[Ngữ văn 8] Thuyết minh về chùa Hương Hà Tây

V

vitconxauxi_vodoi

Hàng năm cứ sau dịp Tết thượng nguyên rằm tháng giêng dân chúng lại nhắc nhau sắm sửa đi chảy hội chùa Hương. Hội chùa Hương kéo dài chừng hai tháng, đến giữa tháng ba âm lịch mới chấm dứt. Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa- tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngường nông nghiệp, tín ngưỡng thờ mẫu và đặc biệt là nó gắn liền với biết bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu.
Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh. Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.

Từ bến Đục ta sẽ bước lên một chiếc thuyền nhỏ, nhẹ nhàng như một cánh lá lướt xuôi theo dòng nước êm đềm đưa ta về một cõi thật nên thơ. Nếu khởi hành vào lúc trời sáng sớm, cảnh vật còn bàng bạc trong màn sương sớm, chắc hẳn bạn sẽ không còn thấy thuyền, thấy sông, chỉ thấy mình bồng bềnh nhẹ lướt như đang thực sự đi về nơi tiên cảnh.

SUOIYEN.jpg
Cuộc hành trình trên thuyền chừng một giờ rưỡi sẽ đưa ta đi qua biết bao ngọn núi, bao cánh rừng với những mái chùa ẩn hiện ở xa xa. Ở đây mỗi ngọn núi đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ. Tục truyền rằng ở đây có một trăm ngọn núi, chín mươi chín ngọn quay đầu về hướng động Hương Tích đảnh lễ Phật, chỉ riêng núi Tượng bướng bỉnh ngoảnh đầu đi nơi khác, nên bị Vị Hộ Pháp vung gươm chém sạt một bên hông.
Đi hội chùa Hương vào dịp tháng 2, tháng 3 âm lịch, ta sẽ được ngắm những cánh rừng mơ đã ửng vàng, tỏa hương thơm thật dịu nhẹ đầy cả không gian. Rừng mơ là một đặc sản của chùa Hương. Những quả mơ vàng óng nơi đây nổi tiếng khắp nước, không phải nhờ vị ngọt đậm đà, không phải nhờ trái to quá khổ, mà bởi một hương thơm dịu nhẹ, quả rất chắc mà mọng nước không ở đâu có được. Thật khó đoán được mơ ở đây thơm làm không gian phảng phất một hương vị ngọt ngào, hay bởi trời đất ở đây thơm làm cây co, con người cũng được thấm đượm một hương vị đặc biệt. Như nhà thơ Tản Đà sau khi đến Chùa Hương đã phải thốt lên:

Chùa Hương trời điểm, lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về, ai nhớ vẫn thơm tho...

chua-huong_jpg.jpg

Chiếc thuyền nan đưa ta đến bến Trò, từ đây ta sẽ bước lên chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Ngoài, để làm một cuộc chuẩn bị cho chuyến đi vất vả nhưng thật đáng nhớ vào Động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Tương truyền rằng, vào đời vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15, trong một lần đi tuần thú phương Nam nhà vua đã ghé đến nơi đây và gọi vùng đất này là Thiên Trù. Sau đó còn có ba vị Hòa thượng đến đây dựng thảo am tu tập. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 17, năm 1687, Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang Châu Nhân đến dây tu hành, và vùng núi này mới bắt đầu được mỡ mang xây dựng thành một trung tâm Phật giáo, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hiện nay.

MG_2285.jpg
Thiên Trù-Bếp trời, chẳng biết các thiên tướng nhà trời có phải xuống đây đặt bếp hay không, nhưng các đoàn hành hương mỗi khi đến đây đều phải lo ăn uống cho thật no, nai nịt gọn gàng chuẩn bị cho cuộc hành hương vào chùa trong. Trước chuyến đi ai cũng đi vòng, quanh chùa Thiên Trù thắp vài nén hương cầu Phật phù hộ cho chân cứng đá mềm rồi khỏi hành đến chùa Trong- Động Hương Tích, nơi quan trọng nhất, thiêng liêng nhất, đẹp nhất của Hương Sơn.

Đường vào chùa Trong chỉ hơn 2 cây số, nhưng là hàng ngàn bậc đá nằm cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi, cứ lên cao, cao mãi, nhìn xa xa lấp giữa muôn mầu lá, thấy một đoàn người cứ nối đuôi nhau như đi trên chiếc thang lên giữa trời. Trên đường đi có nhiều tảng đá đã mòn vẹt, trơn nhẫy, bởi muôn vàn buớc chân của khách hành hương, nhiều tảng đá cao chông chênh, đôi khi phải gập người mới lên khỏi, nhưng không thấy ai than thở, ca thán, bởi ai cũng mang theo trong hàng trang của mình một chiếc gậy trúc cầm tay, một câu kinh nơi cửa miệng: Nam Mô A Di Đà Phật.

