[Ngữ văn 8]phân tích câu nói: " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương"

L

lan_phuong_000

Đề của em rất hay !
Chị viết thử thân bài nha:
- Định nghĩa từ "lạnh"
+ Nghĩa thông thường : (tra từ điểm nha em!)
+ Nghĩa trong câu nói : cái lạnh trong tâm hồn, sự cô đơn,...
- Nơi lạnh nhất!
+ Bắc Cực:
* Lạnh về thể xác
* Cái lạnh của tự nhiên
* Nhưng đôi lúc đó lại là nơi vô cùng ấm áp nếu ta sưởi ấm nó bằng hơi ấm của trái tim, của tình người, của tình đoàn kết, keo sơn
+ Nơi lạnh nhất (nơi không có tình thương)
* Lạnh là tâm hồn
* Cái lạnh của sự phân biệt đối xử, thiếu vắng tình yêu thương của gia đình,..
* Cái lạnh lạnh này đau đớn và đáng sợ hơn cái lạnh thể xác
- Sưởi ấm
+ Một ngọn lửa
+ Một tình thương
+ Một sự sẻ chia

*** Chúc em thành công !!!
 
T

tiendat_no.1

sưu được mí bài ,,. Tham khảo, nha!!


___________________________
Những câu danh ngôn của các bậc vĩ nhân luôn hàm chứa tính nhân văn, tính thẩm mỹ và tính triết lý cao cả. Nhà văn M.Góoc-ki cũng có một câu làm cho tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ.

“ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương.”

Cái lạnh của Bắc cực là sự giá rét của đất trời. Ở đó thiên nhiên không được ưu đãi nên khí hậu thất khắc nghiệt, khó có thể tồn tại với điều kiện sống như thế.Nhưng cái lạnh từ trong câu nói trên không dừng lại ở hàm nghĩa nông cạn . Đọc kĩ câu danh ngôn ta sẽ hiểu nhà văn đang muốn gửi đến chúng ta suy nghĩ mới về khái niệm lạnh. Đó chính là sự lạnh lẽo khi con người ta thiếu vắng tình thương, thiếu vắng sự cảm thông chia sẽ gữa con người với con người. Cái lạnh đó cũng chính là sự quạnh vắng trong tim khi chúng ta bị cô lập. Liệu con người có thể sống vui và có ích khi gặp tình cảnh như thế ?

Chúng ta sẽ không thể sống trong một gia đình mà tất cả mọi thành viên đều quan hệ với nhau theo kiểu xã giao, cha mẹ ghẻ lạnh, anh em không hòa thuận. Tất cả chúng ta đều biết rằng gia đình là cái nôi nuôi dưỡng thể chất lẫn tâm hồn ta, vun vén để ta trở thành một người tốt. Vì thế gia đình mang một sức ảnh hưởng hết sức to lớn đối với hành vi và suy nghĩ của mọi thành viên. Chúng ta hãy thử suy ngẫm, nếu trong hòan cảnh đó, chúng ta sẽ thế nào ? Điều đó còn tùy thuộc ở mỗi con người. Nhưng chắc một điều rằng, con người trong gia cảnh ấy sẽ thật trĩu nặng, buồn phiền. Bởi lẽ khi gặp chuyện phiền muộn đâu ai cùng họ san sẻ, sớt chia, khi sung sướng đâu ai cũng họ vui hưởng. Và cũng từ đó, những con người ấy sẽ đi theo quỹ đạo chung. Họ sẽ khép chặt lòng mình và nghĩ rằng tất cả, tất cả mọi người không ai quan tâm đến họ, họ đã bị ghẻ lạnh và cô lập. Lòng họ sẽ lạnh căm vì bởi lẽ không ai sưởi ấm cho con tim họ.


