[Ngữ văn 8] Tiểu sử các nhà văn

L

lan_phuong_000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TIỂU SỬ CÁC NHÀ VĂN
603208eobbdv557e.gif

AddEmoticons002121.gif
Cùng nhau tìm hiểu về cuộc đời các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc
AddEmoticons002121.gif

AddEmoticons002121.gif
Cùng phân tích nhưng cái hay cái dở trong những tác phẩm của họ
AddEmoticons002121.gif

AddEmoticons0094.gif
Đó là mục tiêu chúng ta hướng tới trong pic này
AddEmoticons0094.gif


Nào bánh xe bắt đầu lăn

319.gif

443106pma1nxnp96.gif


Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà văn Thanh Tịnh
 
M

mia_kul

Thân thế & sự nghiệp

Thanh Tịnh sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại làng Dương Nỗ, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...

Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường. Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông (Mòn mỏi, Tơ trời với tơ lòng) được Hoài Thanh giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).

Chân Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng.

Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.

Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, chuyên sáng tác. Ông đã là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I, II), ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
 
T

tunkute123

Tác phẩm

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước năm 1945


  • Hận chiến trường (thơ, 1936)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)
  • Xuân và Sinh (truyện ngắn, 1944)
Sau 1945


  • Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
  • Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
  • Thơ ca (thơ, 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996).
Tặng thưởng

Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.
Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].
Nhận xét

Khi đi học, Thanh Tịnh đã ham thích văn chương. Hai nhà văn PhápAlphonse DaudetGuy de Maupassant có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.
Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tinh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[
 
T

tunkute123

Thanh Tịnh - tên thật: Trần Văn Ninh, sinh ngày 12.12.1913 tại làng Dương Nổ, Thừa Thiên Huế. Ông là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở nửa cuối những năm 30 của thế kỷ 20 . Thơ Thanh Tịnh có phong cách nhẹ nhàng, thanh cao - đúng như bút danh ông chọn cho mình: Thanh (Trong sáng - cao sang). Tịnh (Tinh khiết - sạch sẽ). Nhà phê bình Nguyễn Tấn Long nhận xét :’’Thơ Thanh Tịnh có nhiều sắc thái biến chuyển do ngoại vật, ngoại hình xâm nhập hồn thơ và rung lên từng nhịp điệu riêng biệt mà ít khi bị ràng buộc bởi nội tâm...’’. Tập thơ đầu tay - Hận Chiến Trường, đã đưa ông lên hàng những nhà thơ nổi tiếng đương thời. Nhiều bài thơ của ông còn được đăng trên các báo Phong Hóa, Ngày nay, Tinh Hoa, Tiểu thuyết thứ Năm... Trong số đó có 2 bài gây được tiếng vang: Mòn Mỏi Tơ trời với tơ lòng. Thanh Tịnh cũng là người đoạt giải nhất cuộc thi Thơ do Hà Nội Báo tổ chức năm 1936.
Chúng ta cùng nhau đọc lại một trong hai bài thơ nổi tiếng kia:

TƠ TRỜI VỚI TƠ LÒNG

Còn nhớ hôm xưa độ tháng này
Cánh đồng xao xác lá đùa cây
Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm
Một đọan tơ trời lững thững bay

Tơ trời theo gió vướng mình ta
Mỗi khắc bên nàng nhẹ bỏ qua
Ngiêng nón nàng cười, đôi má thắm
Ta nhìn vơ vẩn áng mây xa

Tìm dấu hôm xưa giữa cánh đồng
Bên mình chỉ nhận lúa đầy bông
Tơ trời lơ lửng vươn mình uốn
Để nối duyên mình với... cõi không.
(Phong Hóa)
Nếu trên Thi đàn, Thanh Tịnh đã gặt hái được thành công, thì trong Văn chương ông cũng là nhà văn được dư luận đánh gía cao, có vị trí trong lòng người đọc. Ngoài viết Khảo luận, Văn hóa, Thanh Tịnh có tập thơ Han Chiến Trường, 5 tập truyện sáng tác hồi 1936 - 1941 và 2 tập thơ, 1 tập truyện xuất bản hồi 1954 - 1980. Trong các sáng tác của ThanhnTịnh, đáng chú ý tập Quê Mẹ. Tôi còn nhớ một đoạn văn trích trong đó, tin rằng lớp học sinh tiểu học thời ấy - bây giờ đã lên ông, lên bà, lên cụ - khó ai quên: ’’Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm dắt tay tôi đi trên đường... tới trường...’’. Các bạncó đồng ý không: Hầu như đưa con lần đầu tiên đến trường là các Mẹ. Dù là bé trai hay bé gái, chúng đều muốn được Mẹ dắt tay đưa tới nơi mà chúng e ngại vì lạ lẫm. Dường như lúc này, Mẹ là điểm tựa vững chắc của bé.
Tôi cũng có cảm giác như vậy: Mẹ tôi là người đàn bà thôn quê nhưng rất đẹp, cái đẹp thuần khiết của người phụ nữ Việt cổ: Mặt trái soan, tóc xanh, mắt đen huyền, ’’Mắt sáng, môi hồng, má đỏ ău’’ (1) -nghiã là đầy đủ tố chất của người đàn bà đẹp. Sau này, lớn lên, được đọc một bài khảo cứu về nhân chủng hoc (tôi không còn nhớ tên tác gia ) - viết rằng: Đặc trưng của người Việt cổ có một điểm rất dẽ nhận: Ngón chân cái toãi ra, người ta gọi đó là ’’Bàn chân Giao Chỉ’’. Mẹ tôi có bàn chân như thế. Đến độ: Nếu có tiền mua giầy, Người cũng không thể đi được, gần cả cuộc đời đi chân đất. Về gìa, chúng tôi sắm cho Người đôi dép... thửa riêng. Mẹ không biết chữ, chỉ được bố dậy một chữ kí, thay vì phải điểm chỉ.
Buổi sáng, hôm mẹ đưa tôi tới lớp nhờ thầy dậy dỗ - đúng là ’’đầy sương thu và gió lạnh’’, vì đó là cuối thu, vào đông. Đến giờ - đã gần 60 năm trôi qua - tôi vẫn nhớ rõ buổi mai hôm ấy... Thanh Tịnh đã ghi lại hộ lũ trẻ ở thôn quê giờ phút thiêng liêng - lần đầu đến lớp học - bằng đoạn văn ‘’xuất thần’’, kia .
Hình ảnh về Mẹ làm tôi nhớ rõ nhất: Người nhuộm răng đen, mỗi khi cười hàm răng đen nhánh như chùm những hạt (qủa) na - đúng như Lưu Trọng Lư viết về hình ảnh mẹ mình trong bài thơ Nắng Mới - nổi tiếng một thời :
NẮNG MỚI
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao sác gà trưa gắy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập trùng sống lại những ngày không

