[Ngữ Văn 8]Tập làm văn

H

hepikid

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em cần gấp vì sáng thứ 6 12/7 lớp em có kiểm tra ...


Gồm có 4 đề:

1. vơi câu chủ đề : " lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta." Hãy viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch , sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp

2. Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

3. Người ấy ( bạn , thầy , người thân , ...) sống mãi trong lòng tôi

4. tôi thấy mình đã khôn lớn



em cần gấp 4 bài này trong tối nay ... em xin chân thành cảm ơn

Chú ý post bài đúng box.
Chú ý tiêu đề!
 
Last edited by a moderator:
P

pink_bunny

1.

" lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta." Thật vậy với bề dày lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước thì thật tự hào khi nói về những cuộc đấu đầy mưu mẹo, quyết liệt của thế hệ cha ông xưa. Không chịu cảnh nô lệ , ách thống trị của bọn cướp nước, nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu giành lại non sông. Ở khắp mọi nơi, lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng luôn ngự trị trong tim mỗi con người để họ có thêm động lực và niềm tin. Ngay từ những năm 40, tên tuổi Hai Bà Trưng đã gây được tiếng vang lớn khi khởi binh chống quân Hán để rửa sạch thù nước. Bên cạnh đó trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 cũng làm lung lay lòng địch, mở đầu cho việc xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ. Và đặc biệt là đại thắng mùa xuân năm 1975 - trận Điện Biên Phủ lẫy lừng 1 thời...Tất cả đều được ghi lại trong lich sử nước nhà với niềm vẻ vang không bao giờ kể hết.
 
T

thaolovely1412

2.
Thấm thoát đã chớm thu. Không còn tiếng ve ngân của những trưa hè oi ả. Không còn “…Chín mươi ngày nhảy nhót đồng quê – Ôi! Cả một mùa xuân trong mùa hạ” nữa. Có vẻ như ngày khai giảng năm học năm nay đến sớm hơn mọi năm. Bất chợt, những cảm xúc và kí ức ngây ngô về ngày khai trường đầu tiên của tôi lại ùa về như nhắc nhở kỉ niệm của một thời đã qua…

Tôi vẫn nhớ hôm ấy – một buổi mai đầy gió và mưa rào. Tôi phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó tôi dậy sớm. Có lẽ vì tôi thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời tôi. Tôi mặc bộ đồng phục mới mà bố tôi đã mua cho tôi và tự tay chuẩn bị cặp sách. Rồi mẹ đeo cặp vào lưng tôi, mặc bộ áo mưa màu xanh tôi yêu thích, mẹ khoác áo mưa vào rồi dắt tay tôi đi qua màn mưa. Mưa rơi rả rít, trời âm u và xám xịt. Con đường trở nên lầy lội, sũng nước. Mưa không lớn cũng chẳng nhỏ nhưng dai dẳng không dứt. Mưa cứ rơi mãi, rơi mãi không dứt như tâm trạng của tôi lúc ấy: tôi không sợ mà lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà tôi sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới. Tôi vẫn nép vào mẹ, bước từng bước qua từng con hẻm quanh co quen thuộc mà lòng cảm thấy lạ lẫm vô cùng. Con hẻm này tôi qua lại hằng ngày nhưng hôm nay tâm trạng của tôi đầy xáo trộn, một điều lớn lao và mới mẻ đang đến với tôi: tôi đã vào lớp một, tôi đã là người lớn thật rồi. Tôi khẽ liếc nhìn những cảnh vật xung quanh đã gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu: giàn hoa ti-gôn hồng nhạt e ấp trong màn mưa của nhà bác Tư hàng xóm mà tôi vẫn thường hái về chơi trò cô dâu với mấy đứa bạn trong xóm, cây mận xù xì đang lắc lư những chùm quả chín đỏ rực đung đưa trong màn mưa như nói lời chúc mừng tôi ngày đầu đến lớp.

