[ngữ văn 8]: ôn tập tổng hợp

L

lecuong24

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Luận điểm là gì?

2. Phân biệt khái niệm khác nhau giữa hịch và cáo.

3. Bài thơ :"khi con tu hú" của Tố Hữu đã thể hiện sự cảm nhận mãnh liệt

tinh tế của một tâm hồn "thơ" yêu cuộc sống, khát khao tự do của nhà thơ.

Em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận xét trên.
 
T

toi0bix

Câu 1 tự làm ( SGK )

Câu 2 :

Cáo cùng với hịch là những văn bản có tính chất công vụ hành chính từ trên ban truyền hoặc trình bày , giải thích 1 chủ trương hoặc công bố 1 sự kiện . Tuy nhiên , nó cũng có cái khác nhau :

_Hịch :Mục đích để cổ động , thuyết phục , hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài , nó kích động tình cảm , tinh thần người nghe , có tính chiến đấu cao .

_Cáo :thì trình bày chủ trương & công bố kết quả của 1 sự nghiệp . Thường thì gồm 4 phần : nêu LĐ chính nghĩa / Vạch rõ tội ác kẻ thù / Kể lại quá tr` kháng chiến / Tuyên bố chiến thắng , nêu cao chính nghĩa .
 
T

toi0bix

3 - Khi con tu hú _ Có nguồn

Trong bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã chấm dứt hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những âm thanh khô khốc, chói tai của tiếng xiềng xích, vẫn vang lên nhịp tim thổn thức, rạo rực của một hồn thơ trẻ tha thiết yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.
Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”
Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:
“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn
(…)
Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”
Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.
Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đối của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ – chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tiûnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

(Bài của học sinh Trần Thị Thanh Nga – Văn khoá 5)
Bản quyền lớp Chuyên Văn LQĐ Bình Định
 
K

_killdevil_boy_95_

Tố Hữu tác bài thơ "Khi con tu hú" tại Huế vào thánh 7/1939. Bài thơ dc viêtf trong hoàn cảnh tác giả bị đế quốc Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Thiên (Huế). Nội dung bài thơ toát lên 1 tâm trạng của chàng thanh niên yêu tự do nhưng lại bị trói buộc trong cảnh tù đày.
TB:
Trong xà lim Tố Hữu nghe vọng vào tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy như nhắc nhở anh rằng tg đã vào hè. Trong tù, người tù mất đi cái ko gian bao la thoáng đãng chỉ còn lại không gian trật hẹp với 4 bức tường giá lạnh. T/giả khao khát dc tiếp xúc với con người ngoài đời, với không gian nhiều vẻ ở bên ngoài. Cũng ở xà lim số 1 lao Thừa Thiên 4/1939 Tố Hữu đã viết bài "Tâm tư trong tù":

"Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rao rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ơ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu"
Lần này tiếng chim tu hú đã giúp anh nghe dc cả tiếng sáo diều vi vu, tiếng ve ngân rộn rã. Anh hình dung dc mọi vật xa gần, ngoài đồng" lùa..." chỗ ... "trái cây...". Tố Hữu còn thấy dc, nghe dc cả 1 không gian vô cùng rộng lờn, thoáng đãng, đẹp đẽ.

"Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Tiềng chim tu hù gọi bầy gợi nhớ trong anh n~ mùa hề đẹp đẽ vs đầy sứ sống với bao màu sắc âm thanh, mau vàng của... màu đỏ ...
Cả không gian wen thuộc của xứ Huế đang chuyển mình vào hè, càng làm cho anh cảm thấy tâm trạng sôi sục hơn.

"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muồn đạp tan phòng hè ôi"
Ngoài chim tu hú vẫn cứ kêu, cứ gọi bầy nghe như thúc dục càng lam cho anh xốt ruột, cáng uất ức vì cảnh mình đang bị giam cầm.

"Ngột làm sao...cứ kêu"
KB:
Tâm trạng của Tố Hữu wa bài thơ là tâm trạng của 1 người thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên đất nc...
__________________
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_s0ck_318

Câu 2 :

Cáo cùng với hịch là những văn bản có tính chất công vụ hành chính từ trên ban truyền hoặc trình bày , giải thích 1 chủ trương hoặc công bố 1 sự kiện . Tuy nhiên , nó cũng có cái khác nhau :

_Hịch :Mục đích để cổ động , thuyết phục , hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài , nó kích động tình cảm , tinh thần người nghe , có tính chiến đấu cao .
Tố Hữu tác bài thơ "Khi con tu hú" tại Huế vào thánh 7/1939. Bài thơ dc viêtf trong hoàn cảnh tác giả bị đế quốc Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Thiên (Huế). Nội dung bài thơ toát lên 1 tâm trạng của chàng thanh niên yêu tự do nhưng lại bị trói buộc trong cảnh tù đày.
TB:
Trong xà lim Tố Hữu nghe vọng vào tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy như nhắc nhở anh rằng tg đã vào hè. Trong tù, người tù mất đi cái ko gian bao la thoáng đãng chỉ còn lại không gian trật hẹp với 4 bức tường giá lạnh. T/giả khao khát dc tiếp xúc với con người ngoài đời, với không gian nhiều vẻ ở bên ngoài. Cũng ở xà lim số 1 lao Thừa Thiên 4/1939 Tố Hữu đã viết bài "Tâm tư trong tù":

"Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rao rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ơ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu"
Lần này tiếng chim tu hú đã giúp anh nghe dc cả tiếng sáo diều vi vu, tiếng ve ngân rộn rã. Anh hình dung dc mọi vật xa gần, ngoài đồng" lùa..." chỗ ... "trái cây...". Tố Hữu còn thấy dc, nghe dc cả 1 không gian vô cùng rộng lờn, thoáng đãng, đẹp đẽ.

"Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Tiềng chim tu hù gọi bầy gợi nhớ trong anh n~ mùa hề đẹp đẽ vs đầy sứ sống với bao màu sắc âm thanh, mau vàng của... màu đỏ ...
Cả không gian wen thuộc của xứ Huế đang chuyển mình vào hè, càng làm cho anh cảm thấy tâm trạng sôi sục hơn.

"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muồn đạp tan phòng hè ôi"
Ngoài chim tu hú vẫn cứ kêu, cứ gọi bầy nghe như thúc dục càng lam cho anh xốt ruột, cáng uất ức vì cảnh mình đang bị giam cầm.

"Ngột làm sao...cứ kêu"
KB:
Tâm trạng của Tố Hữu wa bài thơ là tâm trạng của 1 người thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên đất nc...
__________________
__________________
!! HỠi thế gjan tỳnh là chy mà đÔj lứa hẹn thề !!

==> " tỳnh" cOá thể hỉu theO 2 nghĩa :
tỳnh pạn và tỳnh ju...

Giữa một tỳnh pạn trOng sáng và một tỳnh ju mù quáng...
thỳ pạn chỌn cái gì ???

rjêng tỚ, tỚ sẽ chỌn mỘt tỳnh pạn...

<<<Chồng kủa bang chủ bang lừa tình>>>

connhangheo_koaiyeu_102@yahoo.com

Thấy bài hay thì thanks mình nhé !

_Cáo :thì trình bày chủ trương & công bố kết quả của 1 sự nghiệp . Thường thì gồm 4 phần : nêu LĐ chính nghĩa / Vạch rõ tội ác kẻ thù / Kể lại quá tr` kháng chiến / Tuyên bố chiến thắng , nêu cao chính nghĩa .
 
N

nguyenhien22011969@gmail.com

Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang lên tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất càng dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đập tan phòng, hè ôi!”.
Mở đầu bài thơ, với tựa đề “Khi con tu hú”, tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của bài thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.
Ta biết rằng người thanh niên cộng sản TốHữu bị tù đày, tra tấn nhưng không nản chí sờn lòng. Nhà thơ đã xác định:
“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn có một nửa”.
(Trăng trối)
Trở lại câu thơ mở đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết thân và thiếu thốn khi nghe con chim tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội dữ dội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêmnỗicô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. TốHữu đã bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi xuân đang sục sôi. Muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.
Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong TốHữu. Trong thế giới tối tăm của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:
“Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”.
Một bức tranh được “vẽ” trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống: “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dẩn”. Sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đương chín, ngọt dần). Tất cả đã báo hiệu một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh,màu sắc, ánh nắng quen thuộc. Phải là một con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối khôn nguôi đến thế.
Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”.
Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng, vài con diều sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.
Niềm khát khao đó bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.
Nhịp sông trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động “muốn đạp tan phòng" của cái nhà tù tăm tối.
Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốttoàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tối tăm của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bức bối, ngột ngạt đến nỗi phải kêu kên:
“Ngột làm sao, chết uất thôi”.
Bài thơ khép lại nhưng ta vẫn nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêumãi...
Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
 
N

nguyenhien22011969@gmail.com

giúp

Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang lên tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất càng dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đập tan phòng, hè ôi!”.

Mở đầu bài thơ, với tựa đề “Khi con tu hú”, tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của bài thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.

Ta biết rằng người thanh niên cộng sản TốHữu bị tù đày, tra tấn nhưng không nản chí sờn lòng. Nhà thơ đã xác định:

“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn có một nửa”.

(Trăng trối)

Trở lại câu thơ mở đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết thân và thiếu thốn khi nghe con chim tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội dữ dội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêmnỗicô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. TốHữu đã bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi xuân đang sục sôi. Muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong TốHữu. Trong thế giới tối tăm của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:

“Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”.

Một bức tranh được “vẽ” trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống: “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dẩn”. Sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đương chín, ngọt dần). Tất cả đã báo hiệu một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh,màu sắc, ánh nắng quen thuộc. Phải là một con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối khôn nguôi đến thế.

Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:

“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”.

Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng, vài con diều sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.

Niềm khát khao đó bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.

Nhịp sông trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động “muốn đạp tan phòng" của cái nhà tù tăm tối.

Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốttoàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tối tăm của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bức bối, ngột ngạt đến nỗi phải kêu kên:

“Ngột làm sao, chết uất thôi”.

Bài thơ khép lại nhưng ta vẫn nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêumãi...

Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
 
Top Bottom