Trên đường vào Động Hương Tích, ta sẽ còn đi qua thật nhiều địa danh nổi tiếng nữa: Chùa giải oan, Đền cửa Võng, giếng Long Tuyền, am Phật Tích, Động Tuyết Quỳnh...
Rồi những dốc núi cũng kết thúc, rồi con đường cũng đến tận cùng, và đây đã hiện ra cửa động với bút tích của Chúa Trịnh Sâm viết khi đến đây năm 1770 “Nam Thiên Đệ Nhất Động”-Động đẹp nhất trời Nam


Sau chúa Trịnh Sâm, còn rất nhiều nhà thơ lớn của nước Việt bị cảnh đẹp và khí linh thiêng ở đây làm choáng ngợp.

%C4%91%E1%BB%99g%20H%C6%B0%C6%A1ng%20T%C3%ADch.jpg

Từ cửa động đi xuống dưới lòng hang phải vượt qua chừng một trăm bậc đá, càng xuống dưới ta sẽ càng thấy sáng sủa hơn, thoáng mát, nhẹ nhõm hơn. Trong giây lát, bao nhiêu mệt nhọc của đoạn đường leo núi đều tan đi đâu mất, chỉ thấy trong lòng rộn một niềm lâng lâng. Trong Động Hương Tích có muôn vàn tượng Phật lớn nhỏ, được khắc vào đá, được tạc lên các nhũ thạch rủ xuống muôn mầu, muôn sắc. Nhưng đẹp nhất, bề thế nhất là bức tượng Bồ Tát Quán Thế Aâm nghìn mắt nghìn tay ở chính giữa bàn thờ.

Tục truyền rằng Bố tát Quán Thế Âm từ nước Mâu Trang đã đến đây tu thành chính quả. Và như thế có thể gọi nơi đây là một thánh tích. Không biết, có bao nhiêu người khách hành hương đến đây cảm được lòng từ bi của Ngài mà trở về bờ Giác. Có lẽ không phải là ít. Trong bài viết về cảm nghĩ khi đến chùa Hương của bà Inna Malkhanova, một Phật tử người Nga, bà đã viết, hai chuyến đi đáng nhớ nhất đời của nbà đến chùa Hương vào năm 1962 và năm 1989 đã là nhân duyên dẫn bà đến với đạo Phật, một tôn giáo thật xa lạ đối với người Nga.

Nhưng cũng có không ít người khác đã lợi dụng lòng sùng kính của khách hành hương đối với Hương Sơn để kinh doanh chùa chiền, làm hỏng đi sự hài hòa của khu di tích, sự linh thiêng của một vùng đất có một không hai của nước Việt này. Có một thời vào cuối năm 98, người ta đưa ra dự án sẽ thay những chiếc thuyền nan mong manh trên suối Yến bằng những chiếc cano vừa tiện nghi, vừa chạy nhanh hơn, sẽ xây một đường dây cáp dùng roòng roọc đưa du khách thẳng từ chùa Thiên Trù vào Động Hương Tích khỏi phải lội suối trèo đèo. Nhưng thật may, rồi người ta đã không làm như vậy. Và Hương Sơn lại được giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ của mình. Vì ngồi trên những chiếc cano luớt sóng tuy có tiện nghi thật, nhưng làm sao tâm ta có thời gian để lắng lại, để cảm thấy mình thực sự đang được đến một góc bồng lai kỳ thú.

Nếu không phải vượt mấy ngàn bực đá cheo leo vào cõi Phật, làm sao ta được rưng rưng chợt hiểu lòng từ bi vô bờ của Ngài, đã phải tu hành khó nhọc biết bao, vậy mà khi thành chính quá, Ngài lại nguyện ở lại độ cho chúng sinh cũng thành Phật.


Nguồn: Đây là một số thông tin về chùa Hương,bạn dựa vào đấy mà tạo thành bài viết của chính mình
 
Last edited by a moderator:
N

nhin_zy_ha_nhok

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.
Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương - Trịnh Sâm (1767-1782).

Vào trong động vẻ đẹp lạ thường của những nhũ đá tưởng như những công trình điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, có khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng mà được đặt những cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, bước vào cửa động đã trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cậu ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng.

Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Toàn là những hình ảnh bằng nhũ đá. Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long.

Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc, không những trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì Lư (tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng có hai món tóc buông xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên ngọc minh châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng có một bông sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thì pho tượng này được tạc năm 1793.

Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m, đường kính đáy 0,63 m đúc năm Thịnh Đức thứ 3 (1655).

Chùa Hương là thắng cảnh có doanh thu lớn trong ngành du lịch.
 
N

nampoter123

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.
Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương - Trịnh Sâm (1767-1782).