Ra khỏi con hẻm nhỏ là đường Trần Mai Ninh tấp nập, đông vui. Những chị học sinh thướt tha trong tà áo dài trắng, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, tôi đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa với tôi áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Dù mưa vẫn còn tí tách rơi từng giọt trên mái hiên của những ngôi nhà hai bên đường vẫn không làm cho nụ



cười trên môi của các học sinh mừng ngày tựu trường kém tươi tắn hơn. Mẹ khẽ lay tay tôi và nói: “Đến trường rồi kìa con!” A, trường tôi đây ư? Trông to lớn và đồ sộ quá! Ngôi trường mới này không giống như trường mẫu giáo của tôi. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to, tôi lẩm nhẩm đánh vần: “Trường tiểu học Nguyễn Khuyến” đúng như mẹ giới thiệu cho tôi mấy tuần trước. Qua bậc tam cấp, đại sảnh, khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Tôi vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp Một bảy do cô Huệ làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay tôi vào lớp và xếp chỗ ngồi. Tôi bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy tâm hồn tôi lúc ấy. Tôi nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm. Lúc này, tôi chợt ước ao là mình đã quen các bạn trong lớp. Tôi còn nhớ như in cảm giác bỡ ngỡ rụt rè khi mọi người, mọi vật xung quanh mình đều lạ lẫm. Nhưng trong lớp có nhiều bạn rất dạn dĩ, các bạn tươi cười chào bạn mới. Tôi thấy mình ngưỡng mộ các bạn ấy biết bao. Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Tôi chào mẹ qua cửa sổ. Không biết màn mưa ngoài trời hay nước mắt đã làm mắt tôi nhòe đi. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về. Mưa tạnh. Gió nhẹ mơn man mái tóc tôi. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng tạm hoãn giờ bắt đầu.

Cô giáo dẫn chúng tôi xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp một chúng tôi cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho tôi qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tôi.

Bảy năm ròng đã trôi qua. Giờ tôi không còn là cô bé lớp một ngày nào nữa. Những kỉ niệm ngày ấy giờ cũng đã phai nhòa theo năm tháng nhưng vẫn vương vấn mãi trong tôi một thời thơ ấu, thời trong sáng và những kỉ niệm ngây thơ và mùa thu khai trường năm ấy.
 
L

leo345

3.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.....
(Con cò- Chế Lan Viên)
Trên đời, đâu có ai được bằng mẹ. Mẹ luôn hướng về những đứa con, lo lắng, quan tâm, chăm sóc, mang hạnh phúc cho con mình kể cả khi chúng đã trưởng thành, khôn lớn. Tình mẹ dành cho con thật bao la, rộng lớn. Đúng rồi đấy các bạn ạ, mẹ là ngọn lửa thắp sáng trong trái tim ta, là người vì ta mà đã phải hi sinh. Tôi cũng có một người mẹ gánh chịu biết bao nhiêu vất vả, tôi cũng có một người mẹ như vậy.
Mẹ tôi giờ đã ngoài bốn mươi tuổi. Mẹ có một dáng người thật đẹp! Dáng mẹ cao, thon thả rất hợp với những bộ đồ công sở rất trang nhã và lịch sự mỗi khi mẹ mặc đi làm. Nước da của mẹ đang dần dần nâu sạm đi vì phải khó nhọc nuôi hai chị em tôi. Đôi mắt to, tròn, đen sáng nổi bật trên khuôn mặt trái khoan. Chiếc mũi cao dọc dừa càng làm khuôn mặt mẹ thêm thanh tú hơn. Mái tóc mẹ xoăn, đen óng. Nụ cười của mẹ như hoa nở,và lúc nào cũng dịu dàng và e ấp như vậy. Giọng mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như dòng suối, lúc lại ngân nga, trầm lắng như tiếng chuông.
Mẹ tôi giờ đã không còn trẻ nữa. Những nếp nhăn cuối đôi mắt thâm quầng, làn da nâu sạm lúc nào cũng hiện rõ trên khuôn mặt gầy gầy nhưng phúc hậu của mẹ. Mẹ tôi là một phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó. Sáng, mẹ dậy sớm nấu bữa sáng rồi chở tôi đi học. Chiều, dù rất bận nhưng lúc nào mẹ cũng đón tôi đúng giờ. Tối đến, mẹ nấu cơm, giặt giũ quần áo cho cả gia đình. Mẹ dường như đã quá mệt mỏi với những công việc ở cơ quan. Nhưng mẹ luôn cố gắng làm việc để lấy tiền nuôi hai chị em ăn học. Những lần tôi mang giấy khen về là mẹ lại khích lệ, khen thưởng tôi. Nhìn mẹ như vậy, tôi vừa vui lại vừa thương mẹ.
Mẹ tốt bụng lắm. Đối với hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp và họ hàng, mẹ luôn gần gũi, giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn. Mẹ sống rất hoà nhã, không phân biệt đối xử nên được rất nhiều người yêu quý. Những lúc tôi có chuyện buồn, mẹ an ủi, động viên tôi. Mẹ thật là hiền từ.
Tôi rất yêu mẹ. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng.
Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
T

