ầm lên. Ông chủ điên tiết chạy lại tiếp viện cho bà chủ. Lần này, ông cầm một cái ba toong và hùng dũng phang tới tấp xuống đầu người ta, cứ mỏi tay này thì đổi tay khác. Những người "nhà quê" phải chạy dồn xuống đường; nhưng vì say sưa với "chiến thắng" của mình, ông người Pháp quý hoá ấy liền hùng hổ vượt qua đường và cứ tiếp tục vụt túi bụi cái gậy to tướng xuống đầu, xuống vai, xuống lưng những người dân bản xứ đáng thương ấy. Một em bé bị ông túm lấy và "đả" cho một trận nên thân"...

IV- Hành vi quân phiệt tiếp diễn

Bước chân đến Cadablanca(1), thống chế Liôtây gửi cho binh sĩ của đạo quân chiếm đóng Marốc một bản nhật lệnh như sau:

"Bản chức có vinh dự được Chính phủ nước Pháp cộng hoà phong quân hàm cao nhất là nhờ, trong chín năm nay, các người đã hiến dâng lòng trung thành và máu xương của các người mà không hề tính toán.

"Chúng ta sắp mở một chiến dịch để hoàn thành công cuộc bình định xứ Marốc, vì lợi ích chung của dân chúng trung thực trên đất nước này, cũng như vì lợi ích của quốc gia(2) bảo hộ, v.v.".

Nhưng, cũng trong ngày ấy (ngày 14 tháng 4), lại có bản thông cáo sau đây:

"Trong một cuộc giao chiến với bọn Bơni Bude(3) ở Báp en Hácbe, bên ta đã có 29 binh sĩ hy sinh và 11 bị thương".

Khi người ta nhớ rằng đã phải tốn xương máu của một triệu rưởi người lao động mới tạo nên được sáu chiếc gậy thống chế, thì cái chết của 29 kẻ khốn khổ chưa đủ để hoan hô bài diễn văn hùng hồn của ngài thống chế - khâm sứ! Nhưng như vậy thì cái quyền dân tộc tự quyết, mà vì nó trong suốt bốn năm trời, người ta đã chém giết lẫn nhau, cái quyền ấy, các ngài để đâu mất rồi? Thật là một cách khai hoá kỳ khôi: để dạy mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu bằng việc giết họ đi đã!

*

* *
Ở đây (Hải Phòng), cũng có những cuộc bãi công của thuỷ thủ. Chẳng hạn như hôm thứ năm (ngày 15 tháng 8) là ngày mà hai chiếc tàu phải nhổ neo để chở một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xyri.

Nhưng thuỷ thủ không chịu đi, vì người ta không chịu phát lương cho họ bằng tiền Đông Dương. Theo giá thị trường, thì một đồng Đông Dương ăn khoảng mười phrăng chứ không phải 2 phrăng 50, thế mà các công ty hàng hải lại làm một việc hà lạm trắng trợn là định trả lương cho thuỷ thủ bằng phrăng chứ không trả bằng tiền Đông Dương như đã trả cho công chức.

Thế là người ta liền xua tất cả mọi người ở dưới tàu lên, rồi lập tức bắt hết các thuỷ thủ.

Rõ ràng là thuỷ thủ Hoàng Hải chẳng có gì phải so bì với thuỷ thủ Hắc Hải.

Chúng tôi cực lực phản đối việc đưa lính An Nam sang Xyri. Phải chăng các nhà cầm quyền cấp cao cho rằng bao nhiêu anh em da vàng xấu số của chúng tôi bị giết hại trên các chiến trường từ năm 1914 đến năm 1918, trong cuộc "chiến tranh vì văn minh và công lý", vẫn còn chưa đủ hay sao?

*

* *

Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói "giáo dục" người bản xứ bằng đá *** hoặc roi vọt.

Anh Nahông đáng thương hại đã bị ám sát đến hai lần. Lần thứ nhất bởi tay tên đại uý Vida, lần thứ hai bởi tay tên lang băm đóng lon quân nhân coi việc phẫu nghiệm xác chết. Tên này đã đánh cắp và giấu biệt bộ óc người chết để phi tang, đặng cứu hung thủ là bạn của hắn. Nhưng than ôi! Anh Nahông không phải là nạn nhân duy nhất của bọn quân phiệt thuộc địa! Một bạn đồng nghiệp của chúng tôi ở thuộc địa đã thuật chuyện một nạn nhân khác như sau:

"Lần này, sự việc xảy ra trong trung đoàn lính khố đỏ thứ 5 ở Medông - Carê (4). Nạn nhân là một người lính trẻ tuổi tên là Terie quê ở Tênét(5) thuộc lớp quân dịch năm 1921.

"Anh chết trong trường hợp rất thương tâm. Ngày 5 tháng 8, anh lính trẻ Terie đến bệnh xá của trung đoàn để xin thuốc tẩy. Người ta đưa thuốc tẩy cho anh, nói đúng hơn là đưa cho anh một thứ thuốc mà anh tưởng là thuốc tẩy. Anh uống và vài giờ sau anh đau bụng quằn quại, rồi lăn đùng ra chết.

"Cụ thân sinh ra Terie nhận được một bức điện báo tin rằng người con độc nhất của cụ đã chết và sáng hôm sau, chủ nhật, sẽ đưa đám. Bức điện không có đến nửa lời an ủi hay giải thích.

"Đau xót đến cực độ, cụ Terie đến ngay Angiê, tìm trung đoàn lính khố đỏ thứ 5 ở Medông- Carê. Ở đấy cụ được biết xác con đang để ở bệnh viện Maiô. (Mà làm sao xác Terie lại chở đến đây được nhỉ? Phải chăng để tránh việc khám nghiệm mà luật lệ đã quy định là bắt buộc đối với mọi trường hợp chết ở trạm y tế, người ta đã chở xác anh ta đến bệnh viện làm ra vẻ như bệnh nhân đã chết ở dọc đường?)

"Đến bệnh viện, người cha đau khổ xin thăm xác con; người ta bảo hãy chờ đã.

"Mãi sau, một quan tư thầy thuốc mới đến báo cho cụ biết là việc phẫu nghiệm không phát hiện dấu vết gì khả nghi cả. Nói xong hắn bỏ mặc cụ đứng đó, không cho phép cụ vào thăm xác con.

"Theo tin cuối cùng thì hình như cụ thân sinh ra Terie đã đến hỏi viên đại tá chỉ huy trung đoàn lính khố đỏ thứ 5 về nguyên do cái chết của Terie và đã được trả lời là con ông chết vì ngộ độc!
 
Top Bottom