[Ngữ văn 8] Ôn tập kiểm tra Học kì I

L

lolem_theki_xxi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Văn 8]Tuyển tập những đề thi + Đáp án môn văn

Dưới đây là các đề thi văn lớp 8 BU2L tìm và tham khảo được của các trường THCS qua nhiều năm .
Mình post lên đây hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và tìm hiểu về bộ môn này .
Nhưng chắc chắn số lượng đề thi của mình sẽ ít ỏi nếu không có các bạn tham gia cùng ,
vì thế BU2L mong rằng nếu ai có bài văn khác thì cùng nhau đóng góp .
Cảm ơn tất cả các bạn


Chú ý : Nghiêm cấm spam dưới mọi hình thức
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Đề bài
Câu 1( 1 điểm):
Đoạn trích Trong lòng mẹ ( Ngữ văn 8 tập 1) được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Thời gian ra đời của tác phẩm đó?
Câu 2( 3 điểm):
Cho đoạn văn:
Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?
( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại)
( Tôi đi học- Thanh Tịnh).
a. Các từ được in đậm trong đoạn văn trên có thể xếp vào cùng một trường từ vựng nào?
b. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên, cho biết mỗi câu ghép đó có các vế câu nào, các vế câu đó được nối với nhau bằng cách nào?
c. Cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của mỗi câu ghép em vừa tìm được? Em hãy tự đặt một câu ghép có quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu giống như một trong số các câu ghép trên?
Câu 3( 6 điểm):
Thuyết minh về một thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện?

Hết

Đáp án,

Câu 1:
HS cần nêu được:
- Đoạn trích Trong lòng mẹ được trích trong hồi kí Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng( 0,5 điểm).
- Tác phẩm ra đời năm 1938( 0,5 điểm).

Câu 2:
a. Các từ: ông đốc; lớp năm; học; thầy dạy có thể xếp vào cùng một trường từ vựng nhà trường( trường học; giáo dục) ( 0,5 điểm).

b
.* Tìm được các câu ghép:
- Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. ( 0,25)
- Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời.( 0,25).

*Chỉ ra được các vế của mỗi câu ghép và cách nối các vế câu đó:
- Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
+Vế câu 1: Các em phải gắng học
+Vế câu 2: thầy mẹ được vui lòng
+Vế câu 3: thầy dạy các em được sung sướng.

Các vế câu này được nối với nhau bằng các quan hệ từ để; và để ( 0,5 điểm).
-Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời.
+Vế câu 1:Các em đều nghe
+Vế câu 2:không em nào dám trả lời.
Các vế câu này được nối với nhau bằng quan hệ từ nhưng( 0,5 điểm).

c. * Chỉ ra được mối quan hệ giữa các vế của các câu ghép trên:
- Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. ( Các vế có quan hệ mục đích).( 0,25 điểm)
- Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời.( Các vế có quan hệ tương phản)( 0,25 điểm)
* Đặt được một câu ghép, giữa các vế câu có quan hệ mục đích hoặc đối lập tương phản. ( 0,5 điểm)
VD: Tôi đã góp ý nhiều lần nhưng nó không nghe.

Câu 3:
Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
*Viết đúng thể loại thuyết minh.
*Thuyết minh được về một thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện.

VD như bóng đèn tiết kiệm điện com pact:
- Cấu tạo:
Có các bộ phận:
+ Đui đèn :
đui gài, đui xoáy.
+ Bóng đèn:
có nhiều hình dạng: hình ống, thẳng, có nhiều kích cỡ khác nhau; xoắn dạng ruột gà, có nhiều kích cỡ khác nhau, công suất khác nhau…
- Cơ chế hoạt động:
Dòng điện đi qua đèn sẽ kích thích lớp thủy ngân được tráng ở thành bên trong của bóng đèn phát ra ánh sáng. Gần đây, để tiết kiệm điện, người ta đã bổ sung bột huỳnh quang đất hiếm làm tăng hiệu suất và độ bền của đèn, giúp thu nhỏ được bóng đèn mà ánh sáng phát ra lại mạnh hơn…
- Công dụng:
Đèn compact là loại đèn tiết kiệm điện, hiện nay được dùng nhiều để thay cho đèn huỳnh quang ống dài( đèn tuýp), đèn sợi đốt… vì những loại đèn này tiêu tốn nhiều điện năng. Sử dụng đèn compact cho hiệu
 
L

lolem_theki_xxi

ĐỀ 2

Câu 1 (2đ): Cho đoạn văn sau:
“ Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác?
Tìm các từ tượng hình trong đoạn văn trên?

Câu 2 (2đ):
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngời biển Đông”
(Ca dao)
“ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
(Tố Hữu)
Xác định các biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của nó trong hai đoạn trích trên?
Khi sử dụng những biện pháp tu từ đó cần lưu ý điều gì?

Câu 3 (6đ):
Kể lại kỉ niệm sâu sắc của em về thầy (cô) giáo cũ.
 
