[Ngữ văn 8] Văn nghị luận...

H

hoangkhoi6666

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp em viết đoạn văn nghị luận về lòng biết ơnn, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước
Chú ý:-Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
-Sử dụng tiếng Việt có dấu trong bài viết.
Đã sửa.Gcp9x
 
Last edited by a moderator:
T

thihang98

lòng biết ơn bạn có thể nói về cha mẹ còn doàn kết lấy dẫn chứng là trong cuộc chiễn tranh chống đế quốc nhân ái thì có thể lấy dẫn chứng là trong cuộc sống có nhiều tình thương chẳng hạn
 
O

o0albus0o

long biet on:
“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần "nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.

Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ - thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn "Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước - Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
 
O

o0albus0o

Tinh than doan ket:
Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp đã của dân tộc ta.Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kêt thành câu ca dao:
”Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
để dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đep này.
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì co thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại"thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trinh dưng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Từ thời Bà Trưng , Bà Triệu …. cho đến Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lanh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nươc ta trai qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh voi những trang bị vũ khí hiên đai tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: :”Một cây làm chẳng nên non-Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta.Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiên được.
Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn.Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa , tri thức.Vậy mà trong tập thể vẫn còn có”Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết , từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có.Thái đô và hành động đó cần được phê phán.
Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con ngươì.Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp.Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm.Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.
Tinh thần đoàn kết luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao.Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng uyết định thành công của mỗi người.Thực hiện tốt tinh thần đoàn kết là ta còn làm tốt điều thứ ba trong năm điều bác hồ dạy:D:D:D
 
O

o0albus0o

DÀN Ý : lòng yêu quê hương
I. Mở đoạn: Giới thiệu các bài thơ, nêu quan niệm về lòng yêu quê hương
II. Thân đoạn:
A. Tổng:
1. Khái quát nội dung lòng yêu quê hương qua các bài thơ
2. Thế nào là yêu quê hương?
B. Phân:
1. Những biểu hiện của lòng yêu quê hương
2. Phê phán quan niệm chật hẹp về lòng yêu quê hương
C. Hợp:
1. Tổng quát lòng yêu quê hương – đất nước
2. Liên hệ bản thân, rút ra bài học
III. Kết đoạn:
Ý nghĩa lòng yêu quê hương
 
O

o0albus0o

Trong các mối quan hệ xã hội, lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu. Đó chính là lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người. Lòng nhân ái thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói, hành động trong cuộc sống. Đó là khi chúng ta quan tâm đến người khác với mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. Đó là khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người, nhất là những người bất hạnh và gặp hoạn nạn. Lòng nhân ái vốn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta và là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người Việt Nam. Mỗi khi có thiên tai xảy ra, người dân cả nước đều tích cực quyên góp để cứu trợ các đồng bào gặp nạn. Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mang lại lợi ích cho cộng đồng.
:D:D
 
A

anhduysgvn147

Co ai jup minh lam van nghi luan voi!! De: Trinh bay vấn đề HIẾU THẢO
 
H

hathaovi

1. MỞ BÀI
-nêu vấn đề -> đánh giá
+câu(1)->vấn đề->đánh giá
+vấn đề->câu(2)->đánh giá
2.THÂN BÀI
a)giải thích
-giải thích câu
- giải thích vấn đề
b)biểu hiện
c)lý giải
-3 lý do = 3 luân điểm (có thể nhiều hơn 3 tùy ý)
=3 đoạn văn
d)phản đề
e)rút ra bài học
3.KẾT BÀI
- khẳng định lại vấn đề
- liên hệ bản thân
- phát biểu cảm nghĩ
 
Top Bottom