Tôi nhớ Mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi

Hình ảnh Mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong buổi trưa hè trước dậu thưa.’’

Phong trào cách mạng mùa thu năm 1945 dâng cao. Cũng như nhiều thanh niên đương thời, Thanh Tịnh tham gia cướp chính quyền ở Huế. Toàn quốc kháng chiến (1946), ông bỏ lại tất cả - Huế thưong, gia đình, vợ con - lên đường vào chiến khu 9 năm kháng chiến chống Pháp…
Hòa bình lập lại, từ chiến khu, không kịp trở về thăm nhà, ông ra Bắc tập kết với suy nghĩ 2 năm sau sẽ về (cũng không muộn), vì Hiệp định Genève quy đụnh:, 2 năm sau cả nước sẽ tổ chức Tổng tuyển cử tự do. Ai ngờ, cuộc ra đi đó kéo dài 20 năm. 20 năm ông vẫn chung thủy đợi chờ ngày tái ngô cùng gia đình. Ông sống đạm bạc, thủy chung (không lấy ai), trong khi nhiều người cùng hoàn cảnh tập kết như ông đã phải ’’đi bước nữa’’...
Đất nước thống nhất, ông vội trở về Huế tìm vợ con, nhưng cuộc trở về không như ý muốn: Bà nhà và các con bị giòng thác chiến tranh cuộn trôi, phiêu bạt đến nơi nào ông không hề biết... Trong khi nhiều người vui mừng vì gặp lại người thân thì Thanh Tịnh thất vọng, lủi thủi trở về sống trong căn hộ nhỏ bé của lãng đạo Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội phân phối cho. Lại chiếc giừơng cá nhân, lại cơm niêu nước lọ, mòn mỏi đợi chờ... chờ... đợi... cho đến ngày 17 tháng 7 năm 1988, ông đã không thể chờ được nữa - ra đi vĩnh viễn trong tâm trạng - ``Mối tình mang (theo) xuống tuyền đài chưa tan``. Khi nhắm mắt xuôi tay vẫn không gặp được vợ con. Mấy năm sau, người con trai biết được tin về cha minh trở về tìm... nhưng đã qúa muộn. Anh chỉ còn cách duy nhất: Mang xương cốt cha về an táng ở Huế thân yêu - mảnh đất suốt đời Thanh Tịnh Mòn Mỏi... Thương nhớ - nhớ thương!
Chúng ta hãy quay trở lại thời gian kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1954). Trở về Hà nội, Thanh Tịnh công bố 1 tập thơ, 1 tập truyện ngắn. Có thể không gian để ông ’’vùng vẫy’’ trong thơ Tiền chiến là không gian dàn trải, mênh mông và đầy mộng mơ... còn không gian trong cuộc kháng chiến chống Pháp là cụ thể, có giới hạn, đầy cam go. Vì thế Thanh Tịnh không thể thích nghi với môi trường, kết qủa do ’’lệch pha’’, người đọc nhận ra chất lượng nghệ thuật của 2 tác phẩm này không sánh được với các sáng tác trước đó của ông...
Mải tới năm 1957 - sau 11 năm xa nhà, xa vợ con, hai miền đất nước vẫn bị chia cắt - ông viết bài thơ diễn tả nỗi lòng của người con xa Huế. Tâm hồn xao động, nỗi nhớ Huế vẫn da diết, triền miên. Thanh Tịnh trút tình cảm của mình vào thi phẩm:

