Câu 2
Xã hội đang ngày một phát triển, con người để sống thích nghi với cuộc sống đó cũng đang dần có sự thay đổi theo. Nhiều phong tục trong gia đình từ xa xưa dường như đã dần biến mất thay vào đó là, những phong tục, sự ăn theo của xã hội phương tây. Ngày tết không còn nấu bánh chưng, không còn những cuộc tụ họp gia đình đông đủ vào ngày giỗ tổ tiên, ông bà do sự bận bịu về công việc, nhưng thay vào đó các ngày như lể hội hóa trang, ngày valentime …. Lại đang được diễn ra phổ biết. Cuộc sống hiện đại đã buộc con người phải thay đổi để năng động, phù hợp hơn với xu thế mới mà xã hội yêu cầu. Tuy nhiên, việc thế hệ trẻ hiện nay sống quá thờ ơ, vô cảm với cuộc sống xung quanh đã buộc mọi người phải nhìn nhận lại cách ứng xử của một bộ phận không nhỏ thế hệ thanh niên. Họ sống quá thay đổi có những bạn trẻ dường như không biết đến khái niệm của đạo đức, không biết đạo đức chính là cái gốc của cây, là ngoạn nguồn của sống , mà cứ sống theo cảm nghĩ, theo sự đua đoài tồn tại trong xã hội, không còn nghĩ đến khái niệm “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” không tôn trọng thầy cô, bạn bè kể cả bố mẹ ông bà trong gia đình nói cũng không nghe theo. Có thể đây chỉ là quan điểm một phía nhưng nó cũng phản ánh được phần nào cách nhìn nhận về những chủ nhân tương lai của đất nước, nhất là ở các thành phố lớn. Đất nước phát triển, hội nhập, kéo theo nó là hàng loạt sự du nhập của các nước phat triển nhưng thuận lợi khi đi theo con đường làm giàu của các nước đó, nhưng sự hội nhập đã làm cho con người đi quá xa, có những người đã vô tình hòa tan vào cuộc sống đó, không còn thích xem những bộ phim Việt mà thay vào đó là phim hàn, phim Mĩ…không còn thích cách ăn mặc truyền thống, không thích những chiếc áo dài mà thay vào đó là những mẫu quần áo Hàn, đầu phải cắt sao cho giống những nhân vật đó. Đã bao giờ bạn nhìn thấy trên đường mình đi học, đi làm có vô số những bạn trẻ quần áo đẹp sặc sỡ, xinh xắn trong những phụ kiện thời trang và tung tăng dạo phố. Có thể lúc ấy bạn thấy họ đep, họ được nhiều người ngưỡng mộ nhưng khi họ nhận được lời mời chào mua hàng hay những người ăn xin trên đường thì họ nhanh chóng quay ngoắt đi và tung ra vô số những câu nói thiếu văn hóa thậm chí là quá tồi tệ, không chấp nhận được” Ngày đẹp trời thế này mà gặp mấy loại người này thì chỉ ám thôi, đen thật…!”.
Ý thức của con người không còn được nâng lên mà đang ngày một xấu đi, Bạn đi chơi trong công viên cùng bạn bè, người thân, được ngắm những bãi cỏ xanh mướt, những bông hoa rực rỡ và vô số những điều thú vị khác mà nó đem lại. Tuy vậy, một cảnh tượng trớ trêu thay đó là rất nhiều bạn trẻ lại đạp lên cỏ, ngắt hoa và càng tồi tệ hơn là họ sẵn sàng xả ra ngay cạnh chỗ ngồi của mình vô số rác thải: giấy, vỏ chai, túi đựng đồ ăn hay thậm chí là cả thức ăn nhẹ còn thừa…. Điều này có thể không còn quá xa lạ nữa bởi có thể ở bất cứ nơi đâu trên những con đường Hà Nội bạn cũng có thể gặp. Chắc ai cũng biết hình ảnh song tô lich hiện nay, những người sống xung quanh đó đang dần hủy hoại nó,những ống cống chăng chịt từ các nhà máy, các nhà dân chảy ra song, khiến cho con song đã làm cho con song biến thành màu đen của nước.