L

lolem_theki_xxi

ĐỀ 3

đề bài
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( 4đ)
“ Cũng như tôi, mấy câu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả? ( 1đ)
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó? ( 2đ)
Tìm các từ tượng hình có trong đoạn văn và nêu tác dụng? (1đ)
2. Hãy giới thiệu về cái cặp sách của em. (6đ)

Gợi ý đáp án​

Câu 1: ( 4đ)
Đoạn văn trích từ văn bản “ Tôi đi học” (0,5 đ)
- Tác giả Thanh Tịnh. ( 0,5đ)
Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Họ như con chim non… ngập ngừng e sợ”, " Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ..." (0,5 đ)
Hình ảnh so sánh gợi tả chính xác, sinh động hình ảnh tâm trạng của những cô cậu học trò lần đầu tiên được cắp sách đến trường với những tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ. Đồng thời thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả khi được đi học. ( 1,5 đ)
Xác định được các từ tượng hình: (0.5đ)
Ngập ngừng, e sợ.
Tác dụng: Gợi tả chính xác hình ảnh những câu học trò lần đầu tiên được cắp sách tới trường. (0.5đ)
Câu 2:
Yêu cầu:
* Kỹ năng:
Bài viết đúng thể loại, có bố cục đầy đủ, rõ ràng.
Biết kết hợp các phương pháp thuyết minh: liệt kê, so sánh phân tích... và các phương thức biểu đạt kể, tả, biểu cảm vào bài viết.
Trình bày khoa học, chữ viết đẹp, không mắc chính tả.
* Kiến thức:
+ Mở bài:
- Giới thiệu được chiếc cặp sách, xuất xứ ( là quà tặng hay mua về...)
- Là một đồ dùng gắn bó với mình và những người học sinh.
+ Thân bài:
- Giới thiệu cấu tạo chung của cái cặp sách, cấu tạo cụ thể của chiếc cặp (kết hợp miêu tả)
- Công dụng và ý nghĩa của chiếc cặp đối với bản thân và học sinh.
- Giá trị của chiếc cặp so với các đồ dùng cùng loại khác- kết hợp biểu cảm.
- Cách giữ gìn, bảo quản.
+ Kết bài:
- Khẳng định vai trò quan trọng của chiếc cặp với bản thân và bộc lộ tình cảm của bản thân với chiếc cặp.
 
H

huck

Các bạn thân mến!:khi (142):
Đợt kiểm tra Học kì I đang tới gần...rất gần.:khi (5):
Bạn có đang lo lắng về bài kiểm tra Văn sắp tới của mình?:khi (135):
:khi (188):Vậy còn chần chừ gì nữa?
Chúng mình cùng ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới nhé!:khi (17):
Mình sẽ post đề ôn tập để các bạn thảo luận, cùng làm nhé!:khi (187):
Mọi thắc mắc mời mọi người post tại đây!:M09:
Chú ý: Nghiêm cấm spam!:M_nhoc2_78:

Đề số 1


1,
Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen (không quá 15 câu).

2,

Văn bản Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Nghị luận.
D. Thuyết minh.
3,
· Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ 1 đến 8):
Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

(Trích Tôi đi học, Ngữ văn 8, tập 1)


1. Tác giả của Tôi đi học là ai
A. Thanh Tịnh.
B. Nguyên Hồng.
C. Nam Cao.
D. Ngô Tất Tố.

2. Nội dung nổi bật của đoạn trích trên là gì ?
A. Sự e dè, sợ hãi ông đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường.
B. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường.
C. Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường.
D. Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên tới trường.

3. Đoạn trích có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả kết hợp với tự sự.
B. Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
C. Tự sự kết hợp với biểu cảm.
D. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

4. Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
A. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
B. Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước.
C. Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh,…).
D. Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

5. Từ “ông đốc” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Thầy giáo.
B. Thầy giám thị.
C. Thầy hiệu trưởng.
D. Thầy thanh tra.

6. Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?
A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò.
B. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động.
C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm.
D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào.

7. Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi …… như bầy chim non xếp hàng vào lớp.” là phù hợp nhất?

A. sợ hãi.
B. hồi hộp.
C. lúng túng.
D. ríu rít.

8. Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
B. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.
C. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
D. Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều
hơn hết.

4,
Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em.
* Dàn bài gợi ý :
- Mở bài : Giới thiệu về vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình.
- Thân bài:
+ Giới thiệu hình dạng, trình bày cấu tạo, chất liệu của vật dụng hoặc phương tiện. (2 điểm)
+ Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản của vật dụng hoặc phương tiện. (1 điểm)
- Kết bài : Nêu vai trò của phương tiện hoặc vật dụng trong đời sống con người.

5,
Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
B. Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống.
C. Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật.
D. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
6,
Từ “Này” trong phần trích: “Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây ?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Tình thái từ.
B. Quan hệ từ.
C. Thán từ.
D. Trợ từ.




7,
Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
Chọn câu trả lời đúng:
A. "Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười".

B. "Bác đã đi rồi sao Bác ơi?
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời".

C. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non".

D. "Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm".






 
Last edited by a moderator:
H

huck

Đề số 2

1,
Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.