NHỚ HUẾ QUÊ TÔI

Sông núi vươn dài tiếp núi sông
Cò bay thẳng cánh nối đồng không
Có người bảo Huế, xa, xa lắm!
Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng
Giọng hò mái đẩy - đặc trưng của Huế - cứ man mác, vang lên trong tâm tưởng ông. Giống như Thi sĩ Nguyễn Bính có cùng tâm trạng: Từ miền Nam ra Bắc tập kết, trong nỗi niềm ’’Ngày Bắc - Đêm Nam’’ - ghi lại cảm xúc ở bài Đêm sao sáng, có những câu làm người đọc xúc động: ’’Sao trời có bữa còn quên mọc. Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em’’.
Thanh Tịnh không chỉ nhớ Huế về ban đêm mà nhớ không lúc nào nguôi:

Mười một năm trời mang Huế theo
Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo
Giọng hò mái đẩy, vờn mây núi
Man mác sông Hương lướt đỉnh đèo
Ấn tượng sâu đậm về Huế : Hình ảnh quê hương Huế đẹp và Thơ, ‘’Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo’’, sông Hương núi Ngự Bình, mà còn có những người bạn chiến đấu đã nằm lại vĩnh viễn bên ven rừng, trảng cỏ, đồng không mông quạnh. Thậm chí chẳng còn dấu tích của nấm mồ ghi lại chiến công thầm lặng của người chiến sĩ hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc:

Có bao người Huế không về nữa
Gửi đá ven rừng chép chiến công
Có mồ liệt sĩ nâng lòng đất
Buồm phá tam giang gió thổi lồng
Huế chỉ còn đọng lại trong lòng tác gỉa với nỗi trầm mặc trước: Cổ thành, đền đài, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, với sông Hương xao động mặt nước , với núi Ngự bình như vẫn còn đang ì ầm chuyển động trong lòng:

Lặng lẽ trăm năm bóng cổ thành
Bao lần mắu đỏ nhuộm đồng xanh
Cờ sao ngày ấy trùm cung cấm
Sông nước xôn xao núi chuyển mình.
Bài Nhớ Huế quê tôi có thể xem là dấu tích cuối cùng, là ngôi sao sáng chói lên rồi vụt tắt trong sự nghiệp thi ca của nhà thơ Tiền chiến tài danh. Bài thơ được người đọc đánh gía cao, nằm trong nhóm 100 thi phẩm hay nhất Việt Nam của thế kỷ 20. Sau sự kiện ‘’một bài’’, Thanh Tịnh gác bút… thơ. Nhưng không bị cuộc sống cô độc ảnh hưởng, ông tìm cho mình một lối sáng tác khác: Sáng tác độc Tấu - loại hình văn học có tác dụng , phục vụ hữu hiệu công tác tuyên truyền, gíao dục…
Trước khi nói đến Tấu - Hài, cần nhắc lại: Trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Tịnh ngoài sáng tác văn thơ, ông còn viết Ca dao, Tấu nói. Trong nhiều Ca dao kháng chiến của ông, chắt lọc được 2 câu độc đáo, đi vào lòng dân đến độ tên tuổi người sáng tạo ra nó bị mờ đi, biến thành ca dao của văn chương dân gian truyền miệng:

Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần Dân liệu cũng xong.

(Có thể sau này, các nhà Tuyên huấn đã phát triển ý của hai câu thơ kia thành ’’Của Dân - Do Dân - Vì Dân’’, chăng)? Câu ca dao do chính ông viết nhưng rất nhiều người vô tình ’’Phủ định’’, cho rằng, đây là của giòng văn học dân gian. Mãi gần đây, giới nghiên cứu mới khẳng định đó là 2 câu của một bài ca dao của Thanh Tịnh. Nhờ vậy, ’’Đứa con tinh thần’’ mới được về với cha nó:Thi sĩ Thanh Tịnh.
Còn tiếp
 
