[Ngữ văn 8] thuyết trình văn học

C

casauchua_pr0girl

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Jup' mình zới nhak! Mình pải làm pài thuyết trình văn học. Mấy pạn tìm ý jup' mình để làm những đề này nè:
1. Sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của chụ Dậu trong đoạn trích '' Tức nước vỡ bờ''
2. Nhận xét về nhân vật lão Hạc,từ đó nhận xét về phẩm chất người nông dân trong xã hội cũ
3. Nhận xét về những lần quẹt diêm và mộng tưởng, tính nhân đạo của truyện
tks nhak! :) :) :)
 
T

tiendat_no.1

3 )
-Lần quyệt diêm thứ nhất : khi diêm cháy một hình ảnh mộng tưởng hiện lên: Lò sưởi. Diêm tắt em bé trở về với thực tế; em bần thần cả người, nhớ việc đi bán diêm, sợ bị cha mắng.

-Lần thứ hai: Que diêm cháy, bé thấy bàn ăn có con ngỗng quay hiện lên. Diêm tắt, những bức tường dày lạnh lẽo, phố xá vắng teo, gió bấc vi vu bao quanh em

-Lần thứ ba lửa diêm vừa bừng sáng: Cây thông Nô-en trang trí rực rỡ, rất nhiều nến đã hiện ra. Diêm cháy hết, các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao.
-Lần thứ tư : Xuất hiện hình ảnh người bà đã mất, bà mỉm cười dịu dàng với đứa cháu mồ côi bé bỏng.
Em bé cất tiếng gọi bà, bày tỏ ước nguyện đi theo bà…

-Lần thứ năm (tất cả que diêm còn lại)

Em quẹt hối hả, liên tục. Hình ảnh bà nội hiện lên trong tưởng tượng chưa bao giờ to lớn, đẹp lão như thế. Em muốn níu giữ bà ở lại với em. Em đã vào cõi vĩnh viễn trong đói khát, trong đêm rét lạnh buốt, mang theo niềm hi vọng tan biến cùng ảo ảnh.

Nhận xét: - Thực tế và mộng tưởng tương phản với nhau làm nổi rõ ước mơ chính đáng mà không thể đạt được. Năm lần quẹt diêm, năm lần lặp lại và biến đổi, thực tại và ảo ảnh xen kẽ. Tất cả được sắp xếp và tưởng tượng tuyệt khéo gợi lên trước người đọc vẻ đẹp hồn nhiên tươi tắn của em bé đáng thương; cái chết thê thảm trở thành sự bay bổng về trời của một tiểu thiên thần.

Mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn; sau đó - hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, có thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện. Diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra, diêm tắt là lúc em trở về với thực tại.

Không biết làm gì hơn, em cố đánh diêm để có nhiều mộng ảo. Mỗi hình ảnh mộng tưởng là một ước mơ: lò sưởi (một gia đình sung túc); Bàn ăn (được no ấm); Cây thông Nô-en (được sum họp, vui chơi); Bà nội (được yêu thương); Hai bà cháu bay lên (thoát khỏi cơ cực)
_____________
Qua đó ,tác giả muốn gửi đến một thông điệp giàu tính nhân đạo: Hãy yêu thương trẻ thơ, hãy để trẻ thơ được sống hạnh phúc. Ngày nay vẫn còn nhiều trẻ em bất hạnh, truyện ngắn này giữ nguyên giá trị. Em bé chết vì đói rét và vì sự vô tâm của mọi người. Đôi má hồng, đôi môi mỉm cười: cách miêu tả thể hiện niềm cảm thông, thương yêu của tác giả.
 
T

tiendat_no.1

1)
Mở bài phải giớ thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh tác phẩm ra đời và giới thiệu đoạn trích, nêu nhận định chung.
Chị Dậu là một nhân vật chính trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, và đoạn trích tức nước vỡ bờ chính là cao trào của truyện thể hiện rõ nhất hình tượng phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng. Trong đoạn trích, giữa búc tranh u ám của một làng quê đang khốn khổ với bao nhiêu sưu thuế khắc nghiệt cùng lũ sâu bọ bán nước hại dân nổi lên một chị Dậu cũng khốn khổ không kém nhưng tiềm tàng những phẩm chất tốt đẹp. Chị Dậu phải nộp cùng lúc xuất sưu cho chồng và cho người em chồng đã khuất từ năm ngoái. Chị nghèo đói đến nỗi phải bán chó bán con mà vẫn không đủ tiền. Cuộc đời và số phận tăm tối ấy vẫn không làm mờ đi những ánh sáng hắt lên từ tâm hồn trong sáng, yêu thương gia đình của chị. Chị đưa bát cháo cho chồng nhưng cũng không quên nhìn xem chồng mình ăn có ngon không. Ở vai trò trụ cột gia đình, chị Dậu một mình hi sinh để lo cho chồng, một mình chịu đựng chạy vạy ngược xuôi để lo tiền đóng sưu. Chị Dậu đã có một quá trình chuyển biến tậm lý rõ ràng và dữ dội khi đối mặt với cai lệ và người nhà lý trưởng là những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị đểu càng, độc ác. Bằng cách thay đổi xưng hô từ chau-ông rồi ông-tôi và cuối cùng là ba-mày, chị Dậu đã thay đổi tư thế từ một người thuộc tầng lớp bị trị phải van xin, nhẫn nhịn, mong chúng rủ lòng thương; chị Dậu trở thành người ở tư thế ngang hàng, liều mạng cự lại chúng bằng lí lẽ. Để cuối cùng, khi bị dồn vào đường cùng, chị Dậu mới 'tức nước vỡ bờ' đứng dậy ở vào tư thế đứng t5ren6 đầu thù để chống lại bằng vũ lực. Đến đây phải nói thêm chị Dậu là người phụ nữ mang sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. Người phụ nữ nông dân nhẫn nhịn yếu đuối ngày nào giờ đã biết đấu tranh chống lại chế độ xã hội đầy những bất công phi lý. --> Cuối cùng bạn phải liên hệ rộng ra để nói về ý nghĩa của văn học hiện thực phê phán thời kì trước cách mạng: làm rõ hình tượng người nông dân. Tổng kết chị Dậu là hiện thân của con người mang số phận nghiệt ngã nhưng nhân phẩm sáng ngời.
___ hấy viết sinh động hơn nhaz bạn!!!!
 