2,
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 1 đến 12):
"Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn - xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”
Nhưng Giôn - xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kỳ quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn….
Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

(Trích Chiếc lá cuối cùng, Ngữ văn 8, tập 1)​


1. Đoạn trích trên có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự kết hợp với miêu tả và nghị luận.
B. Tự sự kết hợp với miêu tả và thuyết minh.
C. Biểu cảm kết hợp với tự sự và nghị luận.
D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

2. Nội dung chính của đoạn trích là gì ?
A. Kể lại diễn biến tâm trạng của Giôn - xi khi ngắm nhìn chiếc lá cuối cùng.
B. Miêu tả chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm giông bão.
C. Kể lại cuộc đối thoại của hai chị em Giôn - xi về chiếc lá cuối cùng.
D. Kể lại tình cảm và suy nghĩ của Xiu dành cho Giôn - xi.

3. Trong đoạn trích trên, nhân vật Giôn - xi được khắc hoạ như thế nào ?
A. Là một người sống nội tâm, biết hy sinh cho người khác.
B. Là một người yếu đuối, bi quan, buông xuôi số phận.
C. Là một người bất lực trước hoàn cảnh, kém may mắn.
D. Là một người đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không thể vượt qua.

4. Câu văn nào dưới đây sử dụng biệp pháp nói giảm, nói tránh?
A. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.
B. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết.
C. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường.
D. Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.

5. Từ “Nhưng” trong câu: “Nhưng Giôn - xi không trả lời.” có vai trò gì?
A. Làm dấu hiệu xuất hiện câu chủ đề của đoạn.
B. Triển khai đoạn, phát triển ý.
C. Liên kết ý giữa 2 đoạn văn.
D. Đánh dấu một vấn đề được kết thúc.

6. Dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu từ ngữ quan trọng.
D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật.

7. Câu văn: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa” thuộc loại câu nào?
A. Câu ghép không sử dụng từ nối.
B. Câu ghép nối nhau bằng một quan hệ từ.
C. Câu ghép nối nhau bằng một cặp quan hệ từ.
D. Câu ghép nối nhau bằng một cặp từ hô ứng.

8. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?
A. tàn nhẫn.
B. mạnh mẽ.
C. lộp độp.
D. kỳ quặc.

3,
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản.
B. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản.
C. Phân tích nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong văn bản
D. Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ câu chuyện trong văn bản một cách trung thành.

4,

Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý.
Dàn bài gợi ý:
- Mở bài (0,5 điểm): giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ với một người hoặc một con vật.
- Thân bài :
+ Kể lại được kỉ niệm, đảm bảo được tính logic, hợp lí của các sự việc.
+ Kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong kể chuyện.
- Kết luận: cảm nghĩ chung về người hoặc con vật.

5,
Văn thuyết minh là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Trình bày, giới thiệu, giải thích... nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
B. Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê.
C. Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng.
D. Dùng các chi tiết, hình ảnh... nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.

6,
· Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2:
“Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…”
(Lão Hạc - Nam Cao).​
1. Từ “chao ôi” trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì?
A. Thán từ.
B. Quan hệ từ.
C. Trợ từ.
D. Tình thái từ.

2. Các từ: “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Chỉ tính cách của con người.
B. Chỉ trình độ của con người.
C. Chỉ thái độ cử chỉ của con người.
D. Chỉ hình dáng của con người.
 
Last edited by a moderator:
H

huck

Đề số 3

1,
Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
C. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
D. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

2,
Kể về một tấm gương vượt lên chính mình.

3,
Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thuyết minh.
B. Nghị luận.
C. Tự sự.
D. Biểu cảm.

4,
Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm !
B. Dạo này nó lười học quá !
C. Cô ấy xinh quá nhỉ !
D. Nó đang ngủ ngon lành thật !

5,
Viết đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Ngô Tất Tố.

6,
Dấu hai chấm trong câu: “Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi và chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (trích Tôi đi học – Thanh Tịnh) có tác dụng gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đánh dấu, báo trước lời đối thoại.
B. Đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp.
C. Đánh dấu, báo trước phần bổ sung cho phần trước.
D. Đánh dấu, báo trước phần giải thích cho phần trước.

7,
Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động chính trị.
C. Hoạt động kinh tế.
D. Hoạt động xã hội.

8,
Từ ngữ nào dưới đây không mang nghĩa “thuốc chữa bệnh”?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thuốc lào.
B. Thuốc ho.
C. Thuốc kháng sinh.
D. Thuốc tẩy giun.

9,
Nhận xét nào sau đây không đúng với văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Có nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.
B. Có giá trị hiện thực sâu sắc.
C. Có tình huống kịch tính cao.
D. Có giá trị châm biếm sâu sắc.

10,
Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Giúp tôi với, lạy Chúa!
B. Những tên khổng lồ nào cơ?
C. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
D. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?

11,
Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
B. Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
C. Chẳng tham nhà ngói ba toà
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
D. Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng gánh đỡ những hai hạt vừng.

12,
Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
B. Mẹ đi làm, em đi học.
C. Mẹ đi làm và em đi học.
D. Mẹ đi làm còn em đi học.

13,
Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời kể của ai ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Xéc–van-tét.
B. Người chứng kiến.
C. Xan–chô Pan–xa.
D. Đôn Ki-hô–tê.