T

tunkute123

Về loại hình văn học mới mà Thanh Tịnh sáng tác là Tấu - Hài. Ông phát triển từ Tấu nói, viết hồi kháng chiến chống Pháp. Bộ đội là những chàng lính trẻ. Đời lính không chi có đánh đấm, chết chóc, bị thương mà rất cần có cho họ không gian thư giãn lành mạnh sau những trận đánh ác liệt. Vấn đề đặt ra cho cấp chỉ huy: Phải có gì giải trí cho họ. Tất nhiên đó là Văn nghệ (ca hát, hò vè, diễn kịch, báo tường). Thế nhưng người lính chiếm đa số là nông dân, văn hóa thấp. Vả lại thời gian biểu diễn cần phải nhanh, gọn nhưng các sáng tác - biểu diễn phải đạt được yếu tố gíao dục, tuyên truyền…. Thế là những đợt vận động trong giới văn nghệ sĩ sáng tác phục vụ thiết thực cho người lính - được phát động. Thanh Tịnh chọn cho mình hình thức sáng tác: Tấu - Hài.
Không có loại hình văn nghệ nào đơn giản, dễ biểu diễn nhưng lại hiệu qủa bằng Tấu - Hài, bởi nền tảng của nó là kích thích đối tượng bật ra tiếng cười nhằm động viên, biểu dương cái tốt, phê phán thói hư tật xấu để người xem tự liên hệ phấn đấu tốt lên, tiến bộ hơn. Tấu - Hài gây cười, tác dụng gíao dục rất cao. Chính trong hoàn cảnh đó, các bài Tấu - Hài của những nhà văn - kể cả nghiệp dư - đáp ứng kịp thời yêu cầu của người lính. Sức thu hút, thuyết phục của độc tấu trở thành loại hình văn nghệ dân gian phát triển, không ngừng nâng lên. Nó thịnh hành không chỉ trong van nghệ quân đội, mà lan truyền ra tòan bộ sinh hoạt văn hóa của cả xã hội. Đến nỗi khi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lúc cuộc chiến ác liệt nhất, ngoài loại hình ’’Tiếng hát át tiếng bom’’, hoạt cảnh, kịch ngắn - độc tấu là tiết mục ‘’chủ soái’’ trong mọi cuộc trình diễn Văn nghệ. Bất cứ nơi nào có biểu diễn văn nghệ là ở đấy có Tấu - Hài. Đa số các tác gỉa viết kịch bản và nghệ sĩ biểu diễn đều không chuyên, tự biên theo mô típ sáng tạo của Thanh Tịnh.
Tôi nhớ: Năm 1967 vào học Đại học Xây Dựng Hà Nội. (lúc đó trường sơ tán về Quế Võ - Bắc Ninh ngày nay, sau 1970, chuyển về Hương Canh - Vĩnh Yên). Cứ chủ nhật, ngày lễ, nghỉ học - lại đạp xe về Hà Nội thưởng thức các chương trình biểu diễn văn nghệ của các đoàn văn công hoặc hội diễn văn hóa quần chúng. Ở tất cả các buổi sinh hoạt đó đều có những bài độc tấu. Người độc tấu xuất sắc nhất của Hà nội bấy giờ là Hữu Tòng. Bao giờ anh biểu diễn, vé vào cửa của những rạp tổ chức cũng hết bay. Hữu Tòng được thính gỉa đài Tiếng nói Việt Nam trên tòan miền Bắc yêu mến, khán gỉa thủ đô đặc biệt mến mộ. Chất hài trong kịch bản của tác gỉa chỉ vừa vừa, tàm tạm, nhưng đến tay Hữu Tòng, anh khai thác, cường điệu, đẩy sự hài hước lên tới điểm đỉnh, tối đa và khán gỉa cũng cười hết cỡ... ``thợ``...cười! Khi xã hội đã chuyển sang ’’gu’’ thưởng thức mới - Video, những phim bộ của Hồng công, Đài loan lấn lướt, biểu diễn tạp kĩ thu hẹp, Tấu - Hài hết đất dụng võ, vai Hài chỉ còn loáng thoáng, lác đác trong Cải lương, Chèo, Tuồng cổ. Hữu Tòng cũng giải nghệ.
Một lần - Hơn 20 năm sau (1991) - tình cờ đi lang thang ở quảng trường nhà hát Lớn định sà vào qúan bia Cổ tân. Đây là quán bia được mệnh danh là ``quán nghệ sĩ``, là bởi: Nó nằm cạnh nhà hát Lơn - nơi ở phía sau là ``Đại`` bản doanh của đoàn kịch nói Trung ương. Hàng nghày các nghệ sĩ``còm``ở đoàn kịch, ở những nới khác đều đến đây tụ tập uống bia (bán kèm thức nhắm...). Chợt nhìn thấy bên kia đường - phía đối diện - Hữu Tòng đứng cạnh hàng rào Viện Bảo Tàng Lịch Sử - đang lấy... ráy tai cho một khách hàng, bên cạnh có mấy người chờ lượt. Họ nói cười vui vẻ. Hữu Tòng vẫn giữ phong độ như khi xưa trên sân khấu, trên làn sóng điện - chọc cho hàng nghìn khán giả cười, còn bây giờ vừa làm, vừa mua vui cho khách hàng cắt tóc bằng những câu nói vui, tế nhị…
Tôi tiến lại... hai bên nhận ra nhau...
Hữu Tòng đã gìa, kinh tế gia đình chắc eo hẹp, anh trở về nghể gia truyền: ’’Đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để lấy tiền’’. Anh và cậu con trai không đủ khả năng mở một cửa hiệu cắt tóc trên mặt phố mà dùng 2 chiếc gương, hai hộp gỗ treo lên hàng rào song sắt của Viện Bảo Tàng, cắt tóc cho dân vãng lai, hoặc lấy rắy tai cho các nghệ sị nghèo tụ tập ở quán bia bên kia đường - kiếm sống. Điều này mới thật đặc biệt: Hữu Tòng lấy rắy tai thuộc loại’’siêu đẳng’’, cộng với chất hài hước đẵ có sẵn trong mắu - thu hút, khách cứ xếp hàng nhờ anh cắt tóc, nghe anh ’’Phán’’ về thiên hạ chạy đua ‘’tự cởi trói - tự cứu’’ và ``Những việc cần làm ngay``!... Chô khác có thể chỉ cắt tóc, nhưng đến với Hữu Tòng, nhất định ai cũng phải tự nguyện lấy rắy tai. Dĩ nhiên khách bỏ số tiền gấp rưỡi nhưng vẫn vui, thoải mái vì được tiếp xúc với người nghệ sĩ tài danh trên đường phố và… được ‘’rửa tai’’ sạch những con ‘’rắy’’mà không cần mua ‘’thuốc tím’’. Điều quan trọng: Tay nghề Hữu Tòng cao, khách yên tâm, không sợ bị que ngoáy chọc thủng màng nhĩ - dẫn tới... điếc!
Sau này và cho đến tận bây giờ, Tấu Hài về cơ bản vẫn trên nền tảng của tấu nói: Nhà văn - Người nghệ sĩ - chớp lấy một khoảnh khắc, một câu chuyện, một mảng đời... ghi lại những thuộc tính rất cơ bản, đẩy lên, cường điệu lên để phê phán thói hư tật xấu của người đời. Những đối tượng bị ’’Châm’’, nổi cắu ( do người nghe Tấu ``qúa``... buồn cười) , nhờ vậy, thói hư tật xấu đó sẽ được khắc phục nhanh. Đôi khi cả một tầng lớp trong xã hội - nhận ra thiếu sót mà khắc phục, sửa chữa... gòp phần khiến con người và xã hội tốt hơn.
Viết xong kịch bản độc Tấu, nhà văn mới chỉ thực hiện, đạt được non nửa yêu cầu, gìa nửa kia phải do nghệ sĩ biểu diễn Hài kịch gánh vác, hoàn chỉnh. Những nghệ sĩ như Hữu Tòng là người làm vai trò hoàn thiện kịch bản từ trang sách truyền cảm ý tưởng của tác gỉa đến Thính - Khán gỉa. Nghệ sĩ độc tấu Hài càng tài năng, hiệu qủa gíao dục càng cao... Có thể nói người phát minh, khai sinh ra bộ môn Tấu - Hài là Thi Sĩ - nhà Văn Thanh Tịnh.

