[Ngữ văn 8]Tập làm văn

V

vip9x_vanyeuanh

Last edited by a moderator:
N

nguyenhanhnt2012

hì

mong giúp đc e,
Bảo vệ môi trường đã trở thành câu chuyện nóng hổi không chỉ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Câu chuyện ấy đã đến với từng người dân qua những việc làm và nhận thức cụ thể. Làng chài Cửa Vạn (Hạ Long, Quảng Ninh) là một trong những nơi như thế.
Từ câu chuyện về miếng giẻ rửa bát và chiếc đĩa Secchi
Mặc dù đã được giới thiệu trước, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ vì ý nghĩa của những vật dụng nghe có vẻ rất bình thường này. Rửa bát là chuyện thường ngày ở mỗi nhà, nhưng không phải ai cũng quan tâm đến miếng giẻ rửa bát được làm bằng gì, công dụng như thế nào. Khi đến làng chài Cửa Vạn, chúng tôi đã được biết đến một khái niệm mới: giẻ rửa bát tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Đó là miếng giẻ Acrylic hay còn gọi là giẻ rửa bát bằng len.

DSC_0279.JPG
Miếng giẻ len không có gì đặc biệt này lại có nhiều công dụng trong việc bảo vệ môi trường
Ảnh: KPG

Cả làng chài có 116 hộ dân thì tất cả 116 hộ dân đều được phát miễn phí giẻ rửa bát bằng len. Đây là một sáng kiến nằm trong dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ. Những tính năng của miếng giẻ rửa bát này là: tiết kiệm được nước rửa bát, tiết kiệm được nước sạch (để rửa và tráng sạch) đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường Vịnh. Ban đầu khi mới triển khai, sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân làng chài. Các bà, các mẹ, các chị em gái,... đã rất tích cực học cách đan, móc giẻ len theo hướng dẫn. Sau đó, những miếng giẻ len này được phát tới từng hộ dân để dùng hằng ngày thay cho giẻ rửa bát bằng lưới.
Tiết kiệm được nước rửa bát có thể không nhiều nhưng tiết kiệm được nước sạch thì lại là rất quý bởi người dân làng chài phải mua từng lít nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Khoản kinh phí chi cho nước sạch chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách gia đình vốn không dư dả gì của họ. Tất cả mọi sinh hoạt ăn uống, tắm giặt, lau rửa,.. tại các gia đình làng chài đều phải dựa vào lượng nước được mua bán như thế. Một người dân đã mô tả độ khó khăn ở đây như thế này: "Nhiều khi có tiền cũng không mua được nước lã mà dùng cô ạ!".

Em Nguyễn Thị Xuân (17 tuổi), người trực tiếp tham gia vào việc đan giẻ rửa bát bằng len cho biết: “Em thấy chiếc giẻ len này rất hữu ích, nó có nhiều tác dụng, nhất là đối với cuộc sống “trên mặt nước” như làng chài của em”.

Một vật dụng khác cũng thu hút trí tò mò của chúng tôi đó là đĩa Secchi. Đây là một vật dụng quan trắc đơn giản để đo độ trong của nước biển. Việc quan trắc chất lượng nước biển vốn là công việc của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên, khi chiếc đĩa Secchi này được hướng dẫn sử dụng rộng rãi thì mọi người dân có thể tham gia đo độ trong, đục của nước biển. Từ đó, ý thức của người dân sẽ được nâng cao hơn trong việc bảo vệ nguồn nước. Trong “phong trào đĩa Secchi”, đã có 19 con tàu của 3 công ty du lịch trên Vịnh Hạ Long được 26 tình nguyện viên hướng dẫn về cách sử dụng đĩa Secchi. Các em học sinh cũng đã được tham gia những buổi học ngoại khóa về quan trắc chất lượng nước biển và được trau dồi thêm những kiến thức cụ thể để góp phần trực tiếp bảo vệ nguồn nước tại Vịnh Hạ Long.
.... đến những thay đổi từ trong nhận thức
Khi chúng tôi đến làng chài, thăm từng nhà dân, chúng tôi thấy mỗi nhà bè đều có 3 thùng đựng rác. Chị Đinh Thị Thành – một người dân cho biết: “Chúng tôi được phát 3 thùng, 1 thùng nhôm inox để chứa xỉ than, 2 thùng nhựa – thùng màu vàng để chứa rác vô cơ và thùng màu xanh chứa rác hữu cơ. Từ ngày có các thùng rác này, rác thải của gia đình không bị vứt lung tung hoặc xả trên biển nữa”.
Theo ông Nguyễn Văn Long – Khu trưởng làng chài Cửa Vạn cho biết, nhờ có dự án “Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên trên vịnh Hạ Long có sự tham gia của địa phương” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, chị Thành cũng như nhiều người dân ở đây đã có cách ứng xử tiến bộ với môi trường. Trước kia mọi thứ rác thải thường được người dân xả luôn trên mặt biển, nhưng nay mọi thứ đã đi vào quy củ và nền nếp hơn. Sau khi được phân loại ngay tại mỗi hộ dân, rác sẽ được thu gom mang đến nơi tập kết.