14,
Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Truyền dài.
B. Tiểu thuyết.
C. Truyện vừa.
D. Truyện ngắn.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

/ Viết đoạn văn ngắn: (2.5 điểm)

1) Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày luận điểm: Lão Hjax là 1 người cha có tình yêu thương con sâu sắc. Trong đoạn có sử dụng thán từ và câu ghép(gạch dưới thán từ và câu ghép)

2) Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày luận điểm: Lão Hạc là 1 ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Trong đoạn có sử dụng dấu ngoặc đơn và biện pháp nói giảm nói tránh (gạch dưới biện pháp nói giảm nói tránh)
3) Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật chi Dậu trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " (Trích tiểu thuyết "Tắt đèn") của Ngô tất tố. Trog đoạn có sử dụng dấu ngoặc kép (đi kèm với dấu hai chấm) và trợ từ (gạch dưới trợ từ)

II/ Viết bài TLV (5 điểm)
1/ Thuyết minh về cây hoa đào ngày Tết
2/ Thuyết minh về 1 thể loại văn học (thất ngôn bát cú đường luật)

.
 
Last edited by a moderator:
H

huck

Đề số 4​

1,
“Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm !...”
(Lão Hạc – Nam Cao)​
Từ “Này” trong phần trích “Này ! Ông giáo ạ !” thuộc từ loại nào dưới đây ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tình thái từ.
B. Trợ từ.
C. Thán từ.
D. Phó từ.

2,
Ý nào nói đúng nhất mục đích của tác giả khi viết văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Để mọi người cứu Trái Đất đang bị ô nhiễm
B. Để góp phần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người
C. Để thức tỉnh trách nhiệm cá nhân của mỗi con người đối với Trái đất
D. Để mọi người vĩnh viễn không sử dụng bao bì ni lông nữa

3,
Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tức nước vỡ bờ
B. Lão Hạc
C. Trong lòng mẹ
D. Tôi đi học

4,
“Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như
trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm !...”
(Lão Hạc – Nam Cao)​
Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu phần bổ sung trước đó
E. Đánh dấu lời đối thoại

5,
Các từ gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)​
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thái độ của con người.
B. Cảm xúc của con người.
C. Hành động của con người.
D. Suy nghĩ của con người.

6,
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
D. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.

7,

Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Có tính chính xác và khách quan
B. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm
C. Có tính đa nghĩa, giàu cảm xúc
D. Có tính đa nghĩa, giàu cảm xúc

8,

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.

9,
Nhận định nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của tiếng cười trong câu thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” (Muốn làm thằng Cuội- Tản Đà ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cười vì càng thoát li trần gian càng thấy buồn
B. Cười thoả mãn vì đạt được khát vọng thoát ly, đã tránh xa khỏi cõi trần
bụi bặm
C. Cười mỉa mai, khinh bỉ vì cõi trần giờ đây chỉ còn là nơi bé nhỏ
D. Cười hạnh phúc vì mình đã được sánh vai cùng chị Hằng
 
H

huck

Đề số 5

1,
Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Câu văn trên thuộc loại câu nào dưới đây ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Câu ghép nối bằng một cặp phó từ.
B. Câu ghép nối bằng một cặp quan hệ từ.
C. Câu ghép không dùng từ nối.
D. Câu ghép nối bằng một quan hệ từ.

2,
Từ “u” trong câu: “U nó không được thế !” thuộc từ gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Từ mượn.
B. Từ địa phương.
C. Biệt ngữ xã hội.
D. Từ toàn dân.

3,
Dấu hai chấm trong phần trích dẫn sau có vai trò gì ?
“Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”
Chọn câu trả lời đúng:
A. Dùng để đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.
B. Dùng để đánh dấu báo trước phần giải thích.
C. Dùng để đánh dấu báo trước lời thuyết minh.
D. Dùng để đánh dấu báo trước lời đối thoại.

4,
Nếu viết: “Trong tác phẩm Tắt đèn thông qua hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.” câu văn sai vì sao ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
B. Đặt dấu chấm câu khi câu chưa kết thúc.
C. Đặt dấu phảy ngắt câu không phù hợp.
D. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.

5,
Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. giằng co.
B. du đẩy.
C. sấn sổ.
D. hành động.

6,
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một câu trả lời đúng.
“… Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”
(Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn lớp 8, tập 1)​
Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nguyên Hồng.
B. Thanh Tịnh.
C. Nam Cao.
D. Ngô Tất Tố.

7,
Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu văn trên là
Chọn câu trả lời đúng:
A. quan hệ nối tiếp.
B. quan hệ lựa chọn.
C. quan hệ nguyên nhân.
D. quan hệ tương phản.

8,
Học sinh chọn một trong hai đề sau, viết thành bài văn có độ dài khoảng 400 đến 500 chữ.
Đề 1. Bố mẹ là người đã chăm sóc, nuôi dưỡng em khôn lớn từng ngày và đã để lại cho em nhiều kỉ niệm. Em hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ về bố hoặc mẹ.
Đề 2. Thuyết minh về một loài hoa em yêu thích.
Gửi lời giải và tham khảo lời giải của các bạn khác:

9,
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một câu trả lời đúng.
“… Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”
(Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn lớp 8, tập 1)

Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Miêu tả kết hợp biểu cảm.
B. Tự sự kết hợp miêu tả.
C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
D. Biểu cảm kết hợp tự sự.

