[ngữ văn 8]Một số đề văn hay

T

tanpopo_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[ngữ văn 8] Một số đề ôn thi hsg lớp 8 hay

Đề bài 1:​

Câu 1: "Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con". Từ câu chủ đề trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung theo kiểu quy nạp và diễn dịch.

Câu 2: a) Cho câu văn sau:
Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc.
(Nam Cao _ Lão Hạc)​

Câu trên thuộc kiểu câu gì? Xác định các thành phần câu, các vế câu.

b) Xác định hành động nói của các câu nghi vấn sau:
- Bài khó thế này ai mà làm được?
- Mày định nói cho cha mày nghe đó à? (Ngô Tất Tố)

Câu 3: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của Maxin Gorki: "Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời".

Câu 4: Nhận định về Lão Hạc có người viết :" Tinh thần lão mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng lòng tự trọng và tình thương. Đói khổ, đớn đau không khuất phục được nổi. Nhà văn Kim Lân đã tặng lão từ "Bất khuất". Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó".

Bằng hiểu biết của mình về truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~Hết~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~​
 
Last edited by a moderator:
T

tanpopo_98

Đề bài 2:

1: a) Đoạn văn sau trình bày theo cách gì? Vì sao?
Hạnh phúc cho ai có một gia đình, gia tộc để mùa xuân sum họp trong bữa cỗ Tất Niên. Cũng chợt áy náy cho ai phải lẻ lá đơn chiếc hoặc mong quê nhớ nhà nhưng không thể về, nhất là những ai vạn dặm trùng khơi, lăng lắc chân trời góc bể.
(Băng Sơn)

b) Gạch chân dưới tình thái từ:
Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé!

c) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói cho 2 câu. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó:
- Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc!

- Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc!

2. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn văn bản sau:
Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua, chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
Nhưng việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa,không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh.
 
Last edited by a moderator:
T

tanpopo_98

Một số đề làm văn nghị luận:

1. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau:" Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân, bạn không được trở nên mềm yếu, vì đó là sự thất bại thảm hại nhất".

2. Hãy phân tích để làm sáng tỏ chất thơ của truyện ngắn "Tôi đi học".

3. Hãy chứng minh nhận định:" Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và gia đình"

4. Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" hãy chứng minh rằng : "Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên cái chân dung lạc quan của chị Dậu".
 
Last edited by a moderator:
T

tanpopo_98


Đề bài:

Câu 1: Cho bài ca dao sau:

"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"​

c1: Bài ca dao trên đã lược bỏ một số câu cần thiết. Em hãy điền lại các dấu câu đã bị lược bỏ, cho biết tác dụng của chúng.

c2: Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết là câu đơn hay câu ghép. Nếu là câu ghép, hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu.

c3: Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.

c4. Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào, thuyết minh về thể thơ ấy.


Câu 2: Xác định thán từ trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng của chúng:
a) Này, bảo bác ấy trốn đi đâu thì trốn.

b) Khốn nạn, nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi, xin ông trông lại!

c) Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng:
Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!

d) Haha! Một lưỡi gươm!

Câu 2: Viết đoạn văn từ 10-12 dòng nêu cảm giác của Bé Hồng khi gặp lại mẹ.
 
Last edited by a moderator:
T

tanpopo_98

Đề bài:

Câu 1: Mở đầu bài thơ "Ông đồ" tác giả Vũ Đình Liên có viết

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già"

Và kết thúc, tác giả lại viết:
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa"

Hãy chỉ ra kiểu bố cục của bài thơ.

~ Nhận xét về vị trí của từ "lại" trong 2 lần xuất hiện và ý nghĩa của nó.
~ Trong mỗi cách gọi "ông đồ già" và "ông đồ xưa" có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào?
 
P

packsunghyun

Thực ra thì hai từ này có ý nghĩa tương tụ nhau thôi. Nó đều nói đến sự lặp đi lặp lại của một sự vật, sự việc( Ở đây là mùa xuân và ông đồ)
 
P

packsunghyun

Đề bài:

Câu 1: Mở đầu bài thơ "Ông đồ" tác giả Vũ Đình Liên có viết

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già"

Và kết thúc, tác giả lại viết:
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa"

Hãy chỉ ra kiểu bố cục của bài thơ.

~ Nhận xét về vị trí của từ "lại" trong 2 lần xuất hiện và ý nghĩa của nó.
~ Trong mỗi cách gọi "ông đồ già" và "ông đồ xưa" có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào?
Thanks bạn nha, đề này đúng đề bọn tớ kiểm tra thử, tớ trả lời lun:
-Trước hết đây là kiểu bố cục đầu cuối tương ứng. Làm tăng giá trị biểu cảm trong sự xuất hiện của ông đồ.Tác giả đã lấy cái còn để nhấn mạnh cái mất( cái còn ở đây là mùa xuân, là hoa đào, cái mất ở đây là hình bóng ông đồ)...
-Cách gọi ông đồ già là cách gọi của nhà văn với sự tôn kính, thân thiết và vô cùng yêu thương, cũng như sự chân trọng với nền văn hóa dân tộc. Cách gọi là ông đồ xưa ở đây muốn nói rằng hình ảnh ông đồ đã thuộc về quá khứ, không còn ở trong hiện tại, đó chỉ là những kí ức trong tiềm thức mà thôi. Ông đò không còn cũng như nền văn hóa đẹp của dân tộc cũng lụi tàn, chỉ còn là những quá khứ tiếc nuối. Cùng với cách gọi đó, tác giả đem cả vào bài thơ niềm tiếc nuối không nguôi với nền nho học Việt Nam bị lãng quên...
 
Top Bottom