Trong cuộc sống, khá dễ dàng để tìm được những hình ảnh khác của cái lạnh. Đó là sự ghẻ lạnh của cả xã hội đối với con người. Ta lấy một ví dụ điển hình. Một bệnh nhân bị nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV, đã bị gia đình và cả xã hội khinh bỉ ghẻ lạnh. Bước ra đường, họ bị những cặp mắt kì thị, soi mói nhìn vào. Những tiếng xì xầm to nhỏ ! Các bạn nên hiểu rằng đôi lúc họ không tự làm nhưng hành động để gây bệnh. Tức là họ không tự chuốc lấy bệnh. Nhưng vì thiếu may mắn họ vẫn mắc phải theo ba con đường mà tất cả chúng ta đều biết. vậy thì chúng ta nghĩ mình nên thương, cảm thông cho họ hay ghẻ lạnh kì thị họ. Họ đã trải qua biết bao cú sốc tinh thần mà bệnh tật mang lại vậy mà ta lại đối xử khinh bạc với họ. Đó giống như là con dao đâm thêm vào trái tim đã rướm máu. Thật tàn nhẫn ! Đã thế theo một lẽ thường họ sẽ không sống vui vẻ được nữa, sẽ khép chặt bản thân mình và hơn thế nữa nhiều người sẽ tìm đến cái chết. Đó là hệ quả đau lòng nhất về sự cô lập của con người đối với con người.

Một dẫn chứng hùng hồn nhất đó là : "Đói rét và bệnh tật lúc này không có nghĩa lý gì hết, hắn không sợ mà hắn sợ nhất là cô độc " - Chí Phèo -Nam Cao.
Những cảm giác da thịt hay do tác động của môi trường bên ngoài con người ta đều chống chiu được còn cảm giác trong lòng thì nó hằn sâu và đã đi suốt cuộc đời lúc nào nó cũng có thể lên tới tột đỉnh , cái lạnh ở đây nó không chỉ lan toả vào đất trời mà là nó thấm đượm cả một cuộc sống , một con người Vĩnh Hằng. Băng bắc cực có thể chống lại bằng nhiệt độ cao , nhưng sự cô đơn , bơ vơ tột đỉnh khi không có một tình thương thì nó đã "phong hàn " cả một trái tim , một vũ trụ . Hơn nữa nó còn phản chiếu và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống , những cảnh đời tương đồng , và kể cả không tương đồng .