10,
Từ ”đi” trong câu: ”Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !” thuộc dạng nào dưới đây ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình.
B. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục.
C. Tình thái từ cầu khiến tỏ ý thách thức.
D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

11,
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một câu trả lời đúng.
“… Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa
run vừa kêu:
- U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”
(Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn lớp 8, tập 1)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cảnh khiếp nhược, sợ hãi của anh Dậu.
B. Cảnh chống trả quyết liệt của chị Dậu với tên người nhà lí trưởng.
C. Cảnh gia đình chị Dậu bị áp bức.
D. Cảnh thất bại nhục nhã của tên người nhà lý trưởng.

12,
Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. lẳng.
B. vật.
C. sợ.
D. túm.

13,
Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Dấu ngoặc kép trong câu văn trên dùng để làm gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đánh dấu lời thoại của nhân vật.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt.
C. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
 
D

danghoangyennhi1998

Mình cũng xin đóng góp một đề thi môn Ngữ Văn 8 của trường mình!
I/Phần trắc nghiệm(thời gian làm bài 15')
1)Sau khi đọc xong văn bản "Chiếc lá cuối cùng", em hiểu thế nào là một kiệt tác:
a.Kiệt tác là một thứ gì đó phải có ích
b.Kiệt tác là một thứ gì đó thật vĩ đại
c.Kiệt tác là một thứ gì đó thật đẹp
d.Kiệt tác là một thứ gì đó thật đồ sộ
2)Trong các câu dưới đây, câu nào không sử dụng tình thái từ:
a.Nếu thế thì em chẳng đi nữa.
b.U van Dần! U lạy Dần!
c.Mẹ có mệt lắm không ạ?
d.Em giúp thầy một tay nhé!
3)Sau khi đọc xong văn bản "Chiếc lá cuối cùng", em hãy cho biết trong văn bản đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc gì:
a.Nhân hoá và so sánh
b.Sử dụng thể thơ ngũ ngôn nhưng vẫn cô đọng, hàm súc
c.Kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và bộc lộ cảm xúc
d.Đảo ngược tình huống hai lần, truyện gây cho người đọc nhiều bất ngờ
4)Câu nào dưới đây miêu tả hết tính cách của Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên:
a.Là một con người có tấm lòng vị tha
b.Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn giữ được sự trong sạch, tấm lòng cao thượng
c.Là một con người keo kiệt, gàn dở, bần tiện
d.Là người rất giỏi
5)Văn bản "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000" muốn nhắn nhủ đến ta thông điệp gì:
a.Trái Đất-Ngôi nhà chung của chúng ta
b.Cần bảo vệ Trái Đất như bảo vệ cuộc sống của chúng ta
c.Bao ni lông-Mối nguy hiểm cho sức khỏe của loài người
d.Bao bì ni lông gậy ảnh hưởng lớn cho sức khoẻ chúng ta và môi trường
6.Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình:
a.Gầy gò
b.Xiêu vẹo
c.Xôn xao
d.Lom khom
II/Phần tự luận(thời gian làm bài 75 phút)
1)Sau khi đọc xong câu chuyện "Cô bé bán diêm" em hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của mình (khoảng 10 dòng)
2)Hãy viết bài văn thuyết minh về cái nón lá.
 
L

lolem_theki_xxi

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời theo từng câu hỏi
Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu tính kịch. Đặc biệt với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình. Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.

a) Xác định câu chủ đề của đoạn văn ? (0,5 đ)
b) Câu chủ đề nằm ở vị trí nào? (0,5 đ)
A. Đầu đoạn
B. Cuối đoạn
c) Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ? (0,5 đ)
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành

2) Nêu nhiệm vụ mỗi phần bố cục của một văn bản ? (1,5 đ)
a) Mở bài
b) Thân bài
c) Kết bài

II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Năm nay lên lớp Tám, tôi thấy mình đã khôn lớn.

Đề 2:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời theo từng câu hỏi
Các tế bào của lá cây có nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục của tế bào.

a) Xác định câu chủ đề của đoạn văn ?
b) Câu chủ đề nằm ở vị trí nào?
A. Đầu đoạn
B. Cuối đoạn
c) Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành

2) Nêu nhiệm vụ mỗi phần bố cục của một văn bản ?
a) Mở bài
b) Thân bài
c) Kết bài

II. TỰ LUẬN
Năm nay lên lớp Tám, tôi thấy mình đã khôn lớn.
 
T

trasua14.soshi

[Văn 8] Tuyển tập đề tập làm văn thi HKI

Đề 1: Viết lời giới thiệu về (nhà văn nguyên hông và )đoạn trích trong lòng mẹ
Đề 2: Viết lời giới thiệu về (nhà văn Nam Cao) và tác phẩm Lão Hạc
Đề 3: Viết lời giới thiệu về (nhà văn Ngô Tất Tố) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Đề 4: Viết lời giới thiệu cho bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Đề 5: Viết lời giới thiệu cho bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông Cảm tác
Đề 5: Viết lời giới thiệu cho văn bản Cô bé bán diêm
Đề 6: Viết lời giới thiệu cho văn bản Chiếc lá cuối cùng
 
V

vonghiaphu1998

Bài này mình làm trên mạng đó,có gì không ổn thì bỏ qua nha!
Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.

Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.

Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.

Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.
Nhớ cảm ơn nha!
 
V

vonghiaphu1998

Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền . Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do sức không còn nên công việc đồng áng cũng tạm dưng, công việc do người khác thuê mướn cũng không có.
Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Tuy nhiên, vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (Người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.
Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa.
Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - ông giáo, và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.
 
