[Ngữ văn 8] Thanh Ngữ Nghệ An

N

nhoc_bettyberry

Có cả ca dao, thành ngữ & tục ngữ ^^ ;)) :)) đềy đủ đếy ;;)
Anh thương em rọt héo gan khô
Dù thầy mẹ gả bán em nơi mô
Anh cụng lừa đàng đón ngọ
Anh than vô vài lời

Gấu cộ dệ nấu, nhôông xấu dệ sai

Hấn dại có ôông vại hấn khun

Hơn một ngay, hay một đều

Kê chớ lông già, cà chớ lông non

Độ ba lá dệ vun
Ga mất mẹ mau khun
Gấy đến thì mau nậy

Khôông cho mần thầy thì khoóc
Cho mần thầy thì đoọc nỏ ra

Khéo vẹ cho đị xăn mấn

Khun chi kẻ trẻ, khỏe chi kẻ tra

Lạc đàng bắt đuôi chó
Lạc ngọ bắt đuôi tru

Lau chau như hau hau được nác

Lắc xắc như ác xắc vô bụi

Ló lổ lập hạ, buồn bạ cả làng
Ló lổ thanh minh rung rinh cả xạ

Loay xoay như tru dậm chạc mụi

Luẩn quẩn như ga đạp chạc tóc

Lót lét như thằn lằn mùng năm

Mang (hoẵng) chết, chó cụng le lại

Mắt su lộ đáo, ngài tóm dơ xương

Ngài trên cơn khôông hại, ngài dới côộc hại chi

Ngái thì thương, gin thì thường

Ngái mỏi chin, ghin mỏi miệng

Ngoảy như tru sít trẹo

Bươm như mấn đập chắc

Nói tùa trời bốc nạm

Oi trôộng khu, du rôộng mồm

Ngu như lộ khu đàng trôốc

Nhà có nghẹch, véch có lộ tai



Anh thương em rọt héo gan khô
Dù thầy mẹ gả bán em nơi mô
Anh cụng lừa đàng đón ngọ
Anh than vô vài lời
(ví phường vải)

Nếp ngâm mà độ chưa chà
Lòng em đà thuận,(nhưng) mẹ cha chưa ì

Đôi ta rày được gặp nhau
Như bếp gặp lả, như cau gặp trù

Đôi ta như đụa trửa mâm
Không ăn cụng cầm cho thỏa lòng nhau
 
P

phantrang97

ukm.bạn coi cái này có được không nha!

Nhút Thanh Chương cũng ngọt
Kể chẳng mấy đồng tiền
Xơ mít chất đầy hiên
Bằm một khi tám nống
Bằm một lần mười nống

Cá sông Giăng, măng chợ Cồn
Thanh Liên, Nhân Lạc, chợ Đồn lắm khoai.

Gái này là gái Đô Lương
Gái buôn nái tấm gái lường vải con
Gái này là gái chả non
Gái lường chợ Điếm, gái buôn chợ Dừa
 
H

hothithuyduong

bạn ơi
nghe ko phải là thành ngữ cho lắm, như tiếng dân tộc ý
mô, tê, ni, rứa,....

Mô, tê, răng, rứa,...... là những từ địa phương rất thông dụng ở Nghệ An iêu dấu bạn àk:x

câu trên của bạn đó là:

Mô rú mô ri mô nỏ chộ

Mô sông mô bể ở mô mồ

Nghĩa là:

Đâu núi đâu rừng đâu không thấy

Đâu sông đâu biển ở đâu nào.:)

 
P

previewchandai

Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của mình về tuổi thơ của chú bé Hồng.
 
P

phantrang97

Tuổi thơ Nguyễn Hồng

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
 
T

tien_thientai

Cac ban viet giup minh cai nay vs???
=>Đoạn văn co chứa từ ngữ địa phương???
Can gap nha mn
 
Top Bottom