Thơ, văn của Thanh Tịnh đã ghi dấu ấn trong lòng độc gỉa gần 70 năm trước. Tấu - Hài của ông cũng lại được lớp khán thích giả hôm nay đón nhận nồng nhiệt. Vì là món ăn tinh thần ’’ngon’’, hợp khẩu vị thời đại, Tấu - Hài tiếp tục phát triển, nâng lên. Lớp khán gỉa ngày hôm nay trẻ, năng động, trí tuệ hơn nên đòi hỏi kịch bản Tấu - Hài phải bám sát thời sự và quan trọng: Nghệ sĩ biểu diễn phải ``chọc‘’ cười nhiều hơn, nhưng lại phải làm cho khán thính gỉa thoải mái, nhẹ nhàng, đúng chức năng giải trí, cừơi ‘’mà… học’’! Bởi vậy, người viết kịch bản, người biểu diễn phải giỏi, tay nghề biểu diễn phải cao - mới đáp ứng được đòi hỏi của xã hội trong thời đại kinh tế thị trường - bùng phát.
Lớp nghệ sĩ biểu diễn kế tiếp thế hệ Hữu Tòng, Trịnh Mai, Trần Tiến - ra đời: Xuân Hinh, Minh Vượng, Quang Tèo, Xuân Bắc… (miền Bắc), Văn Chung, Bảo Chung, Bảo Quốc, Hồng Vân… (miền Nam), Vân Sơn, Chí Tài, Hồng Đào… (Hải Ngoại) và ngay cả bậy giờ đã có rất nhiều nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn trẻ xuất hiện. Tấu Hài không chỉ biểu diễn trên sân khấu bề thế mà đã phát triển rộng khắp đến tận từng quán Cà phê (2). Mỗi khi xem các nghệ sĩ tung hoành trên chương trình ''Hài'', với các tiết mục ''liên Khúc'', các đoạn ''kịch ngắn''', các màn biểu diễn ''cường điệu''... do các nhà văn cùng các nghệ sĩ biểu diễn - tạo ra, làm chúng ta cười thoải mái, sảng khoái sau những bức xúc của cuộc đời... rồi suy ngẫm về thế thái nhân tình... Chúng ta hãy đừng quên ''cha đẻ'', của chương trình Tấu - Hài!
Thiết nghĩ: Sự tiếp nhận nhiệt thành của xã hội, sự thích thú của khán thính gỉa qua tiếng cười, tràng vỗ tay tán đồng - chính là phần thưởng vô gía của cuộc sống giành cho Tấu - Hài và người khai sinh ra nó!
Người xứng đáng nhận phần thưởng cao qúy này, trưóc tiên phải là: Cố Thi sĩ - Nhà Văn Thanh Tịnh!
 
M

mia_kul

Về truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh:


Thanh Tịnh nổi tiếng với Quê mẹ, tập truyện ngắn mang phong cách riêng gần gũi với Thạch Lam, Hồ Dzếnh trong những cảm nhận tinh tế và đượm buồn về cuộc sống của một lớp người nghèo nơi một làng quê miền Trung, xứ Huế, có tên là Mỹ Lý.