V

vonghiaphu1998

Trước hết đính chính lại là Ngô Tất Tố hổng có truyện ngắn "Tức nước vỡ bờ" mà là "Tức nước vỡ bờ" đc trích trong tp "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.

Chị Dậu là người phụ nữ yêu thương chồng, thể hiện qua cách xưng hô, cách ân cần mời chồng ăn cháo, quạt bát cháo cho chóng nguội, đi rón rén...

Chị Dậu là người có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, thể hiện qua xung đột đỉnh điểm giữa chị và tên cai lệ, qua sự thay đổi giữa các cách xưng hô ("cháu_ông", "tôi_ông", "bà_mày")
 
C

conan99

Ai đã đọc qua 'Lão Hạc", một truyện ngắn xuất sắc người nông dân trước cách mạng tháng tám của nhà văn Nam Cao, hẳn là không thể nào quên được hình ảnh lão nông đân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cập mắt nhìn xuống đầy u uẩn, khuôn mặt hằn sâu bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, muộn phiền về nhiều nỗi cơ cực ở đời.
Đây là một lão nông dân chân lấm tay bùn không tuổi, không tên trong các làng quê tiêu điều, hẻo lánh thời ấy.. Lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng có tấm lòng yêu thương sâu sắc, tự trong, đặc biệt là có tấm lòng cao thượng hơn con người.
Trang sách đã đóng lại nhưng hình ảnh lão Hạc vẫn lồ lộ hiện ra trông thật tội nghiệp. Đó là một nông dân nghèo khổ cùng quẫn. Vợ mất sớm, lão sống một thân một mình trong những ngày tháng xế bóng cô đơn và vất vả.Đứa con trai duy nhất của lão chỉ vì quá nghèo ma` người con gái anh yêu lại trở thành vợ người khác.Người ấy hơn anh chỉ vì có nhiều tiền. Quá phấn chí, anh ra đi nuôi mộng:" Cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm mới về"." Không có tiền sống khổ. sống sở ở cái làng này nhục lắm". Nhưng nơi anh đến lại là đồn điền cao su ở tận Nam kì. một địa ngục trần gian:"Cao su đi dễ khó về". Lão Hạc chỉ còn cách thui thủi với " cậu Vàng" làm bạn cho khuây khỏa nỗi nhớ mong. Ngày lại ngày lão lo làm thuê kiếm sống. Nhưng rồi bị một trận ốm nặng phải tiêu sạch hết tiền dành dụm từ hoa lợi mảnh vườn mà lão có ý định để dành tiền cho con trai khi nó trở về. Sau trận ốm, sức khỏe lão sút hẳn đi, không làm thuê nổi nữa thì lại gặp bão, hoa màu bị phá sạch, giá gạo lại lên cao nghe chừng còn đói dai dẳng... vì thế mà lão phải làm một việc làm trái lòng là phải bán "cậu Vàng", người bạn thân thiết trong những ngày tàn bóng xế.Hơn thế nữa, đó còn là con vật gợi nhớ về đứa con trai đã đi xa... Thế mà lão phải rứt ruột bán"cậu Vàng" đi bởi vì không thể mỗi ngày có đủ một ngày ba bữa gạo cho mình và con chó. Lúc này, lão không còn có thể làm ra tiền nên tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu nó. Tình cảnh của lảo thật là khốn quẩn.
Nam Cao (29 tháng 10, 1917 - 30 tháng 11, 1951) là một nhà văn Việt Nam hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Sáng tác của Ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri [1], giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915[cần dẫn nguồn]. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xả Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[1]
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời
 
V

vonghiaphu1998

Đây là bài văn mình tìm trên mạng đó,có gì thi chữa lỗi cho mình nha!!!
^_<
Đập đá ở Côn Lôn - Bài học sinh
Đề : Hình ảnh người anh hùng cứu nước hiên ngang lẫm liệt qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (Phan Chu Trinh)
BÀI VIẾT THAM KHẢO:
Đầu thế kỷ XX, người anh hùng yêu nước Phan Bội Châu đã từng cho rằng việc ở tù chỉ là lúc tạm nghỉ chân trên con đường cứu nước:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Phan Chu Trinh cũng vậy, mọi đày ải, khổ cực chốn lao tù đối với ông chỉ là việc “con con”, là chút ít thử thách để bộc lộ chí khí của người nam nhi. Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.
Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam. Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”., Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.
Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.
Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai. Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồ nthanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.
Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng nguời anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.
Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.
Nhớ cảm ơn nhé!!!
Pp
Chúc cậu làm tốt nhé!!!
 