Người sống trong cảnh gia đình lạnh nhạt, kẻ cô đơn, người bị nhiễm HIV đã là những cuộc đời đang thiếu rất nhiều tình thương. Trái tim của họ đang lạnh băng. Chúng ta hãy dành tình yêu hay chí ít là sự cảm thông nhiều nhất ở mức có thể để sưởi ấm, thắp sáng trái tim đang thoi thóp của họ.Và đó cũng chính là chính do vì sao tôi phải khẳng định rằng câu danh ngôn của M. thật đúng...
__________________
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “ Người với người sống để yêu nhau”. Bạn hãy tưởng tượng trái đất này sẽ như thế nào nều không có tình yêu thương của nhân loại? Lúc ấy lòng người sẽ lạnh lẽo và trái tim dương như trở thành băng giá mặc cho dù mặt trời vẫn ngày ngày chiếu sáng ấm áp khắp muôn nơi. Thật thấm thía khi ai đó nói rằng: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà chính là nơi không có tình thương”.
Bắc Cực là một vùng đất ở cực bắc của trái đất. ở nơi âý, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm băng giá, mọi sinh vật đều khó tồn tại và phát triển. Vì thế mà nó được coi là nơi lạnh nhất. Nhưng khi đặt trong mối quan hệ với nhu cầu sống của con người thì Bắc Cực chưa phải là chỗ lạnh nhất nếu so với nơi không có tình thương. Tình thương là một tình cảm thiêng liêng tạo sự gắn bó và ý thức trách nhiệm của con người với nhau. Vì thế mà nơi không có tình thương là nơi con ngươi sống với nhau không có sự gắn bó, hòa hợp về tình cảm và không có trách nhiễm xuất phát từ tình cảm. Từ lạnh ở đây được đặt trong hai vế so sánh nên được hiểu theo hai trường nghĩa khác nhau. Cái lạnh ở Bắc Cực hoàn toàn khắc hẳn với cái lạnh ở nơi không có tình thương. Lạnh thực tế là cảm giác của con người khi nhiệt độ thời tiết hạ thấp xuống, nó cũng là cảm nhận của con người khi không tìm được mối liên hệ giữa mình và mọi người xung quanh. Tình thương chính là hơi ấm xua tan giá lạnh, là nghị lực giúp con người chống chọi lại mọi điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống, để con người không chỉ sống mà còn hạnh phúc trong chính cuộc sống đó.
Con người luôn có khả năng chống chọi với mọi điều kiện lạnh giá của thời tiết. Vì thế cho nên Bắc Cực vẫn chưa là nơi lạnh nhất. Du khó khăn tồn tại và phát triển nhưng ở đó vẫn có những động vật tồn tại được vì chúng thích nghi với thời tiết nhờ lớp mỡ dày, bộ lông dày. Còn con người vẫn có thể sống và tồn tại ở những vùng đất ấy, họ có thể mặc áo lông thú, đốt lửa để sưởi ấm, sống trong nhà băng và bắt cá hồi. Vì thế dù ở nơi nào quanh năm băng tuyết, chỉ cần có thể lực, được rèn luyện sức chịu đựng đồng thời có những phương tiện hỗ trợ do con người tạo nên là sẽ ngăn chặn tác động xấu của cái lạnh vào cơ thể. Dù phải sống ở những nơi có độ ẩm như thế nhưng bên trong con người vẫn cảm nhận được sự ấm áp của lửa cháy và vẫn cố gắng hòa nhập thích ứng với môi trường sống. Đó chính là nguyên nhân và cũng là kết quả chứng minh rằng Bắc Cưc chưa phải là nơi lạnh nhất. Nhưng không có tình thương thì khác. Cảm giác lạnh mà nó mang tới không gì chống đỡ được. Đã bao giờ bạn cảm thấy trống vắng cô đơn? Đã bao giờ bạn cảm thấy lạnh và khát khao tìm một nguồn hơi ấm cho tâm hồn? Có lẽ cái mà bạn cần khi ấy không có gì ngoài tình yêu thương. Người bố thương con cả cuộc đời buôn tẩu làm ăn lo cho cuộc sống gia đình. Người mẹ thương con nuôi nấng, dạy dỗ con nên người ,hi sinh tất cả vì con. Người anh thương em qua thái độ nhường cho em mẩu bánh mì ngon. Người con thương gia đình bằng tất cả tấm lòng hiếu thảo. Đôi nam nữ thương nhau trao cho nhau những tình cảm mặn nồng. Đó là tình yêu thương mà chúng ta từng bắt gặp trong cuộc sống. Song để tình yêu thương tồn tại bền lâu, mỗi con người không chỉ là con người được yêu thương mà còn phải là người biết yêu thương “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi tức là sẽ nhận được bởi những gì cho đi sẽ còn mãi. Khi ấy người được yêu thương sẽ không thấy cô độc, sợ hãi, sẽ trở nên vững tin và cảm nhận được hạnh phúc khi bản thân mình được yêu thương. Khi đem tình yêu thương đến cho người khác một cách thật lòng , ta sẽ trở nên Người hơn, Người với một nghĩa thật sự, trở nên vị tha, độ lượng trong việc làm và suy nghĩ, mang điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư thoải mái. Tình thương từ đó đã trở thành một tình cảm cao cả đem lại hạnh phúc cho cả người cho và người nhận. Những điều cho đi sẽ không hề mất, dù ta xác định rằng chỉ “để gió cuốn đi” như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói thì trong thực tế gió cũng không thể cuốn đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của con người. Tình yêu thương đã gắn bó con người với nhau, đã tạo những mối quan hệ tốt đẹp, đem lại cho con người sức mạnh, thậm chí có thể nhân đôi sức mạnh để con người có thể chống chọi những điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống.
Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta đang sống ở những nơi không có tình thương, khi ấy trái tim con người sẽ thành băng tuyết trong cô đơn, cằn cỗi, khô khan, ích kỉ. Vì việc thiếu tình thương sẽ nới lỏng mối quan hệ giữa con người với con người, làm sự sống trở nên mong manh, yếu ớt trước tai họa, trước những điều bất trắc có thể xảy ra. Không có tình thương, con người sẽ sống vô tình, thờ ơ trước đau khổ của người khác, không nhận ra ý nghĩa nhân văn của cuộc sống. Nếu như mọi người sống không có tình thương thì người ăn mày sẽ không bao giờ có một chén cơm để ăn khi đói lòng, trẻ mồ côi sẽ không bao giờ được chăm sóc, trẻ em mù sẽ mãi tăm tối, không cảm nhận được hơi ấm của cộng đồng, sẽ không ai rơi nước mắt cho những cuộc đời nhiễm chất độc màu da cam, sẽ không ai bênh vực những con người vô tội. Lúc ấy cuộc đời thật đáng buồn và vô nghĩa. Vì thế mà sức mạnh của tình thương sẽ sưởi ấm và giúp con người chiến thắng tất cả ngay khi cuộc sống tưởng như không thể chịu đựng nổi.
Câu nói trên là một lời khẳng định đúng đắn. Nó xuất phát từ hiểu biết đầy đủ về vai trò và khái niệm của tình thương, từ tiêu chí cuộc sống con người văn minh. Con người văn minh không chỉ được đảm bảo về đời sống vật chất mà còn cần một đời sống tinh thần phong phú, giàu tính nhân văn và điều làm nên cuộc sông nhân văn không thể thiếu vai trò của tình thương con người. Vì tình thương chân thành giúp con người có cuộc sống lành mạnh và tích cực. Câu nói là một gợi mở về con đường xây dựng cuộc sống lí tưởng cho con người. Nó nhắc nhở ta việc bồi đắp tâm hồn, nâng đỡ tình yêu thương để có thể sẻ chia, cảm thông và sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ cần đến chúng ta.
Nơi nào không có tình thương thì đó là một mảnh đất thật đáng sợ hơn cái lạnh của vùng Bắc Cực. Vì vậy mỗi con người chúng ta sống luôn luôn cần tình cảm yêu thương, sự vỗ về, an ủi, niềm động viên, khích lệ. Như có nhà thơ đã từng kêu gọi “con người ơi hãy thương lấy con người” , hãy biết yêu thương và tìm cho mình một tình yêu thương chân thành. Điều đó sẽ vun đắp cho chúng ta một cuộc đời tươi đẹp, tràn ngập niềm vui và niềm tin yêu, hy vọng.
 