các phương tiên giao thông như Xe buýt- một phương tiện đi lại công cộng mà đa phần các bạn trẻ đều biết đến cũng được xem là nơi chứa nhiều vấn đề đáng nói. Bạn đang ngồi trên xe, nếu thấy một cụ già hay một người phụ nữ đang mang bầu, bạn có thể sẵn sàng đứng dậy nhường chỗ cho họ còn mình thì có thể đứng. Vậy mà khá nhiều bạn trẻ lại thờ ơ, vô cảm với vấn đề đó, họ vẫn nghiễm nhiên ngồi trong khi một cụ già ngoài 60 tuổi đứng bám vào móc xe dù cho nó đang đi bỗng dưng dừng hự lại đột ngột. Rồi trong lúc xe quá đông đúc, bạn tình cờ phát hiện ra một người đứng phía trên mình đang bị móc túi mà không hề biết. Khi ấy bạn sẽ làm gì? Bạn hét lên và kéo tay kẻ kia ra hay chỉ im lặng đứng chứng kiến cảnh tượng ấy rồi cho qua bởi nếu bạn can thiệp vào có thể bạn sẽ dễ dàng bị ăn một cái bạt tai ngay tại chỗ?
(2)Trường học, nơi đào tạo ra con người mà cũng có những bạn nữ sinh mặc nhưng chiếc váy ngắn, áo hai dây, những chiếc áo hở bụng, ngực. Đặc biệt là tình trạng đánh lôn, nói tục, đánh giết nhau. Học sinh tới trường thì không học mà toàn là gây cổ đánh nhau,trốn học, bỏ học để tìm đén những thú vui khác. Những trang mạng thì không được các em học sinh vào tìm những thông tin bổ ích mà thay vào đó là nhưng trò chơi bạo lực,những trang mạng cấm,phim sex.
Vào bảo tàng Lịch sử hay bảo tàng Dân tộc học, trong khi mọi mặc quần áo nghiêm chỉnh, gọn gàng thì bạn lại diện một chiếc váy xòe rực rỡ với những đường nét, chi tiết cuốn hút. Bạn sẽ nhanh chóng trở thành tâm điểm của mọi người vì mốt thời trang không hề hợp với hoàn cảnh thực tế. Rồi thì bạn cứ chạy ra chạy vào với chiếc điện thoại trên tay mà không hề biết rằng những người xung quanh đang rất khó chịu vì bạn đã gây ra tiếng ồn. Có thể những điều này bạn không mấy quan tâm nhưng trong mắt nhiều người bạn trở thành vô duyên, thiếu tôn trọng họ.
Những cặp đôi trẻ thì luôn có xu hướng đi theo xã hội phương tây, không như các ông bà cha mẹ ngày xưa, bà bây giờ hẹn hò ôm nhau ở nhũng nới công cộng phổ biến và rất phô trương. Không những tại các công viên mà còn có những khu vực như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây vào các buổi chiều, tối. Bạn sẽ vô cùng thư thái và tĩnh tại bởi đó được xem là lúc mà bạn giải lao sau một ngày làm việc căng thẳng. Vậy mà cái đập vào mắt bạn lại là những hình ảnh không mấy văn hóa, nhiều cặp đôi trẻ cứ thản nhiên ôm hôn nhau mà không để ý thấy rằng bên cạnh họ đang còn có vô số những người khác, thậm chí cả người cao tuổi. Dù rất khó chịu nhưng họ không nói ra vì như vậy là thiếu tôn trọng quyền riêng tư của người khác, họ gần như xem mình chưa nhìn thấy gì và bỏ qua mọi thứ đã nhìn thấy, xem như chúng không liên quan. Ngay cả bạn nếu nhìn thấy điều đó bạn cũng thấy rất bực bội và khó chấp nhận bởi họ quá tự nhiên.
Trên đây là những hồi chuông cảnh báo cho thế hệ trẻ. Họ tiếp thu lối sống mới hiện đại với sự hồn nhiên, năng động nhưng họ lại quên mất cái gốc của văn hóa, nhân văn. Chính những hành động nhỏ đó thôi cũng làm người chứng kiến đánh giá phần nào về đạo đức, tư cách của họ trong lối ứng xử với cuộc sống đời thường. Họ là những người trẻ, có kiến thức, được cả xã hội quan tâm, chăm lo để tương lai trở thành một công dân ”Tài- đức vẹn toàn”, đem sức trẻ ra phụng sự Tổ quốc. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại chính mình để có cách ứng xử sao cho có văn hóa, có học vấn, để mãi mãi là những thế hệ trẻ có ích cho dân tộc.
Nguồn:Sưu tầm