V

vonghiaphu1998

Nhà ngục – đó là nơi chôn vùi ý chí chiến đấu của con người, là bóng đen mờ mịt với những mưu đồ, cạm bẫy trỗi dậy, rình rập sự sống. Vậy mà đối với Phan Bội Châu, đó chỉ là nơi thử lửa, là một “nhà trọ” cho những bước chân bôn tẩu cách mạng tạm dừng. Bằng dòng cảm xúc mãnh liệt, bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông như một khúc tráng ca vĩ đại và hào hùng, thể hiện rõ phong thái ung dung, đuờng hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, trong những ngày bị chính quyền quân phiệt Trung Hoa bắt giam.
Không ngẫu nhiên mà đầu đề của bài thơ là Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông. Ra đời giữa chốn lao tù, nơi hiện hình của những bóng ma tội ác ghê tởm, con người dễ dàng bị nuốt chửng vào vòng quay của nó bởi sự bất lực và nỗi sợ hãi tầm thường. Bài thơ bằng chữ Hán vẫn không hề làm vơi đi tinh thần, khí khái làm người “xoay chuyển càn khôn”. Những câu thơ tuôn ra từ chính tấm lòng của nhà thơ, là lời khẳng định chắc nịch cho quan niệm người anh hùng:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Dẫu rằng là cảnh thân tù, “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tù bằng nghìn thu ở ngoài), lời thơ của cụ Phan Bội Châu vẫn giữ được cái điềm tĩnh, thoải mái của một con người luôn tự tin, lạc quan trước mọi hoàn cảnh, đó là tinh thần của bậc đại trượng phu với ý chí “uy vũ bất năng khuất” (uy vũ không thể khuất phục).
Trong tù, con người ấy đã phải chịu mọi nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, những đòn tra tấn dã man của kẻ thù, phải hằng ngày đối diện với khổ đau, đói rét và những tiếng rền rĩ , gào thét của biết bao thân tù hãm vang dội trong bốn bức tường khắc khổ, âm u. Vậy mà , câu thơ dường như không có một phút nào nhường chỗ cho con người yếu mềm. Tất cả đều được lấp đầy bởi bức tranh con người sừng sững đứng giữa đất trời: Ta đã bôn ba giữa năm châu bốn biển, ta vì dân vì nước mà ở tù, ta lên tiếng đòi quyền tự do, quyền làm người chính đáng cho dân tộc ta, cớ sao ta lại phải chịu nhún nhường khuất phục trước bọn phản dân, hại nước kia? Cho nên cái lồng con con ấy, nào có là gì trước tư thế hiên ngang, lẫm liệt của trang “hào kiệt”, tu mi nam tử đầu đội trời chân đạp đất và bậc “phong lưu” có cái lịch lãm, hào hoa. Câu thơ là sự đối lập hoàn toàn giữa một bên là sự lớn lao, vĩ đại của một bậc anh hùng, hào kiệt và một bên là lũ ô hợp, hèn hạ, tầm thường. Đồng thời, với khẩu khí ngang tàng, cái hất hàm cười cợt, coi thường cái chết, Phan Bội Châu đã giúp ta hình dung ra tư thế của một con người luôn chủ động, luôn làm chủ hoàn cảnh, ngẩng cao đầu ngạo nghễ với lao lung.
Hai câu thực là phút ngoảnh nhìn về những biến cố cuộc đời mà người cách mạng đã trải qua:
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Trong cái khoảng trời đất bao la, khôn cùng kia, người anh hùng chẳng tìm thấy được một mái ấm, một quê hương. Bởi nhà đã tan, nước đã mất! Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của một người con yêu nước, một nhà cách mạng chưa làm được gì cho dân tộc phải tạm dừng chân ở chốn lao tù. “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”, giờ đây, tạm nghỉ chốn này, tâm hồn của cụ vẫn đang hướng về mảnh đất tổ tiên đang bị giày xéo bởi kẻ thù thực dân.
Ngẫm mà thấy đau cho một tấm lòng suốt đời vì sự nghiệp cứu nước lại kết thúc bước chân kiêu bạc tại chốn lao tù, cô độc, bởi phải mang tiếng là có “tội giữa năm châu”. Phép đối trong hai câu thực “Đã – Lại” càng khiến cho những gió cát cuộc đời người anh hùng như dồn dập như khắc nghiệt hơn. Nhưng nếu như nghĩ rằng câu thơ có một chút hơi hướng của sự bi lụy thì thật là sai lầm. Đặt nỗi đau khổ của nhà cách mạng vào không gian rộng lớn của bốn biển, năm châu, ta nhận ra tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước Phan Bội Châu. Đã dấn thân vào hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị bủa vây truy đuổi bởi kẻ thù, nhưng Phan Bội Châu vẫn kiên định không sờn lòng nản chí.
Từ giọng điệu trầm hùng mà thống thiết, mạch cảm xúc của nhà thơ được nâng lên một tầm cao hơn không chỉ là cái tráng chí được hô to gọi lớn, không phải là một sự trấn an cho tinh thần mà là một lời nói tâm huyết với biết bao hoài bão, lý tưởng tốt đẹp:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Không phải hành động”giang tay” mà là cái “bủa tay ôm chặt” mạnh mẽ đã nói lên lý tưởng cao đẹp của một người anh hùng. Dầu đơn độc, cụ vẫn sống vẫn đợi chờ, lạc quan tin tưởng, vẫn ung dung ngạo nghễ trong cốt cách của một trang hào kiệt, một bậc phong lưu. Đó là vì lý tưởng cao đẹp ,là sự nghiệp cứu nước, cứu dân mà suốt đời cụ luôn ấp ủ:
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
(Bài ca chúc Tết thanh niên )
Giấc mộng làm trai gắn với những hoài bão tuổi trẻ của Phan Bội Châu từ lâu đã vượt ra khỏi thứ “công danh” tầm thường bó buộc của người trai thời phong kiến. Giờ đây, tư thế của người anh hùng đã vĩ đại, lớn lao, càng trở nên mạnh mẽ, phi thường hơn nữa. Hai câu luận với lối gieo từ đối nhau, từ những hình ảnh, hành động có tính cụ thể hữu hình “bủa tay – mở miệng”, cho đến những mĩ từ vô hình vô hạn “bồ kinh tế”, “cuộc oán thù” đã khái quát phương châm cách mạng hành động dứt khoát của Phan Bội Châu. Đó là cái tráng chí của con người cách mạng dù rơi vào hoàn cảnh nguy nan vẫn không quên lý tưởng kinh bang tế thế, vẫn mở miệng cười trước những ‘cuộc oán thù”, chủ động trước bất kỳ thử thách nào. Nụ cười ấy chứa đựng niềm tin vào tiền đồ tất thắng của dân tộc, là sự khinh khi những trò hèn hạ truy bức của kẻ thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu .
Chấn song tù giam được thể xác nhưng không giam nổi tâm hồn cụ hướng về đất nước! Bị kìm hãm, bị giam cầm nơi xứ lạ ,tinh thần đấu tranh của cụ Phan Bội Châu đã truyền đạt đến cho những chí sĩ yêu nước, một niềm tin tưởng vào sự nghiệp chiến đấu vì chính nghĩa của chính mình. Dường như ở câu kết, với điệp từ “còn” dõng dạc dứt khoát trên cùng một câu thơ, người đọc đã thấy trước một tương lai tốt đẹp, một đất nuớc tự do, một cuộc sống đầy đủ an bình. Tinh thần bất khuất, không lùi bước của con người là cơ sở của niềm tin, đồng thời bao quát tư tưởng “anh hùng tạo thời thế” rất quyết liệt, không chờ “thời thế tạo anh hùng”.
Dù sự nghiệp cứu nước không thành, nhưng tinh thần “sợ gì đâu” sẵn sàng thách thức với những hiểm nguy của một nhà cách mạng kiên cường, bất khuất vẫn làm ta cảm phục. Đó là lời của một con người đã đạp bằng hoàn cảnh và là sức mạnh tạo nên tư thế của bậc anh hùng “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng”. Mãi về sau, khi trở thành “ông già bến Ngự” hoàn toàn bị kìm kẹp tù hãm, ngọn gió yêu nước từ cụ Phan vẫn còn mạnh mẽ, lay động tâm hồn biết bao thanh niên , bao con người yêu nước:
Đời đã mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
(Bài ca chúc Tết thanh niên)
Bài thơ kết thúc mà lời thơ chưa kết thúc. Người đọc vẫn còn thấy đâu đây một con người uy phong đứng giữa đất trời, ung dung ngạo nghễ mà kiên định, bất khuất. Trong giây phút tuyệt vọng nhất, người anh hùng Phan Bội Châu vẫn không mất đi cái tráng chí, tinh thần thép của một nhà chí sĩ yêu nước Việt Nam, đã trở thành tấm gương sáng nghìn đời của dân tộc.
 