T

tiendat_no.1

Khi được đặt câu hỏi " Nơi nào lạnh nhất ?" thì đã có nhiều ý kiến cho rằng" đó là Bắc cực". Phái đó là câu trả lời đúng nhưng chưa phải là hoàn toàn chính xác. Bởi nơi không có tình thương chính là nơi băng giá và lạnh lẽo nhất
Câu nói của nhà văn Nga " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương " đã khơi dậy nhạn thức tâm hồn của chúng ta. Trái Đất có nơi lạnh lẽo nhất là Bắc cực , còn chúng ta nơi lạnh nhất là nơi không có tình thương . Trái Đất cũng như cúng ta , cũng có nơi lạnh lẽo , nơi chôn vùi những cảm xúc mãnh liệt , sôi nổi để bao trùm lấy sự cô đơn , giá băng với vẻ bên ngoài . Trong cuộc sống , tình thương là chất keo gắn bó con người với con người , nơi cảm xúc hoà quyện tạo nên sự gần gũi . Cuộc sống thật buồn tẻ , vô vị khi không được trao và đón nhận tình thương . Một con người ngày nào cũng sống trong sự giàu có nhưng lại khao khát đến cháy bỏng một điều bình dị mà sâu sắc , đó là tình thương . Họ chợt nhận ra ngôi nhà sang trọng kia không có tình thương lại lạnh lẽo , cô đơn biết chừng nào . Hay trái tim ta đang bị kiềm chặt bởi chính ta không cho nó cảm xúc . Bỗng chốc lại sôi nổi , yêu đời hơn bởi ta hiểu rằng không có tình thương , trái tim cũng như con người ta sẽ trở nên đơn điệu , buồn chán khi phải sống những tháng ngày ta tự đóng cửa những cảm xúc trước cuộc đời . Tình thương là một thứ quý giá , một món quà tinh thần vô giá trị. Các anh chiến sĩ ngày đêm boả vệ Tổ quốc . Họ hướng về đất nước nơi có biết bao tình thương gửi gắm qua những bức thư từ quê nhà . Họ mỉm cười và hiểu rằng họ cần phải cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình . Đã có biết bao em nhỏ mồ côi , tạt nguyền hay những con người không nơi nương tựa được sống trong những ngôi nhà xây cất lên bằng tình thương của những con người đồng cảm với những số phận bất hạnh đó . Tình thương là điều kỳ diệu , sưởi ấm biết bao trái tim cô đơn , lạnh lẽo . Nó là một phần tất yếu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta . Tình thương đối với bao người là vô giá vậy mà nó chắng có giá trị trong mắt những kẻ thờ ơ , hờ hững . THử nghĩ xem khi bạn đã quá quen tình yêu thương của ba mẹ , đã chán ghét được đón nhận những điều đó. Nhưng khi ba mẹ rời xa bạn thì bạn mới hiểu rằng không có tình thương bạn đơn độc biết chừng nào , sẽ chẳng còn sự quan tâm , chăm sóc như trước đây nữa . Bạn sẽ khóc vì ân hận , khóc vì đánh mất đi điều quý giá nhất . Liệu những giọt nước mắt đó có tìm lại cho bạn những cảm xúc đó khi tình thương ấy đã vụt mất? . Đừng để cuộc sống của bạn trở nên lạnh lẽo hơn cả nơi Bắc cực trên Trái đất này . Hãy để nó tươi sáng , ấm áp khi bạn được trao và nhận tình thương của mọi người xung quanh