Làng Mỹ Lý trong văn Thanh tịnh cũng giống như bao làng quê khác của Miền Trung: có một dòng sông nhỏ chảy qua; một cánh đồng làng rộn vui vào mùa gặt hái khi trai bạn đến; những đêm trăng cho người lớn trò chuyện và trẻ nô đùa; cái quạnh quẽ của một bến đò ngày mưa; một con đường sắt xuyên qua đồng làng để giữa cánh đồng trơ trọ bỗng mọc lên một cái ga xép với tiếng còi vảng trong đêm, với tiếng bánh xe tay lăn trên đường đá đón một chuyến khách khuya…



Làng Mỹ Lý với những con người bình dị, chất phác với nếp sống quen thuộc từ lâu đời; những ước mơ và hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ gắn với những lo âu muôn thủa của đời người; con gái lấy chồng xa về thăm Quê mẹ; đẻ con so về nhà mẹ; những vui – buồn thoát đến thoát đi trên sông nước – “thuyền về Đại Lược, duyên ngược Kim Long…”; mối tình vừa nhen nhóm bỗng lụi tắt giữa cô gái quê và thầy ký ga phải đổi vùng… Quê mẹ - ấy là những nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía về những phôi pha, bất trắc của cuộc đời. Cũng không hiếm những nỗi buồn quặn thắt, như nỗi buồn của ông lão mù cùng đứa cháu kéo những chuyến xe không khác trong Am cu ly xe; hoặc pha chút huyền bí trong cảnh người chồng, người cha hóa hổ vì ngậm ngải quá hạn trong Ngậm ngải tìm trầm. Rất lâu đời và tưởng như cứ vĩnh viễn mãi thế, cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn của những lớp người lao động nghèo khổ.



Đọc Quê mẹ để hiểu thêm về con người và cuộc đời trong xã hội cũ, với cái nghèo lưu truyền cùng những bất trắc và bất hạnh luôn luôn gắn với đời người. Nhưng cũng là để lưu lại tình đời và tình người, lưu lại sức chịu đựng và vượt lên những gian nan thử thách, nhờ nó mà con người có thể tồn tại, hơn thế, thỉnh thoảng cũng có được sự an ủi và bù đắp trong những niềm vui đơn sơ, bình dị.



Quê mẹ - đó còn là những trang thật trong trẻo và đầy dư vị tuổi thơ, chắc không riêng lứa tuổi tôi mới có thể dễ dàng thuộc lòng, như những trang Tôi đi học: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm miên man của buổi tựu trường”. Những trang vui và ngộ nghĩnh trong tiếng trẻ học bài: “Rắn là một loài bò … sát không chân”, ở một tuổi thơ đã biết cách chia sẻ và “can thiệp” vào tình yêu của người lớn trong cái truyện có tên Tình thư.



Và tình yêu, trong Bến nứa, Quê bạn, Tình trong câu hát. Bên con đường sắt… những mối tình vừa man mác vừa tha thiết, tất cả đều đượm buồn và không thôi trĩu nặng lòng người, vì hạnh phúc trong đời đối với mọi lớp người nghèo là quá mong manh và xa vời trong mong mỏi và ao ước.



Từ hơn nửa thế kỷ qua, Quê mẹ gắn với Thanh Tịnh, như một biểu tượng cụ thể của tình quê hương. Đọc Quê mẹ để hiểu khi người viết có thêm một tình yêu tha thiết với mảnh đất quê với cảnh và người một vùng cụ thể, họ sẽ thổi được một sự sống riêng, tỏa được một hơi ấm riêng, khiến cho những trang viết bỗng dưng có hồn, để trở thành một lưu luyến, khắc khoải cho người đọc thuộc nhiều thế hệ. Quê mẹ của Thanh Tịnh, đó là làng Mỹ Lý, cũng như quê ngoại của Tô Hoài – làng Bưởi ven đô Hà Nội; “quên ngoại” Hồ Dzếnh – một vùng sông nước xứ Thanh; rồi “quê nội” của Võ Quảng – thôn Hòa Phước, một làng quê ven sông Thu Bồn… ấy là biểu tượng của làng quê, là sự sống của tình quê trong hành trình lịch sử.



Những “quê mẹ” rồi “quê ngoại” và “quê nội” trong văn xuôi dành cho tuổi thơ nói riêng và người đọc rộng rãi nói chung, những tên riêng khơi gợi hoặc đánh thức bao lưu kuyến về tình quê hương, để từ một quê hương cụ thể mà nâng lên tình đất nước – đó là con đường đi, là chu trình vận hành, là đóng góp cụ thể của văn xuôi hiện đại mà Thanh Tịnh là thuộc số ít người có công khởi động và để lại được dấu ấn theo thời gian cho đến hôm nay.



Mong cho mỗi người đọc, trước hết là những bạn đọc nhỏ tuổi có một “quê mẹ” cụ thể, hoặc “quê mẹ” trong tâm tưởng, trong tinh thần để nhớ thương và lưu luyến trong cái thời của cách mạng khoa học – kỹ thuật, của quá trình đô thị hóa đang xóa dần ranh giới nông thôn và thành thị.
 