DSC_0170.JPG
Người dân làng chài thực hành đo độ trong của nước bằng
đía Secchi (Ảnh: KPG)

Điều đáng nói là những kiến thức về cách để rác đúng nơi quy định, phân loại rác,... được phổ biến rộng rãi từ các em nhỏ đến những người lớn tuổi. Câu nói "ra đường hỏi nhà, về nhà hỏi trẻ" ở đây thật ý nghĩa khi chính các em là những "hướng dẫn viên" cho ông bà cha mẹ trong việc bảo vệ môi trường ngay tại gia đình mình. Ông Long cho biết: “Nhiều khi bố mẹ quên, để rác chưa đúng, các cháu học sinh còn nhắc nhở luôn cả bố mẹ”. Chi tiết nhỏ này khiến chúng tôi cảm thấy vui vui, bởi lẽ các em học sinh tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã bộc lộ ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường. Được rèn giũa từ nhỏ, sau này hẳn các em sẽ có những thói quen tốt đối với môi trường tự nhiên!
Ngoài làng chài, chúng tôi cũng đã được dự 1 trong 15 chương trình giáo dục môi trường lưu động tại phường Bãi Cháy (Hạ Long). Tại mỗi chương trình, các bạn tình nguyện viên đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về môi trường cho người dân thông qua những tiết mục kịch vui, múa, hát... Có đông đảo người dân từ già đến trẻ đã đến tham dự chương trình. Điều này cho thấy, hiệu quả của công tác giáo dục tuyên truyền và sự quan tâm của người dân đối với việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long.
Báo cáo của tỉnh đoàn Quảng Ninh cũng cho thấy sự tham gia tích cực của tầng lớp thanh thiếu nhi toàn tỉnh về bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Trong ba năm qua, tỉnh đoàn đã tổ chức được 210 cuộc xuống đường thực hiện công tác truyền thông về môi trường với sự tham gia của trên 20.000 lượt đoàn viên thanh niên, 476 buổi tình nguyện ra quân làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long, phát trên 11.000 bộ tài liệu, tờ rơi cho thanh thiếu nhi và người dân, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường cho thanh thiếu niên nhất là ở trong trường học. Nhờ các hoạt động của đoàn thanh niên, có 476.000 cây xanh các loại đã được trồng mới. Đây là một con số ấn tượng góp phần tô thêm màu xanh cho Vịnh Hạ Long.
Hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long
Giáo sư Kiji Otsuka- Giáo sư Trường Đại học Osaka, cố vấn trưởng của dự án hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương trên Vịnh Hạ Long cho biết, ông đã có dịp đến thăm nhiều làng chài. Theo ông, một điều dễ nhận thấy là chất lượng nước ở các khu vực làng chài đang dần xấu đi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, có thể do lượng rác thải sinh hoạt, rác từ các thuyền du lịch đổ biển,…. Bởi vậy, ông nhấn mạnh sự cần thiết của các dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long trước nguy cơ ô nhiễm.

DSC_0407.JPG
Chuyên gia Nhật Bản phân tích các chỉ số về chất lượng nước biển để nâng cao nhận thức
người dân tại các tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Ảnh: KPG)

Dự án hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương trên Vịnh Hạ Long (gọi tắt là Dự án cơ sở JICA - Dự án Vịnh Hạ Long) được thực hiện từ năm 2009 đến nay và thực tế nói trên đã cho thấy những kết quả đáng mừng.
Thực hiện mục tiêu giảm lượng rác thải và tận dụng hiệu quả rác thải sinh hoạt, dự án đã tiến hành làm thử nghiệm xử lý rác hữu cơ thành phân vi sinh tại từng hộ gia đình. Dự án cũng phối hợp với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để phân loại và xử lý rác vô cơ thành phân vi sinh ở quy mô tập trung cho làng chài Vông Viêng. Gần 300 bộ thùng chứa và phân loại rác đã được phân phát cho các hộ dân ở làng chài Vông Viêng và làng chài Cửa Vạn. Điều này góp phần tạo thói quen phân loại rác từ nguồn, phục vụ tốt cho việc xử lý và tái sử dụng rác thải trên Vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, dự án cũng thực hiện khảo sát lượng xỉ than tại các làng chài, phối hợp thu gom, vận chuyển xỉ than về nhà máy xi măng Cẩm Phả để làm phụ gia sản xuất xi măng.
Để quản lý chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long, các chuyên gia của JICA đã hướng dẫn, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quan trắc, phân tích môi trường cho cán bộ, nhân viên phòng Quản lý Môi trường của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Dự án đã tài trợ một số thiết bị phục vụ quan trắc, phân tích môi trường như: bể điều nhiệt, cân phân tích điện tử, máy cất nước deion và một số dụng cụ phụ trợ khác. Dự án đã tiến hành quan trắc môi trường nước tại 7 điểm trên Vịnh Hạ Long, từ đó đưa ra các phân tích và phương pháp quản lý môi trường tại Vịnh.
Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, bảo vệ và trồng rừng ngập mặn, các giáo viên và học sinh của các làng chài trên Vịnh đã được tập huấn để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Dự án cũng thực hiện trồng thử nghiệm và bổ sung 8000 cây rừng ngập mặn và thiết kế, lắp 3 biển cảnh báo, bảo vệ rừng ngập mặn tại các khu vực của Vịnh.
Trong thời gian qua, dự án đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Quảng Ninh, nhất là đối tượng học sinh, thanh thiếu niên, hội phụ nữ, các hộ gia đình sinh sống tại các làng chài… Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng như đại diện các chuyên gia Nhật Bản về môi trường đều khẳng định: trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục các dự án về môi trường tại Hạ Long. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên cho một di sản thế giới không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn lâu dài trong tương lai./.
 
Top Bottom