thanhhatrungtu

2. Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Tham khảo bài này nhé! Đây là bài văn của Tạ Duy Anh, in trong Văn học và tuổi trẻ số tháng 9/2007:
"Trường học đầu tiên của tôi là 1 cái kho thóc bỏ không, tường tróc lở thành vô số những hình thù kì quái. Cho đến giờ, tôi còn nhớ y nguyên những chiếc bàn ghế xấu xí và gớm ghiếc. Chúng đc tận dụng và lắp từ những tấm gỗ bỏ đi, chưa kịp bào. Mặt bàn có rất n` hang hốc và từ đó thỉnh thoảng lao vụt ra 1 con gián hoặc 1 con nhện. Cũng có khi là 1 bác sâu đủng đỉnh, ngơ ngác nhìn cuộc đời.
Lớp học đầu tiên ngày ấy đc gọi là lớp vỡ lòng. Thoạt nghe mạ bảo tôi sẽ đi học "vỡ lòng" khiến tôi sợ chết khiếp. Giống như các bạn khác, tôi cũng để chỏm, áo nâu dấn qua bùn cho đậm và bền màu còn quần thì vừa rộng, vừa ngắn và thắt bằng dải rút. Tôi còi cọc nhất lớp nhưng chẳng hiểu tại sao cô giáo lại chọn tôi làm lớp trưởng. Lớp trưởng chỉ oai khi có cô giáo bên cạnh. Khi đó tụi bạn sợ cô phạt quỳ đá ong nên ko đứa nào dám ho he. Nhưng bắt đầu h ra chơi là tôi trở thành mục tiêu tấn công của những thằng bạn to cao, áo ngắn hở cả rốn. Chúng nghĩ ra đủ thứ trò khiến tôi tức phát khóc.
- Thưa cô, bạn... thè lưỡi trêu em.
Cô bảo tôi:
- Em cứ quay mặt đi là xong.
- Thưa cô, bạn... cứ định tụt quần em.
Cô bảo nhỏ:
- Em thắt chặt dải rút vào nhé.
- Thưa cô, bạn... bảo em là con ễnh ương.
Cô bảo:
- Ngay cả cô còn chưa thấy con ễnh ương nữa cơ mà.
Đó là những gì tôi thường xuyên báo cáo lại vs cô. Nhưng dù thế nào thì trc khi vào lớp (kể cả sau khi ra chơi trở vào), tôi vẫn còn phải lập cập bc lên trc lớp, lấy hết sức hô:
- Các bạn đứng lên !
Ko 1 đứa nào đc chậm trễ. Tất cả im phăng phắc. Tôi hô tiếp:
- Kiểm tra tay !
Tất cả phải đặt ngửa bàn tay lên mặt bàn. Có đứa từ đó lao vọt ra 1 con châu chấu. Sau khi đủ cho cô lướt một lượt, tôi hô tiếp:
- Tất cả các bạn ngồi xuống !
Nhưng chưa xong. Tôi còn phải hô các bạn làm một động tác mà cho đến bây h tôi vẫn ko hiểu ý nghĩa của nó.
- Tất cả các bạn để tay xuống gầm bàn !
Tôi luôn là ng` sau cùng làm động tác này khi lũ bạn đã bắt đầu lợi dụng để nghịch ngầm. Có lần tôi bị thằng nhóc bên cạnh véo 1 cái đau đớn mà tôi ko dám kêu."
Hết! :)
 
B

bangdi_girl_104

Thấm thoát đã chớm thu. Không còn tiếng ve ngân của những trưa hè oi ả. Không còn “…Chín mươi ngày nhảy nhót đồng quê – Ôi! Cả một mùa xuân trong mùa hạ” nữa. Có vẻ như ngày khai giảng năm học năm nay đến sớm hơn mọi năm. Bất chợt, những cảm xúc và kí ức ngây ngô về ngày khai trường đầu tiên của tôi lại ùa về như nhắc nhở kỉ niệm của một thời đã qua…