Khi tôi viết bài này , tôi đã dựa vào cảm xuc của mọi người xung quanh và ngay chính bản thân mình để hiểu được giá trị vĩnh cửu của tình thương . Tôi đang sống trong tình thương gia đình , bạn bè , xã hội , được trao tặng và dang tay đón nhận điều tốt đẹp của cuộc sống , đó là tình thương . Tôi hạnh phúc với điều đó , bởi con đường tôi đi luôn co người bạn đồng hành là Tình Thương
____________________________
“Tình thương” là một phẩm chất, một đức tính quý báu của con người. Từ ngàn xưa, nhân loại đã lấy “tình thương” làm cơ sở để xây dựng cộng đồng. “Tình thương” gắn kết mọi người lại thành xã hội, nhỏ là làng xã, lớn là đất nước. “Tình thương là sức mạnh, là cội nguồn, là mục đích sống của con người. Nếu không có “tình thương”, con người sẽ sống ra sao ?. Để lí giải điều đó, một nhà văn Nga đã nói : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.

Thật vậy ! Trên Trái đất có hai nơi lạnh nhất, đó là Bắc Cực và Nam Cực quanh năm băng giá, tuyết phủ, gió gào. Thiên nhiên hoang vu, thời tiết khắc nghiệt gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của con người. Chỉ có rất ít động vật có sức chịu đựng cao mới chống chọi được cái lạnh ghê gớm đó. Còn đối với các nhà thám hiểm, các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thì cái lạnh cắt da cắt thịt là thử thách cam go mà họ phải có nghị lực, ý chí mãnh liệt mới vượt qua được.

Tuy vậy, cái lạnh kinh khủng của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của “nơi không có tình thương”. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của “tình thương”, nghĩa là không còn cảm xúc, rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có “tình thương” sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh.

Người không có “tình thương” thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc cá nhân. Triết lí sống của họ là : “Mũ ni che tai”, “Đèn nhà ai nấy rạng”, “An phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt, nhàm chán và vô vị.

Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ : “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình nhân ái bằng câu : “Thương người như thể thương thân” ; “Sông có khúc, người có lúc” ; “Đông tay vỗ nên kêu” ; “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”.

Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm phê phán những người không có “tình thương”. Mẹ con mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đang tâm đày đọa và giết chết cô Tấm hiền lành để tranh giành quyền lợi. Người chồng trong truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chỉ vì cơn ghen bóng gió đã dẫn đến cái chết oan khuất của người vợ hiền, để rồi ôm hận suốt đời.

Bên cạnh việc phê phán những kẻ sống thiếu “tình thương”, văn học cũng ca ngợi, biểu dương những tấm lòng vàng. Bà cụ hàng nước trong truyện cổ “Tấm Cám” đã cưu mang cô Tấm. Chàng Thạch Sanh trong truyện cùng tên cũng hết lòng vị tha đối với Lý Thông – kẻ đã nhiều lần hãm hại chàng. Nguyễn Du xót xa thương cảm, đau đớn thốt lên lời thơ đứt ruột khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra khảo :

Thịt da ai cũng là người,
Nỡ nào hồng rụng thắm rời lắm thay !.

Lục Vân Tiên với quan niệm của người quân tử : “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” đã cứu mạng Kiều Nguyệt Nga bằng tấm lòng vị nghĩa vô tư : “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Trong cuộc sống, cái tốt, cái xấu song song tồn tại, nhưng xu thế chung là bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Người tốt sẽ cảm hóa, thuyết phục được người xấu. Biện pháp giáo dục hiệu quả nhất là tác động vào “tình thương”, vào thiên lương của mỗi con người :

Con người muốn sống con ơi !
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
(“Tiếng ru” – Tố Hữu)

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là đương nhiên không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông mình cần nâng đỡ cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần : “Lá lành đùm lá rách” ; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ; “Những điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, góp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…

Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương” sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy ; mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.
 
