[Ngữ văn 8] Nhớ rừng

N

ngocanh8897

Khổ 2: Trong sự ngán ngẩm khi đang bị tù đày ở khổ 1, đây là khổ thơ thể hiện niềm nuối tiếc về nơi trước đây hổ đã từng một thời "anh hùng hống hách những ngày xưa". Lần lượt cảnh vật hiện lên qua tâm tưởng thật hùng vĩ, âm u và huyền bí "cây cao, bóng cả, cây già", tiến "gió gào ngàn thét núi" rồi cả tiếng rừng khi tấu lên khúc trường ca "dữ dội". Trong khung cảnh đó, hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm hiện lên thật oai hùng: "Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
.........
Là khiến cho mọi vật đều im hơi"
Một hình ảnh quả là kì vĩ, lớn lao của chúa sơn lâm. Tác giả đã khéo léo miêu tả những hình ảnh của núi rừng để làm phông nền khắc hoạ một hình ảnh nổi bật: chúa sơn lâm. Những từ ngữ miêu tả rất linh hoạt với hàng loạt động từ thể hiện sự hùng vĩ của chốn thâm sâu: gào, hét, thét và các từ tượng hình khi miêu tả chúa sơn lâm: dõng dạc, đường hoàng, lượn, nhịp nhàng, vờn, mắt thần khi đã quắc...
Khổ thơ thứ 3 là sự tiếp nối mạch cảm xúc, suy tưởng trong nỗi nhớ của khổ 2. Cảnh vật núi rừng hiện lên thật thơ mộng hiền hòa và gần gũi như bức tranh:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
..........
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Từ nỗi nhớ đã chuyển thành nuối tiếc với điệp từ "nào đâu", "đâu" được lặp lại. Sự nuối tiếc thể hiện qua lời cảm tán trực tiếp "Than ôi!" và kèm theo đó là một câu hỏi tu từ thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của chúa sơn lâm oai hùng một thời...
Có thể nói, 2 khổ 2 và 3 là những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Ông xứng đáng là nhà thơ nổi bật nhất trong trào lưu thơ mới lúc bấy giờ.


p/s: Tham khảo nhé!!! Đọc chọn ý ^^!
 
C

conan99

Hổ nhớ lại cuộc sống của những ngày " tung hoành, hống hách", làm chúa sơn lâm. Cả một quá khứ hiện lên rất đẹp trong nỗi " nhớ rừng" của hổ, đó là cảnh núi rừng hùng vĩ " bóng cả cây già", " tiếng gió gào ngàn", "giọng nguồn hét núi". là " những đêm vàng bên bờ suối", " những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", những bình minh cây xanh nắng gội"...
Với cuộc sống hiện tại, hổ chán chường, căm ghét cảnh giả dối, tầm thường :
Càng chán ngán với cái thế giới nhỏ hẹp, tù túng, hổ càng luyến tiếc cái quá khứ oai hùng của cuộc sống tự do, nhưng đó chỉ là dĩ vãng một đi không trở lại.
Tâm trạng thất vọng của hổ được bộc lộ trong lời than não nuột : " Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu".
Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của một lớp thanh niên trí thức Việt Nam đương thời. Họ ý thức được nỗi nhục nhã và uất ức vì thân phận tù túng, hèn kém của một người dân mất nước; họ không chấp nhận cuộc đời nô lệ nhưng chưa dám hành động cho độc lập tự do. Họ đành thúc thủ, bất lực và dừng lại ở thái độ phủ nhận thực tại xã hội, đồng thời thể hiện khát vọng tự do, mong ước được giải thoát khỏi cuộc sống tầm thường giả dối trong xã hội đương thời.
 
Top Bottom