L

lolem_theki_xxi

Sau đây là đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì một giúp các bạn hệ thống bài dễ dàng hơn khi trả lời các câu hỏi dưới :

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


A. VĂN HỌC :

Hệ thống hóa các văn bản truyện kí Việt Nam đã học (Ôn tập truyện kí )
Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nêu ý nghĩa.
Nắm các khái niệm như :Truyện ngắn ,tiểu thuyết,hồi kí .
Nêu sơ lược về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm trong truyện kí Việt Nam.
Nội dung chủ yếu ,nghệ thuật đặc sắc, thể loại, tác giả của phần văn học nước ngoài đã học .
Nêu nội dung, biện pháp , ý nghĩa ,thể loại của các văn bản nhật dụng .
Học thuộc lòng những baì thơ ? Nắm nội dung ,nghệ thuật của các văn bản đó?

B. TIẾNG VIỆT :

Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp ? Cho ví dụ ?
Nêu khái niệm và đặc điểm của trường từ vựng?
Đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh ? Viết một đoạn văn có sử dụng cả hai loại từ này ?
Thế nào là trợ từ ,thán từ ,tình thái từ ? Cho ví dụ ?
Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Nêu cách sử dụng của hai loại từ này ?
Đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ ,nói quá ,nói giảm nói tránh ? Nêu một vài ví dụ để minh họa ?
Thế nào là câu ghép ? Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép ?Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ?
Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm,dấu ngoặc kép ?
Giải tất cả các bài tập trong sgk

C. TẬP LÀM VĂN :
Thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
Nêu cách trình bày nội dung phần thân bài ?
Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản ?
Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự ? Nêu các bước tóm tắt ?
Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ? Tại sao người ta thường đan xen các yếu tố đó trong văn bản tự sự ?
Tác dụng của mỗi ngôi kể ?
Thế nào là văn bản thuyết minh ? Mục đích của văn bản thuyết minh là gì ?
Để làm tốt một bài văn thuyết minh ,người làm văn cần phải thực hiện như thế nào ?
Nêu bố cục của bài văn thuyết minh ?
 
Top Bottom