N

ngoisaotieman

Tình thương” là một phẩm chất, một đức tính quý báu của con người. Từ ngàn xưa, nhân loại đã lấy “tình thương” làm cơ sở để xây dựng cộng đồng. “Tình thương” gắn kết mọi người lại thành xã hội, nhỏ là làng xã, lớn là đất nước. “Tình thương là sức mạnh, là cội nguồn, là mục đích sống của con người. Nếu không có “tình thương”, con người sẽ sống ra sao ?. Để lí giải điều đó, một nhà văn Nga đã nói : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.

Thật vậy ! Trên Trái đất có hai nơi lạnh nhất, đó là Bắc Cực và Nam Cực quanh năm băng giá, tuyết phủ, gió gào. Thiên nhiên hoang vu, thời tiết khắc nghiệt gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của con người. Chỉ có rất ít động vật có sức chịu đựng cao mới chống chọi được cái lạnh ghê gớm đó. Còn đối với các nhà thám hiểm, các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thì cái lạnh cắt da cắt thịt là thử thách cam go mà họ phải có nghị lực, ý chí mãnh liệt mới vượt qua được.

Tuy vậy, cái lạnh kinh khủng của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của “nơi không có tình thương”. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của “tình thương”, nghĩa là không còn cảm xúc, rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có “tình thương” sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh.

Người không có “tình thương” thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc cá nhân. Triết lí sống của họ là : “Mũ ni che tai”, “Đèn nhà ai nấy rạng”, “An phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt, nhàm chán và vô vị.

Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ : “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình nhân ái bằng câu : “Thương người như thể thương thân” ; “Sông có khúc, người có lúc” ; “Đông tay vỗ nên kêu” ; “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”.

Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm phê phán những người không có “tình thương”. Mẹ con mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đang tâm đày đọa và giết chết cô Tấm hiền lành để tranh giành quyền lợi. Người chồng trong truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chỉ vì cơn ghen bóng gió đã dẫn đến cái chết oan khuất của người vợ hiền, để rồi ôm hận suốt đời.

Bên cạnh việc phê phán những kẻ sống thiếu “tình thương”, văn học cũng ca ngợi, biểu dương những tấm lòng vàng. Bà cụ hàng nước trong truyện cổ “Tấm Cám” đã cưu mang cô Tấm. Chàng Thạch Sanh trong truyện cùng tên cũng hết lòng vị tha đối với Lý Thông – kẻ đã nhiều lần hãm hại chàng. Nguyễn Du xót xa thương cảm, đau đớn thốt lên lời thơ đứt ruột khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra khảo :

Thịt da ai cũng là người,
Nỡ nào hồng rụng thắm rời lắm thay !.

Lục Vân Tiên với quan niệm của người quân tử : “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” đã cứu mạng Kiều Nguyệt Nga bằng tấm lòng vị nghĩa vô tư : “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Trong cuộc sống, cái tốt, cái xấu song song tồn tại, nhưng xu thế chung là bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Người tốt sẽ cảm hóa, thuyết phục được người xấu. Biện pháp giáo dục hiệu quả nhất là tác động vào “tình thương”, vào thiên lương của mỗi con người :

Con người muốn sống con ơi !
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
(“Tiếng ru” – Tố Hữu)

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là đương nhiên không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông mình cần nâng đỡ cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần : “Lá lành đùm lá rách” ; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ; “Những điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, góp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…

Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương” sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy ; mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.
 
