[ Ngữ văn 8 ] Truyện kí

T

tiendat_no.1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

** Trong 3 văn bản : LÃO HẠC ; TỨC NƯỚC VỠ BỜ ; TRONG LÒNG MẸ . Em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ?
___________________ Bài văn ngắn ________@};-____:)_
Giúp em nhé :
_ nv lão Hạc :...........................................
_ nv chị Dậu : ..........................................
_ nv bé Hồng : .........................................
\Rightarrow 3 bài văn ngắn
 
G

ga_cha_pon9x

Lão Hạc

Lão Hạc
- Là nhân vật điển hình trong tp cùng tên "lão Hạc" - Nam Cao.
- Là nhân vật đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ trước cách mạng tháng 8.
- Là 1 nông dân nghèo nên ông không có tiền để cưới vợ cho con => đứa con của ông đã bỏ nhà đi đồn điền cao su.
--> Ông rất đau khổ về việc đó, những nổi đau sau này của ông đều dường như liên quan đến cái nguyên nhân đau khổ này của ông.
- KHi con ông bỏ nahf ra đi, ông đi làm việc để kiếm tiền, mong chờ đến ngày con trai mình sẽ quay trở về.
- Người bạn duy nhất bây giờ làm cho ông vui là con chó Vàng - nó ko chỉ là 1 con thú trong nhà, ko chỉ là điều làm ông vơi bớt nỗi buồn khi thương nhớ con, mà chó Vàng còn là người bạn mà ông rất thương.
- Nhưng vì cảnh sống quá khó khăn, chật vật mà ông đã bán đi cái niềm vui suy nhất của mình ấy - con chó Vàng.

** Những tính cách điển hình, làm nên vẻ đẹp nhân cách của Lão Hạc.
- Là 1 người nông dân nghèo, lam lũ và rất thương yêu con mình.
- Ông đành lòng bán đi con chó Vàng, dành dụm tiền bạc để gửi nhờ ông giáo giữ giúp, chờ dịp trao lại cho đứa con trai.
- Lòng yêu thương con sâu sắc còn thể hiện ở: ông dù có nghèo khó cách mấy, nhưng vẫn ko chịu bán đi mảnh vườn mà ông đã keien quyết giữ cho con trai.
- Rồi một con người nhân hậu hiện lên khi ông vuốt ve con chó Vàng, tâm sự với nó trước khi bán nó đi. Ông để ý ánh mắt nó nhìn ông => ông đã đau lòng biết bao.
- Rồi việc lão tìm đến với cái chết: như một sự giải thoát cho chính bản thân khỏi cái xã hội cùng cực này, ông ko muốn mình sống để mà tiêu mất số tiền dành dụm được cho đứa con trai, rồi ông chết một cách lặng lẽ mà ko ai biết nguyên cớ ra sao (trừ Binh Tư và ông giáo) đã cho thấy là ông ko muốn cái chết dữ dội của mình ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng => tâm lòng cao cả của 1 người nông dân bé nhỏ trong xã hội.
 
G

ga_cha_pon9x

Chị Dậu & bé Hồng


CHỊ DẬU
Chi Dậu là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao dộng, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. NTT đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945
- Hoàn cảnh của chị thật đáng thương
+ Phải đi bán gánh khoai, bán cả ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái mới đủ nộp sưu cho chồng
+ Nhưng vẫn thiếu một xuất sưu cho cậu em đã chết
+ Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm => ngất xỉu như chết
+ Bọn cường hào vác anh Dậu như cái xác chết rũ rượi trả cho chị
=> Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp
- Một người vợ, một người mẹ giàu tình thương
+ Tìm mọi cách cứu chồng trong cơn nguy kịch
- Mọi người phụ nữ cứng cỏi dũng cảm
+ Hạ mình van xin khi cai lệ thét đòi trói anh Dậu
+ Để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị đã kiên quyết chống cự
(Mọi sự nhẫn nhục đều chó giới hạn)
+ Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ
- Đó là quy luật tất yếu trong xã hội "có áp bức, có đấu tranh"
BÉ HỒNG
Cậu khát khao được yêu thương, được sống với mẹ
Như những đứa trẻ khác, cậu mong muốn sống trong tình yêu thương của mẹ, áp mình bào hơi ấm của mẹ, mong muốn cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ.
Cậu mong muốn, nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, cậu phải xa mẹ, sống với những người mà cậu không cảm nhận được tình yêu thương từ họ.
- Một đứa trẻ, nhưng cậu biết đâu là đúng, đâu là sai.
- Luôn tin tưởng vào mẹ, dù có ai nói gì đi nữa.
=>Nhân vật Hồng chính là nhân vật gián tiếp nói lên tất cả con người Nguyên hồng trong cuộc sống thực.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom