Ngữ văn 8 nhé mn

L

leemin_28

1-nho rung
Câu 1:Bài thơ là lời của ai? Việc mượn lời như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 2: Đoạn 3 của bài thơ được xem như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Em hãy chứng minh.
2-Ông đồ:
Câu 1: Hình ảnh ông đồ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 2: Phân tích để là rõ cái hay trong những câu thơ sau:
-Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
-Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Câu 3: Em có nhận xét gì về cách mở đầu và kết thúc bài thơ.
Câu 4: Những câu thơ nào thể hiện nỗi niềm của tác giả?
3- Quê hương:
Bài thơ quê hương là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển. Em hãy chứng minh.
4- Khi con tu hú:
Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?
Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.
5- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.
Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
6- Chiếu dời đô:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu
Câu 2: Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?
7- Hịch tướng sỹ:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch
Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.
8- Nước Đại Việt ta:
Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?
9- Bàn luận về phép học:
* Tác giả bàn như thế nào về cách học?
10- Thuế máu:
Câu 1: Em hãy hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
Câu 2: Em hãy tìm hiểu tấm lòng của tác giả qua đoạn trích ?
Nguồn Zing blog

MỘT SỐ GỢI Ý:
A-Phần I: Văn học:
1- Nhớ rừng:
Câu 1: Là lời con hổ trong vườn bách thú. Tác giả mượn lời như vậy để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự y uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là những thanh niên trí thức “tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi được khẳng định và phát triển trong cuộc sống rộng lớn tự do. Nhưng đó cũng là tâm sự chung của người Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ.
2- Ông đồ:
Câu 1: Gợi ý: Hình ảnh ông đồ hiện lên trong bài thơ trong không gian: “Bên phố” và thời gian : Mỗi năm hoa đào nở, mỗi năm mỗi vắng, năm nay.... Với hai thời kỳ khác nhau: Thời xưa và thời hiện tại. Phân tích để thấy được hình ảnh ông đồ có sự đối lập ở hai thời điểm lhác nhau.
Câu 3: Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề. Khổ thơ có cái tứ “cảnh cũ người đâu” thường gặp trong thơ xưa, đầy gợi cảm. Sau mấy cái tết ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng không được ai để ý thì đến năm nay đào lại nở nhưng ông đồ hoàn toàn vắng bóng.
Câu 4: Hai câu thơ cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng ông đồ xưa.. Nhà thơ bâng khuâng xót xa nghĩ tới những người muôn năm cũ không bao giờ còn thấy nữa. Câu hỏi không có trả lời, gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt.
3- Quê hương:
Bài thơ quê hương là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển. Em hãy chứng minh.
4- Khi con tu hú:
Câu 1: Sáng tác vào tháng 7- 1939 tại nhà lao Thừa phủ Huế khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. Trước đó ở lứa tuổi 18, TH cảm thấy sung sướng vô biên vì bắt gặp lý tưởng cộng sản, đang tự do say mê hoạt động cách mạng thì bị bắt.
Câu 2: 6 câu thơ đầu mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt...tiéng chim tu hú đã thức dậy mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do...trong cảm nhận của người tù. Qua đó ta thấy được sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy lòng.
Câu 3: Đó là tâm trạng đau khổ uất ức, ngột ngạt được nhà thơ bộc lộ trực tiếp. Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường...dùng những từ ngữ mạnh, từ ngỡ cảm thán...
5- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 2:
-- Sang -> sang trọng, giầu có, cao quý đẹp đẽ ; còn là cảm giác hài lòng, vui thích).
-> Cũng có phần là cách nói khoa trương, khẩu khí, nói cho vui như trong thơ truyền thống. Nhưng niềm vui của Bác là rất thật, chân thành, không hề gượng gạo.
- Niềm vui lớn nhất của Bác không phải chỉ là thú lâm tuyền như người ẩn sĩ xưa mà là niềm vui của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa cách nay được trở về sống giữa lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng…
Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
Câu 3: - Điệp ngữ ''tẩu lộ'' khẳng định nỗi gian lao của người đi đường. Giọng thơ suy ngẫm, rút ra qua những trải nghiệm của người tù bị giải đi hết nhà lao này đến
nhà lao khác.
- Trùng san chi ngoại hựu trùng san
+ Điệp ngữ ''trùng san''; hết lớp núi này lại đến ngay lớp núi khác, khó khăn chồng chất liên miên
Đường đời, đường CM: gian lao triền miên.
- Hình tượng ý thơ vút lên bất ngờ lan chuyển mạch thơ: Mọi gian lao đã kết thúc, lùi lại phía sau khi người đi lên tới đỉnh cao chót. Nỗi gian lao không phải là bất tận, càng nhiều gian lao thì thắng lợi càng lớn.
- Từ đỉnh cao, người du khách ung dung say xưa ngắm cảnh đẹp. Đó cũng là niềm vui sướng đặc biệt của người chiến sĩ CM khi đứng trên đỉnh cao thắng lợi.
- Bài thơ thiên về suy nghĩ, triết lí nhưng giọng thơ giống người tâm tình, kể chuyện giàu sức thuyết phục. Lời thơ cô đọng, bình dị chứa đựng tư tưởng sâu xa.
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường CM là gian khổ nếu kiên trì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi.
6- Chiếu dời đô:
Câu 2: ý chí tự cường của một dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.
7- Hịch tướng sỹ:
Câu 2: “Ta thường tới bữa.... ta cũng vui lòng”
-Ta thường: +quên ăn...vỗ gối, Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìaẩn dụ, so sánhThể hiện sự lo lắng đau xót đến tột độ.
-Căm tức +xả thịt, lột da, Nuốt gan, uống máuđộng từ mạnhlòng căm thù tột độ.
- Dẫu cho trăm thân này ... vui lòng. phóng đại, điển cố Sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát.
Giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn.
Lòng yêu nước thiết tha của tác giả.
Khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sỹ
* Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận. Mỗi chữ mỗi dòng trong đoạn văn như máu chảy như nước mắt. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự. Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các tướng sỹ.
8- Nước Đại Việt ta:
Câu 1:- Hai nội dung: Yên dân và điếu phạt.
+ Yên dân: là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc.
+ Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội.
- Người dân mà mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước.
trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
- Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.
- Đây là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa
- Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
Câu 2: - Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''
- Nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng ''Núi sông ...''; ''phong tục''; ''Từ Triệu ... ''; ''Cửa ...''
Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.
* đất nước có độc lập, chủ quyền là có nền văn hiến, có lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chế độ riêng. Đó là những yếu tố căn bản nhất của một quốc gia, dân tộc.
Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Đó là thực tế, tồn tại với chân lí khách quan khi kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định.
* So với thời Lí, quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.
9- Bàn luận về phép học:
* Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.
- Tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
+ Học ở trường lớp, ở thày, ở bạn, ở thực tế cuộc sống ''Đi một ngày đàng ... ''; ''Học thày ... ''
- Theo Chu Tử, học tiểu học để bồi lấy gốc rồi tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử, phải biết luân thường đạo lí: tam cương, ngũ thường.
- Học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
+ Truyền thống hiếu học của nhân dân ta ''muốn sang ...''; ''bán tự vi sư ...''; nội dung học ''tiên học lễ ...'' học đạo đức trước và tri thức sau.
+ Bác Hồ ''người có tài ... vô dụng''
+ Nhà nước ta: chính sách khuyến học, mở nhiều trường lớp, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học (trường dân lập, bán công, công lập, ...)
- Tác giả xem thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính; coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp.
- Đó là thái độ đúng đắn và tích cực, cần phát huy.
10- Thuế máu:
Câu 1: Em hãy hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
Câu 2:- Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, với tấm lòng của một người yêu nước, 1 người cộng sản, tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ trào căm hờn, chứa chan lòng thương cảm tất cả làm thành mục đích chiến đấu mãnh liệt của văn chương Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
*Lưu ý:
- Học thuộc phần tác giả, tác phẩm các văn bản.
- Ghi nhớ năm sáng tác của tác phẩm.
Nguồn Zing Blog
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