Tôi vẫn nhớ hôm ấy – một buổi mai đầy gió và mưa rào. Tôi phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó tôi dậy sớm. Có lẽ vì tôi thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời tôi. Tôi mặc bộ đồng phục mới mà bố tôi đã mua cho tôi và tự tay chuẩn bị cặp sách. Rồi mẹ đeo cặp vào lưng tôi, mặc bộ áo mưa màu xanh tôi yêu thích, mẹ khoác áo mưa vào rồi dắt tay tôi đi qua màn mưa. Mưa rơi rả rít, trời âm u và xám xịt. Con đường trở nên lầy lội, sũng nước. Mưa không lớn cũng chẳng nhỏ nhưng dai dẳng không dứt. Mưa cứ rơi mãi, rơi mãi không dứt như tâm trạng của tôi lúc ấy: tôi không sợ mà lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà tôi sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới. Tôi vẫn nép vào mẹ, bước từng bước qua từng con hẻm quanh co quen thuộc mà lòng cảm thấy lạ lẫm vô cùng. Con hẻm này tôi qua lại hằng ngày nhưng hôm nay tâm trạng của tôi đầy xáo trộn, một điều lớn lao và mới mẻ đang đến với tôi: tôi đã vào lớp một, tôi đã là người lớn thật rồi. Tôi khẽ liếc nhìn những cảnh vật xung quanh đã gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu: giàn hoa ti-gôn hồng nhạt e ấp trong màn mưa của nhà bác Tư hàng xóm mà tôi vẫn thường hái về chơi trò cô dâu với mấy đứa bạn trong xóm, cây mận xù xì đang lắc lư những chùm quả chín đỏ rực đung đưa trong màn mưa như nói lời chúc mừng tôi ngày đầu đến lớp.

Ra khỏi con hẻm nhỏ là đường Trần Mai Ninh tấp nập, đông vui. Những chị học sinh thướt tha trong tà áo dài trắng, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, tôi đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa với tôi áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Dù mưa vẫn còn tí tách rơi từng giọt trên mái hiên của những ngôi nhà hai bên đường vẫn không làm cho nụ



cười trên môi của các học sinh mừng ngày tựu trường kém tươi tắn hơn. Mẹ khẽ lay tay tôi và nói: “Đến trường rồi kìa con!” A, trường tôi đây ư? Trông to lớn và đồ sộ quá! Ngôi trường mới này không giống như trường mẫu giáo của tôi. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to, tôi lẩm nhẩm đánh vần: “Trường tiểu học Nguyễn Khuyến” đúng như mẹ giới thiệu cho tôi mấy tuần trước. Qua bậc tam cấp, đại sảnh, khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Tôi vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp Một bảy do cô Huệ làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay tôi vào lớp và xếp chỗ ngồi. Tôi bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy tâm hồn tôi lúc ấy. Tôi nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm. Lúc này, tôi chợt ước ao là mình đã quen các bạn trong lớp. Tôi còn nhớ như in cảm giác bỡ ngỡ rụt rè khi mọi người, mọi vật xung quanh mình đều lạ lẫm. Nhưng trong lớp có nhiều bạn rất dạn dĩ, các bạn tươi cười chào bạn mới. Tôi thấy mình ngưỡng mộ các bạn ấy biết bao. Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Tôi chào mẹ qua cửa sổ. Không biết màn mưa ngoài trời hay nước mắt đã làm mắt tôi nhòe đi. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về. Mưa tạnh. Gió nhẹ mơn man mái tóc tôi. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng tạm hoãn giờ bắt đầu.

Cô giáo dẫn chúng tôi xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp một chúng tôi cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho tôi qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tôi.

Bảy năm ròng đã trôi qua. Giờ tôi không còn là cô bé lớp một ngày nào nữa. Những kỉ niệm ngày ấy giờ cũng đã phai nhòa theo năm tháng nhưng vẫn vương vấn mãi trong tôi một thời thơ ấu, thời trong sáng và những kỉ niệm ngây thơ và mùa thu khai trường năm ấy.

Nguồn: văn mẫu việt nam .
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom