L
l0ve.literature_7997
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mùa xuân cách đây 60 năm trước,1936,bài thơ ''Ông đồ'' của Vũ Đình Liên đăng trên báo ''Tinh hoa''.Trên baó ''Phong hoá'' số thangs giêng năm ấy cũng đăng truyện rất ngắn ''Ồng đồ nho'' của Thạch Lam(Các bạn có thể đọc truyện ở đây)
Hình tượng ông đồ đến nay đã trở thành một kỉ niệm xa xôi của đời sống văn hoá dân tộc.Lặng lẽ chìm sâu vào quên lãng như một hiện tượng văn hoá gứn kết với hàng chục thế kỉ Nho học,ông đồ vẫn lưu dấu tích trong văn thơ với tư cách những hình tượng nghệ thuạt khó phai mờ với thời gian.Trong hình tượng ấy,đọng lại rất nhiều kỉ niệm qúa khứ,thân phận của một lớp người trong những biến động xã hội-văn hoá to lớn diễn ra hồì đầu thế kỉ.Đọc lại bì thơ,truyện ngắn về ông đồ 60 năm trước cũng là để nghiệm sinh về mặt tinh thần không khí xã hội văn chương của một thời,để hiểu thêm số phận những ông đồ,cùng không ít tâm trạng,nỗi niềm của một lớp người Tây học bùi ngùi chia tay với quá khứ để bước vào quỹ đạo của văn hó hiện đại.Bài thơ ''Ông đồ'' là sự kết tinh một làn vào vĩnh viễn của hồn thơ Vũ Đình Liên.Ông đồ-một hình ảnh đã trở nên quen thuộc ở chốn kinh thành :mỗi dịp tết đến xuân về,ở những Hàng Bút,Hàng Bồ,Hàng Giấy-phố bút nghiên giấy mực của một thời sĩ tử lều chõng xôn xao nay chỉ còn bóng dngs những ông đồ bán chữ.Hình ảnh ông đồ trở thành tượng trưng xót xa cho một nền Nho học lụi tàn.
Bài thơ chân phương,giọng thơ điềm đạm,hình thức toàn bài có dáng cân đối cổ kính của thơ phương Đông.Không lộ vẻ tài hoa mà tinh chất dồn nén vào câu chữ.Thơ bốn câu,năm tiếng,kiệm lời,đúc chữ,hàm súc mà nhiều dư âm.Mỗi đoạn thơ tách riêng dường như không có gì đặc sắc mà khi gắn nối liền mạch lại dựng lên cả một bức tranh thời cuộc và nhân tìch
Mở đầu bài thơ là giọng tự sự tình cảm:
Mỗi năm hoa đào nở
Laị thấy ông đồ già
Baỳ mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Nho học đã tàn,khoa thi cuối cùng cũng đã xa xôi hơn hai mươi năm trước.Trôi theo nó là cái mộng công danh khoa cử,bia đá bảng vàng của lớp thiếu niên nho sinh hiếu học.Những ông đồ-sợi dây nối khiêm nhường và bền bỉ nguồn tri thức giữa các thế hệ mất đi vai trò xã hội và mất luôn cả nguồn sống.Chữ thánh hiền thành món hàng độ nhật,mỗi dịp Tết đến gắng gượng nở những bông hoa cuối mùa nhờ ngọn bút tài hoa:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nhưng rồi hương sắc truyền thống cũng phai dần trong một xã hội đang bước gấp trên con đường Âu hoá.Những kẻ liên tài,những người đồng điệu cũng trở nên thưa vắng.Lịch sử và thời gian tiếp tục những bước đi khắc nghiệt của nó.Cuộc chuyển giao lịch sử giữa hai thời đại tạo nên tấn bi kịch thân phận của những người thất thế.Chút lưu luyến cuối cùng của lòng người cũng không còn nữa.Bút nghiên mực giấy năm nào còn có dịp tươi lên một chút với mùa xuân,nay cũng chỉ còn nỗi buồn đọng lại:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
(Còn nữa...)
Hình tượng ông đồ đến nay đã trở thành một kỉ niệm xa xôi của đời sống văn hoá dân tộc.Lặng lẽ chìm sâu vào quên lãng như một hiện tượng văn hoá gứn kết với hàng chục thế kỉ Nho học,ông đồ vẫn lưu dấu tích trong văn thơ với tư cách những hình tượng nghệ thuạt khó phai mờ với thời gian.Trong hình tượng ấy,đọng lại rất nhiều kỉ niệm qúa khứ,thân phận của một lớp người trong những biến động xã hội-văn hoá to lớn diễn ra hồì đầu thế kỉ.Đọc lại bì thơ,truyện ngắn về ông đồ 60 năm trước cũng là để nghiệm sinh về mặt tinh thần không khí xã hội văn chương của một thời,để hiểu thêm số phận những ông đồ,cùng không ít tâm trạng,nỗi niềm của một lớp người Tây học bùi ngùi chia tay với quá khứ để bước vào quỹ đạo của văn hó hiện đại.Bài thơ ''Ông đồ'' là sự kết tinh một làn vào vĩnh viễn của hồn thơ Vũ Đình Liên.Ông đồ-một hình ảnh đã trở nên quen thuộc ở chốn kinh thành :mỗi dịp tết đến xuân về,ở những Hàng Bút,Hàng Bồ,Hàng Giấy-phố bút nghiên giấy mực của một thời sĩ tử lều chõng xôn xao nay chỉ còn bóng dngs những ông đồ bán chữ.Hình ảnh ông đồ trở thành tượng trưng xót xa cho một nền Nho học lụi tàn.
Bài thơ chân phương,giọng thơ điềm đạm,hình thức toàn bài có dáng cân đối cổ kính của thơ phương Đông.Không lộ vẻ tài hoa mà tinh chất dồn nén vào câu chữ.Thơ bốn câu,năm tiếng,kiệm lời,đúc chữ,hàm súc mà nhiều dư âm.Mỗi đoạn thơ tách riêng dường như không có gì đặc sắc mà khi gắn nối liền mạch lại dựng lên cả một bức tranh thời cuộc và nhân tìch
Mở đầu bài thơ là giọng tự sự tình cảm:
Mỗi năm hoa đào nở
Laị thấy ông đồ già
Baỳ mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Nho học đã tàn,khoa thi cuối cùng cũng đã xa xôi hơn hai mươi năm trước.Trôi theo nó là cái mộng công danh khoa cử,bia đá bảng vàng của lớp thiếu niên nho sinh hiếu học.Những ông đồ-sợi dây nối khiêm nhường và bền bỉ nguồn tri thức giữa các thế hệ mất đi vai trò xã hội và mất luôn cả nguồn sống.Chữ thánh hiền thành món hàng độ nhật,mỗi dịp Tết đến gắng gượng nở những bông hoa cuối mùa nhờ ngọn bút tài hoa:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nhưng rồi hương sắc truyền thống cũng phai dần trong một xã hội đang bước gấp trên con đường Âu hoá.Những kẻ liên tài,những người đồng điệu cũng trở nên thưa vắng.Lịch sử và thời gian tiếp tục những bước đi khắc nghiệt của nó.Cuộc chuyển giao lịch sử giữa hai thời đại tạo nên tấn bi kịch thân phận của những người thất thế.Chút lưu luyến cuối cùng của lòng người cũng không còn nữa.Bút nghiên mực giấy năm nào còn có dịp tươi lên một chút với mùa xuân,nay cũng chỉ còn nỗi buồn đọng lại:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
(Còn nữa...)