HẦN II: TIẾNG VIỆT:
I. CÂU:
TT
Câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng chính
Ví dụ
2
Câu cầu khiến
- có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
- Kết thúc bằng dấu chấm than
- ý cầu khiến không mạnh kết thúc bằng dấu chấm.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo....
- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
- Ra ngoài!
5
Câu phủ định
- Có từ ngữ phủ định: Không, chẳng, chả, chưa...
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó -> Câu phủ định miêu tả.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định-> Câu phủ định bác bỏ.
- Tôi không đi chơi.
- Tôi chưa đi chơi.
- Tôi chẳng đi chơi.
- Đâu có! Nó là của tôi.

II. HÀNH ĐỘNG NÓI:
Hành động nói
Các kiểu hành động nói
Cách thực hiện hành động nói
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định
- Hành động hỏi.
- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...)
- Hành động điều khiển (cầu khiến, đedoạ, thách thức...)
- Hành động hứa hẹn.
- Hành động bộc lộ cảm xúc.
- Thực hiện hành động nói trực tiếp:
Vd: - Đưa cho tôi cái bút.
- thực hiện hành động nói gián tiếp.
Vd: Bạn có thể đưa giùm tôi cái bút này cho A được không?
III. HỘI THOẠI:
1. Khái niệm:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại.
+ Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp
2 Lượt lời trong hội thoại:
- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
IV. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU:
1. Khái niệm:
Trong một câu có thểcó nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng
2. Tác dụng:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm....
- Nhấn mạnh, hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Nguồn Zing Blog
 
Top Bottom