L

lan_phuong_000

Trả lại cho Thanh Tịnh hai chữ "Hoang mang"

Có lẽ khó có một đoạn Việt văn nào trong trẻo và hay đến thế khi viết về kỷ niệm buổi đầu đi học. Đó là đoạn văn của Thanh Tịnh trích trong tập Quê mẹ, viết từ thời tiền chiến, đã trở thành kỷ niệm của rất nhiều cô cậu học trò qua bao thế hệ. "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường…"

Nhà văn Thanh Tịnh có lý do để dùng chữ "hoang mang". Ông giải thích 3 lý do: (1) Cậu trò nhỏ nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, chốc nữa đây người thân về rồi thì sẽ ra sao? (2) Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3) Họ ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Bất chấp 3 lý do đó, đùng một cái, đoản văn bất hủ này xuất hiện trong sách tập đọc những năm sau này đã bị các nhà biên soạn bỏ mất 2 chữ "hoang mang" và thay vào đó bằng từ "mơn man" thực vô nghĩa và hoàn toàn không phù hợp với văn cảnh và tâm trạng của cậu học trò lớp một. Sự thay đổi này không biết có được phép của nhà văn Thanh Tịnh hay chưa? Và làm như thế có tuỳ tiện với di sản văn chương và vi phạm luật bản quyền hay không?

Trở lên là chuyện văn chương. Nay không nói đến chuyện văn chương nữa. Trở về với cuộc sống. Trở về với ngày khai trường năm nay của những cô cậu học trò mới lớn, những người sẽ thành cô tú, cậu tú nay mai. Này tôi hỏi bạn, bạn có chút chi vương víu "hoang mang" không? Này là lớp mình có cùng nhau đi đến bờ đến bến không? Ai đỗ, ai trượt? Ai sẽ bị bỏ học giữa chừng vì cơm áo? Này là mẹ cha có đủ việc làm, có đủ thu nhập cho con yên tâm đến lớp? Này là thầy cô giáo, ai dữ, ai hiền? Có ai bắt học sinh phải liếm ghế, "thụt dầu"? Có ai đủ tình thương, có ai thô bạo "mày tao, lợn gà" với đám trò nhỏ? Thầy có đủ sức để dạy hay không, nhà trường có "mạnh dạn đổi mới" hay rụt rè thế thủ? Có đủ trường lớp hay phải học ca ba? Thi tốt nghiệp năm nay sẽ ú tim môn gì?…

Vậy là vẫn còn đó bao nhiêu điều để "hoang mang". Lựa chọn một thái độ tích cực là xã hội phải phấn đấu để cho mỗi ngày đến lớp của các em là một ngày vui, không còn một chút vương víu hoang mang. Là "ngành giáo dục - đào tạo phải cương quyết khắc phục những mặt hạn chế yếu kém, mạnh dạn đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục" như lời động viên của Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong thư gửi thầy trò nhân ngày khai giảng năm học mới 2004-2005.

Phải vậy thôi! Nếu có phải trả lại cho nhà văn Thanh Tịnh 2 chữ "hoang mang" thì cũng chỉ vì lý do văn chương mà thôi, không vì cuộc sống!​
 
L

lan_phuong_000

tiếp theo là nguyên Hồng nha ^^
----------------------------------------------------
 
M

mia_kul

Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 ở Nam Định[1]. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.
Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...
Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế".
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 
T

tunkute123

NGÔ TẤT TỐ
4_ngo1061.jpg
Ngô Tất Tố
(1894 - 1954) là một nhà vănhiện thực Việt Nam, tác giả tiểu thuyết Tắt đèn.

Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội). Từ nhỏ, Ngô Tất Tố theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm Ất Mão1915 ông đỗ đầu kỳ sát hạch, nên được gọi là đầu xứ Tố.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng.
Ông sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với nhiều bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
Ngô Tất Tố qua đời vào tháng 4năm 1954.
Các tác phẩm

Ngô Tất Tố có viết nhiều công trình nghiên cứu như: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh dịch (1944) ... trong đó ông phê phán những tư tưởng tiêu cực của Nho học.
Trong cuốn tiểu thuyết Lều chõng, ông mô tả cảnh thi cử dưới chế độ xã hội phong kiến xưa, nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.
Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố, trong đó ông nêu lên cảnh cơ khổ cùng cực của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột cay nghiệt của giới địa chủ.
Giải thưởng

Đánh giá công lao to lớn của ông, Hội đồng Nhà nước đã quyết định truy tặng Ngô Tất Tố Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1).
 
T

tunkute123

“Tắt đèn” - tác phẩm văn học hiện thực phê phán nổi tiếng nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954) đã được nhóm B.R.O chuyển thể kịch bản thành truyện tranh. Đây là tác phẩm thứ hai nằm trong bộ truyện tranh Danh tác Việt Nam mà công ty Phan Thị đang triển khai nhằm mục đích vực dậy niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên, tôn vinh giá trị kho tàng văn học Việt và góp sức thúc đẩy sự phát triển nền truyện tranh của nước nhà.
BIA_TATDEN_tap01.jpg

Trong tác phẩm, cảnh đời tràn nước mắt của gia đình chị Dậu trong cảnh sưu thuế ngặt nghèo dưới thời phong kiến năm 1938 đã được tái hiện một cách sống động với nhiều cung bậc cảm xúc dưới nét vẽ của các thành viên B.R.O.

Với truyện tranh Tắt đèn, độc giả sẽ có một cách tiếp cận mới với tác phẩm được đánh giá là “một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là một kiệt tác tòng lai chưa từng thấy” (Vũ Trọng Phụng). Bối cảnh, nhân vật, sự kiện không chỉ được thể hiện bằng câu chữ mà còn hiện lên sinh động bằng những hình vẽ được tác giả chăm chút cẩn thận.