N

ngoisaotieman

hay bạn làm theo giàn ý này nhé:
MB: Khi nói đến sự lạnh lẽo, băng giá ta thường nghĩ ngay đến vùng Bắc Cực của trái đất.Nhưng không phải ai cũng bít rằng nơi lạnh lẽo nhất là nơi k có tình thương"Nơi lạnh nhất k phải là Bắc Cực mà là nơi k có tình thương"
TB: +giải thích, phân tích, chứng minh vấn đề
- tại sao BC k là nơi lạnh nhất
BC là nơi băng tuyết phủ kín quanh năm, rất khó cho con người sinh trưởng và phát triển
Nhưng đó chỉ là khái niêm khắc nhiệt của thời tiết
Không ngăn cản đk lòng quyết tâm và công việc của con người
+Dẫn chứng
- Tại sao nơi lạnh nhất là nơi k có tình thương
-Tình thương và nơi có tình thương
Thế nào là tình thương, nơi có tình thương<tình thương là tình cảm giữa ng vs ng, xuất phát từ tấm lòng chân thật của mỗi cá nhân, là nơi bắt nguồn của những tc thiêng liêng nhất><nơi có tình thương là nơi con ng sống trong sự yêu thương.họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn, cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. nơi đó họ sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản năng của con ng chứ k phải vì vu lợi cá nhân...>
Vì sao sống phải có tình thương< nêu dẫn chứng bằng những câu nói và những mối quan hệ tình cảm như tình thương, tình bạn....>
Biểu hiện của tình thương
-nơi k có tình thương
hậu quả của việc sống k có tình thương
Kb:Câu nói"nơi lạnh lẽo..........tình thương là 1 triết lý sống cũng là 1 vấn đề mà mọi ng của thời đại mới này cần phải quan tâm, khi họ dần mất đi những cử chỉ tốt đẹp để chạy theo vật chất mà họ quên di những giá trị tinh thần đáng quý đó. hãy biết quan tâm và chia sẻ vs người # ta sẽ thấy bình thản và hạnh phúc hơn.
 
R

ruumapkute

Nhà văn Nga Mắcxim Goócki: " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình yêu thương"

Thật vậy ! Trên Trái đất có hai nơi lạnh nhất, đó là Bắc Cực và Nam Cực quanh năm băng giá, tuyết phủ, gió gào. Thiên nhiên hoang vu, thời tiết khắc nghiệt gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của con người. Chỉ có rất ít động vật có sức chịu đựng cao mới chống chọi được cái lạnh ghê gớm đó. Còn đối với các nhà thám hiểm, các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thì cái lạnh cắt da cắt thịt là thử thách cam go mà họ phải có nghị lực, ý chí mãnh liệt mới vượt qua được.

Tuy vậy, cái lạnh kinh khủng của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của “nơi không có tình thương”. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của “tình thương”, nghĩa là không còn cảm xúc, rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có “tình thương” sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh.

Người không có “tình thương” thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc cá nhân. Triết lí sống của họ là : “Mũ ni che tai”, “Đèn nhà ai nấy rạng”, “An phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt, nhàm chán và vô vị.

Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ : “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình nhân ái bằng câu : “Thương người như thể thương thân” ; “Sông có khúc, người có lúc” ; “Đông tay vỗ nên kêu” ; “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”.

Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm phê phán những người không có “tình thương”. Mẹ con mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đang tâm đày đọa và giết chết cô Tấm hiền lành để tranh giành quyền lợi. Người chồng trong truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chỉ vì cơn ghen bóng gió đã dẫn đến cái chết oan khuất của người vợ hiền, để rồi ôm hận suốt đời.
Bên cạnh việc phê phán những kẻ sống thiếu “tình thương”, văn học cũng ca ngợi, biểu dương những tấm lòng vàng. Bà cụ hàng nước trong truyện cổ “Tấm Cám” đã cưu mang cô Tấm. Chàng Thạch Sanh trong truyện cùng tên cũng hết lòng vị tha đối với Lý Thông – kẻ đã nhiều lần hãm hại chàng. Nguyễn Du xót xa thương cảm, đau đớn thốt lên lời thơ đứt ruột khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra khảo :

Thịt da ai cũng là người,
Nỡ nào hồng rụng thắm rời lắm thay !.

Lục Vân Tiên với quan niệm của người quân tử : “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” đã cứu mạng Kiều Nguyệt Nga bằng tấm lòng vị nghĩa vô tư : “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
Trong cuộc sống, cái tốt, cái xấu song song tồn tại, nhưng xu thế chung là bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Người tốt sẽ cảm hóa, thuyết phục được người xấu. Biện pháp giáo dục hiệu quả nhất là tác động vào “tình thương”, vào thiên lương của mỗi con người :
Con người muốn sống con ơi !
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
(“Tiếng ru” – Tố Hữu)
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là đương nhiên không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông mình cần nâng đỡ cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần : “Lá lành đùm lá rách” ; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ; “Những điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, góp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…
Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương” sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy ; mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.
:khi (174)::khi (44)::khi (103):
 
Top Bottom