Vào trong động vẻ đẹp lạ thường của những nhũ đá tưởng như những công trình điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, có khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng mà được đặt những cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, bước vào cửa động đã trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cậu ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng.

Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Toàn là những hình ảnh bằng nhũ đá. Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long.

Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc, không những trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì Lư (tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng có hai món tóc buông xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên ngọc minh châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng có một bông sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thì pho tượng này được tạc năm 1793.

Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m, đường kính đáy 0,63 m đúc năm Thịnh Đức thứ 3 (1655).

Chùa Hương là thắng cảnh có doanh thu lớn trong ngành du lịch.
 
N

nampoter123

Hàng năm cứ sau dịp Tết thượng nguyên rằm tháng giêng dân chúng lại nhắc nhau sắm sửa đi chảy hội chùa Hương. Hội chùa Hương kéo dài chừng hai tháng, đến giữa tháng ba âm lịch mới chấm dứt. Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa- tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngường nông nghiệp, tín ngưỡng thờ mẫu và đặc biệt là nó gắn liền với biết bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu.
Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh. Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.

Từ bến Đục ta sẽ bước lên một chiếc thuyền nhỏ, nhẹ nhàng như một cánh lá lướt xuôi theo dòng nước êm đềm đưa ta về một cõi thật nên thơ. Nếu khởi hành vào lúc trời sáng sớm, cảnh vật còn bàng bạc trong màn sương sớm, chắc hẳn bạn sẽ không còn thấy thuyền, thấy sông, chỉ thấy mình bồng bềnh nhẹ lướt như đang thực sự đi về nơi tiên cảnh.

Cuộc hành trình trên thuyền chừng một giờ rưỡi sẽ đưa ta đi qua biết bao ngọn núi, bao cánh rừng với những mái chùa ẩn hiện ở xa xa. Ở đây mỗi ngọn núi đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ. Tục truyền rằng ở đây có một trăm ngọn núi, chín mươi chín ngọn quay đầu về hướng động Hương Tích đảnh lễ Phật, chỉ riêng núi Tượng bướng bỉnh ngoảnh đầu đi nơi khác, nên bị Vị Hộ Pháp vung gươm chém sạt một bên hông.
Đi hội chùa Hương vào dịp tháng 2, tháng 3 âm lịch, ta sẽ được ngắm những cánh rừng mơ đã ửng vàng, tỏa hương thơm thật dịu nhẹ đầy cả không gian. Rừng mơ là một đặc sản của chùa Hương. Những quả mơ vàng óng nơi đây nổi tiếng khắp nước, không phải nhờ vị ngọt đậm đà, không phải nhờ trái to quá khổ, mà bởi một hương thơm dịu nhẹ, quả rất chắc mà mọng nước không ở đâu có được. Thật khó đoán được mơ ở đây thơm làm không gian phảng phất một hương vị ngọt ngào, hay bởi trời đất ở đây thơm làm cây co, con người cũng được thấm đượm một hương vị đặc biệt. Như nhà thơ Tản Đà sau khi đến Chùa Hương đã phải thốt lên:

Chùa Hương trời điểm, lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về, ai nhớ vẫn thơm tho...



Chiếc thuyền nan đưa ta đến bến Trò, từ đây ta sẽ bước lên chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Ngoài, để làm một cuộc chuẩn bị cho chuyến đi vất vả nhưng thật đáng nhớ vào Động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Tương truyền rằng, vào đời vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15, trong một lần đi tuần thú phương Nam nhà vua đã ghé đến nơi đây và gọi vùng đất này là Thiên Trù. Sau đó còn có ba vị Hòa thượng đến đây dựng thảo am tu tập. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 17, năm 1687, Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang Châu Nhân đến dây tu hành, và vùng núi này mới bắt đầu được mỡ mang xây dựng thành một trung tâm Phật giáo, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hiện nay.


Thiên Trù-Bếp trời, chẳng biết các thiên tướng nhà trời có phải xuống đây đặt bếp hay không, nhưng các đoàn hành hương mỗi khi đến đây đều phải lo ăn uống cho thật no, nai nịt gọn gàng chuẩn bị cho cuộc hành hương vào chùa trong. Trước chuyến đi ai cũng đi vòng, quanh chùa Thiên Trù thắp vài nén hương cầu Phật phù hộ cho chân cứng đá mềm rồi khỏi hành đến chùa Trong- Động Hương Tích, nơi quan trọng nhất, thiêng liêng nhất, đẹp nhất của Hương Sơn.