TẮT ĐÈN – 1 đã được phát hành vào ngày 20/07/2010.
Độc giả có thể mua truyện tại các nhà sách thuộc hệ thống nhà sách Fahasa, nhà sách Phương Nam và Việt Văn trên toàn quốc. Đặc biệt, Công ty Phan Thị sẽ giảm giá 10% cho những khách hàng đặt mua truyện trực tuyến trên website www.phanthi.vn
Một số hình ảnh của truyện.
Trang truyện dân làng Đông Xá bị đóng cổng làng vì chưa nộp thuế
 
L

lan_phuong_000

Xuất thân
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.3
[sửa]Viết văn, làm báo
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...[1]
Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với 29 bút danh khác nhau như : Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
[sửa]Sau Cách mạng tháng Tám
Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Ngô Tất Tố là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng chưa rõ ông gia nhập đảng năm nào. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Không rõ Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba ngươi con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thanh Lịch (đại biểu quốc hội). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố. [2]
 
L

lan_phuong_000

Nhà báo
Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Các tác giả nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội thực hiện năm 2004 với người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 26 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh.
Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004), từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo". Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khuẩn cấp
[sửa]Nhà nghiên cứu
[sửa]Phong cách

[sửa]Chủ nghĩa hiện thực về người nông dân
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững"
Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.[3]
Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà v******* chiến và quá trình hiện đại hóa (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005), viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết "rất xúc động" khiến người đọc có thể "nhiều phen ứa nước mắt".[4]
Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay". [5]
[sửa]Nhà văn giao thời
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ (thế kỷ 20) (những Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn...) thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng".[6]
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.
Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt".
Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc... vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".[7]
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.
 
O

ooookuroba

Góp ý góp ý cho chủ topic ;))

Nếu chỉ đơn giản dẫn thân thế - sư nghiệp - cuộc đời - con người - vân vân và vân vân... thì bác Gật Gù (Google) làm được hết.

Tại sao chủ topic không nêu câu hỏi về tác giả hay tác phẩm của tác giả đó nhỉ?

_.__!
 
L

lan_phuong_000

Góp ý góp ý cho chủ topic ;))

Nếu chỉ đơn giản dẫn thân thế - sư nghiệp - cuộc đời - con người - vân vân và vân vân... thì bác Gật Gù (Google) làm được hết.

Tại sao chủ topic không nêu câu hỏi về tác giả hay tác phẩm của tác giả đó nhỉ?

_.__!
phỏng đúng theo nguyện nguyện vọng của bác kuro :khi (196):
chúng ta sẽ mở rộng phạm vi
mình thử mở nha
cùng tìm hiểu về đại thi hào
NGUYỄN DU
(Quanh vị này sẽ có nhiều điều để nói ) ^^
 
M

mia_kul

Nguyễn Du nổi tiếng về truyện Kiều. Thêm nữa là trong nhà trường thì chỉ tập trung vào truyện Kiều của ông thôi, nên theo em, ta nên bàn luận luận về truyện Kiều của đại thi hào này ạ :)
 
L

lan_phuong_000

Tiểu sửNguyễn Du tên tự là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (24-8-1740) - (27-8-1778), con gái một người làm chức câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).[1] [2]

Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát:

1.Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời.
2.Năm 1776 (Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời.
3.Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên (cử Nhân) và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.

Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.

Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với nhà Tây Sơn|Tây Sơn]], giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.

Năm 1793 Quý Sửu, Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm 1794 Giáp Dần, Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm 1805 Ất Sửu ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1807 được cử làm giám khảo kỳ thi h\Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 ông xin về quê nghỉ.

Năm 1809 ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình

Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).

Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 AL (16-9-1820) thọ 54 tuổi.

Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.[3]
 
M

mia_kul

Lâu lâu ko thấy pic thêm bài chi cả :-w

Em "hâm mộ" các tác phẩm Nam Cao lắm cơ ;)) ... nên "xin phép" em post một bài


Nam Cao (29 tháng 10, 1915 - 28 tháng 11, 1951) là một nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Sáng tác của Ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (người Công giáo), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[1] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân nay là tỉnh Hà Nam - xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt
Đến với con đường văn học

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.

Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.

Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến dịch biên giới.

Tháng 5 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Qua đời

Nam Cao hy sinh ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 - 10 âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình) do bị đối phương phục kích.

Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu

Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình "Tìm lại Nam Cao". Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam)

Một Nhà tưởng niệm Nam Cao cũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nam, để tưởng niệm nhà văn
 
T

tunkute123

Nguyễn Du là bậc thầy trong cách sử dụng ngôn ngữ. Ở Truyện Kiều của ông, ta thấy 2 luồng ngôn ngữ bác học và bình dẫn kết hợp hết sức nhuần nhuyễn. Khó có thể tìm thấy một hạn sạn trong cách dùng từ của ông vì nó quá trau chuốt. Nếu như Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất Nam Bộ thì Nguyễn Du_ người con xứ Bắc lại kết hợp 2 thứ ngôn ngữ lại với nhau, trong cái bình dị bật nổi cái bác học và ngược lại. Đó là cái tài của Nguyễn Du.
 
Top Bottom