T

tiendat_no.1

I. Tìm ý.
* Giới thiệu khái quát về hình ảnh người nông dân trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
* Cuộc đời và số phận.
* Vẻ đẹp tâm hồn.
* Nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm nghĩ về người nông dân trong tác phẩm – trong xã hội cũ nói chung.


II. Dàn ý:
1. Mở bài.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- Vấn đề: hình ảnh người nông dân.

2. Thân bài:
* Khái quát hình ảnh người nông dân.
a. Cuộc đời và số phận.
* Nhân vật lão Hạc:
- Nghèo khổ, bất hạnh,cô đơn.
+ Tài sản: Ba sào vườn, một túp lều , một con chó vàng.
+ Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con
+ Cô đơn , con trai đi đồn điền cao su.
+ Tai họa dồn dập: Trận ốm kéo dài ...Lão thất nghiệp
càng túng thiếu cùng quẫn
- Số phận: bế tắc, tìm đến cái chết thê thảm.
* Nhân vật anh con trai:
+ Nhà nghèo, không đủ tiền lấy vợ.
+ Bỏ đi đồn điền cao su.
* Nhân vật Binh Tư:
+ Nghèo khổ.
+ Bị tha hoá, sống bằng nghề trộm cắp. * Nhận xét:
+ Họ đều có cuộc đời nghèo khổ, cơ cực, số phận bế tắc...
+ Họ là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong xã hội cũ.
+ Hình ảnh đó gợi sự cảm thông, thương xót.

2. Thân bài:
a- Cuộc đời và số phận.
- Hiền lành, chất phác,giàu lòng nhân hậu (nhân vật lão Hạc).
+ Lão rất yêu con, thương con, đau đớn, dằn vặt khi con bỏ đi, dành tiền bán hoa lợi mảnh vườn cho con, chết vì con.
+ Lão yêu con Vàng như con, ân hận "khi nỡ đánh lừa một con chó".
- Vẻ đẹp của lòng tự trọng.
+ Lão đói nghèo nhưng từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.
+ Không muốn phiền hà đến làng xóm (chuẩn bị tiền làm ma khi lão chết).
+ Chết để bảo vệ nhân phẩm.

* Nhận xét, đánh giá bày tỏ cảm xúc của mình về vẻ đẹp tâm hồn
của lão Hạc nói riêng, người nông dân trong xã hội cũ nói chung.
+ Hình ảnh đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.
+ Yêu mến, kính trọng, khâm phục.
b- Vẻ đẹp tâm hồn.


C. Kết bài:
- Đánh giá tổng quát về hình ảnh người nông dân trong tác phẩm “Lão Hạc” (nói riêng), về hình ảnh người nông dân trong văn học hiện thực (nói chung).
- Cảm nghĩ, bài học .
 
T

tiendat_no.1

mình sưu được mấy bài trên và đây .. tham khảo nha !!!


Văn chương có loại đáng tôn thờ, có loại không đáng tôn thờ. Loại đáng tôn thờ là loại chuyên chú ở con người. Loại không đáng tôn thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Các tác phẩm của Nam Cao luôn hướng đến con người. Bên cạnh về đề tài trí thức trong xã hội cũ, Nam Cao còn rất thành công về đề tài nông dân. “Lão Hạc” là một truyện ngắn đặc sắc của ông viết về cuộc đời, số phận đáng thương của những người nông dân trong xã hội cũ.

Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng. Trong nghèo khổ mới thấy hết phẩm chất trong sạch của lão. Quá túng quẫn , chỉ ăn củ chuối, sung luộc…nhưng khi ông giáo mời lão ăn khoai, lão khước từ: “ông giáo để cho khi khác”. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo “ một cách gần như là hách dịch” những gì ông giáo giúp đỡ lão. Lão không theo gót Binh Tư đánh bả chó mà ăn. Lão gửi lại ông giáo 30 đồng bạc, để lỡ chết thì “gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”. Lão không muốn phiền luỵ đến mọi người, vì biết hàng xóm không ai hơn gì lão. Lão đành nhận lấy cái chết dữ dội đầy đau đớn, để khỏi đánh mất nhân phẩm, khỏi phải giết đi lòng tự trọng của mình. Nam Cao đã vẽ được một bức chân dung sáng ngời của một cánh sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”: cùng với niềm cảm thương sâu sắc những con người thấp cổ bé họng,chịu nhiều đắng cay.
 
Top Bottom