Đường vào chùa Trong chỉ hơn 2 cây số, nhưng là hàng ngàn bậc đá nằm cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi, cứ lên cao, cao mãi, nhìn xa xa lấp giữa muôn mầu lá, thấy một đoàn người cứ nối đuôi nhau như đi trên chiếc thang lên giữa trời. Trên đường đi có nhiều tảng đá đã mòn vẹt, trơn nhẫy, bởi muôn vàn buớc chân của khách hành hương, nhiều tảng đá cao chông chênh, đôi khi phải gập người mới lên khỏi, nhưng không thấy ai than thở, ca thán, bởi ai cũng mang theo trong hàng trang của mình một chiếc gậy trúc cầm tay, một câu kinh nơi cửa miệng: Nam Mô A Di Đà Phật.

Trên đường vào Động Hương Tích, ta sẽ còn đi qua thật nhiều địa danh nổi tiếng nữa: Chùa giải oan, Đền cửa Võng, giếng Long Tuyền, am Phật Tích, Động Tuyết Quỳnh...
Rồi những dốc núi cũng kết thúc, rồi con đường cũng đến tận cùng, và đây đã hiện ra cửa động với bút tích của Chúa Trịnh Sâm viết khi đến đây năm 1770 “Nam Thiên Đệ Nhất Động”-Động đẹp nhất trời Nam

Sau chúa Trịnh Sâm, còn rất nhiều nhà thơ lớn của nước Việt bị cảnh đẹp và khí linh thiêng ở đây làm choáng ngợp.


Từ cửa động đi xuống dưới lòng hang phải vượt qua chừng một trăm bậc đá, càng xuống dưới ta sẽ càng thấy sáng sủa hơn, thoáng mát, nhẹ nhõm hơn. Trong giây lát, bao nhiêu mệt nhọc của đoạn đường leo núi đều tan đi đâu mất, chỉ thấy trong lòng rộn một niềm lâng lâng. Trong Động Hương Tích có muôn vàn tượng Phật lớn nhỏ, được khắc vào đá, được tạc lên các nhũ thạch rủ xuống muôn mầu, muôn sắc. Nhưng đẹp nhất, bề thế nhất là bức tượng Bồ Tát Quán Thế Aâm nghìn mắt nghìn tay ở chính giữa bàn thờ.

Tục truyền rằng Bố tát Quán Thế Âm từ nước Mâu Trang đã đến đây tu thành chính quả. Và như thế có thể gọi nơi đây là một thánh tích. Không biết, có bao nhiêu người khách hành hương đến đây cảm được lòng từ bi của Ngài mà trở về bờ Giác. Có lẽ không phải là ít. Trong bài viết về cảm nghĩ khi đến chùa Hương của bà Inna Malkhanova, một Phật tử người Nga, bà đã viết, hai chuyến đi đáng nhớ nhất đời của nbà đến chùa Hương vào năm 1962 và năm 1989 đã là nhân duyên dẫn bà đến với đạo Phật, một tôn giáo thật xa lạ đối với người Nga.

Nhưng cũng có không ít người khác đã lợi dụng lòng sùng kính của khách hành hương đối với Hương Sơn để kinh doanh chùa chiền, làm hỏng đi sự hài hòa của khu di tích, sự linh thiêng của một vùng đất có một không hai của nước Việt này. Có một thời vào cuối năm 98, người ta đưa ra dự án sẽ thay những chiếc thuyền nan mong manh trên suối Yến bằng những chiếc cano vừa tiện nghi, vừa chạy nhanh hơn, sẽ xây một đường dây cáp dùng roòng roọc đưa du khách thẳng từ chùa Thiên Trù vào Động Hương Tích khỏi phải lội suối trèo đèo. Nhưng thật may, rồi người ta đã không làm như vậy. Và Hương Sơn lại được giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ của mình. Vì ngồi trên những chiếc cano luớt sóng tuy có tiện nghi thật, nhưng làm sao tâm ta có thời gian để lắng lại, để cảm thấy mình thực sự đang được đến một góc bồng lai kỳ thú.

Nếu không phải vượt mấy ngàn bực đá cheo leo vào cõi Phật, làm sao ta được rưng rưng chợt hiểu lòng từ bi vô bờ của Ngài, đã phải tu hành khó nhọc biết bao, vậy mà khi thành chính quá, Ngài lại nguyện ở lại độ cho chúng sinh cũng thành Phật.
 
W

windysnow

Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu dời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triển núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng, động Hương Tích… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hồn đều lâng lâng, thoát tục.

gioi thieu ve le hoi chua huong

Trên con đường dốc đá quanh có, dòng người nối đuôi nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A di đà Phật”. Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hật đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, bước chân đi dẻo dai chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.

Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lục gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơi thủy hữu tình. Đứng trên cửa động, du khách khoan khoái hít căng lồng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi bước xuống động.

Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động rộng và phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn cậu, hòn cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc… Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên… cứ việc thắp nhang rồi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ cho được như ý.

Đi hội chùa Hương ít nhất phải mất hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bồng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bổng, ta sẽ đắm mình trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.

Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bổ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước: Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa… Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

Nguồn: google
 
Top Bottom