[Ngữ văn 8]Maí trường và thầy cô

A

angelwinte_july

Last edited by a moderator:
M

manhxxx

Thời gian trôi đi thật là nhanh.Từ những lúc em còn lững chững bước vào lớp một,từ những lúc em còn nắm tay mẹ , miệng khóc nức nở khi đi trên con đường qun thuộc mà hằng ngày em vẫn đi. Thế mà bây giờ em phải rời xa mái trường tiểu học này , rời xa thày cô và bạn bè thân yêu của em .Em sẽ không bao giờ quên những giây phút , những kỉ niệm vui vẻ bên thầy cô và bạn bè .

Ôi ! mái trường tiểu học La Thành ơi ! Em sẽ không bao giờ quên mái trường này . Nơi đã dạy dỗ em thành người , dạy những điều hay , những điều tốt nhất dành cho em .Buồn nhất là phải chia tay thầy cô và bạn bè . Luôn luôn nhớ các thầy cô đã dạy em :cô Phước, cô Xuân , cô Tâm , thầy Hải và cô Huế . Em rất cảm kích thầy cô . Thầy cô là người đã dạy dỗ em từng nét chữ , từng con số để em có thể đạt được như ngày hôm nay. Thầy cô ơi ! Tuy rằng em sẽ không bao giờ học thầy cô nữa , nhưng chúng em sẽ luôn nhớ các tiết học vui vẻ mà thầy cô dành cho chúng em . Mặc dù, cô Phước và thầy Hải là thầy cô giáo năm cuối cùng dạy vào lớp em .Em cảm ơn thầy cô vì chính thầy cô là những người truyền hết hiểu biết của mình cho chúng em . Còn cô Xuân , cô Tâm và cô Huế là những giáo viên dạy giỏi . Em mãi mãi luôn nhớ những gì mà thầy cô đã truyền đạt cho chúng em để ghi nhớ công ơn . Các bạn ơi! Tuy chúng mình cũng sẽ phải rời xa nhau nhưng mình sẽ nhớ những giây phút mà chúng mình vui vẻ bên nhau chơi những trò chơi thú vị và bổ ích . Thầy cô không biết những lúc ấy chúng em vui vẻ như thế nào đâu . Tạm biệt thầy cô , bạn bè và mái trường Tiểu học La Thành thân yêu . Tuy sẽ không được thầy cô dạy cho chúng em , không được học chung với bè bạn nhưng em sẽ luôn nhớ những kỉ niệm của thầy cô và bạn bè .

Cây phượng ơi ! Sao rực đỏ sớm thế . Thế là giây phút chia tay đã đến . Em không muốn rời xa mái trường này . Rồi em phải sang một mái trường khác cấp 2 . Sẽ có thầy cô mới , bạn bè mới nhưng em sẽ luôn nhớ về mái trường Tiểu học La Thành thân thương.




Việc học như một dòng sông êm đềm chảy, xuyên suốt cuộc đời của mỗi chúng em. Thầy cô chính là người lái đò chở khách sang sông. Chúng em chính là những người khách trên con đò đi tìm học vấn đó. Và năm học lớp năm này, chúng em rất may mắn được cô Huế làm chủ nhiệm.

Năm nay, cô Huế đã gần 40 tuổi. Cái tuổi của cô không còn trẻ nữa. Nhưng nhìn cô, em thấy cô trẻ hơn tuổi rất nhiều. Dáng người cô dong dỏng cao cân đối. Làn da cô trắng hồng, mịn màng. Hằng ngày, cô lên lớp với những bộ quần áo giản dị nhưng cũng không kém phần lịch sự. Em thích nhất là vào những ngày lễ, cô mặc bộ áo dài truyền thống trông cô thật nhẹ nhàng và thanh thoát. Mái tóc cô đen mượt như những sợi tơ luôn được cô xõa xuống ngang lưng. Với khuôn mặt tròn trịa, tạo cho cô một nét mặt hiền từ và phúc hậu. Đôi mắt đen và rất hay cười. Mỗi khi cười, cô để lại hàm răng trắng ngà như những hạt na. Chiếc mũi cô nhỏ, tuy không cao nhưng hợp với khuôn mặt của cô. Giọng cô to, rõ ràng nhưng cũng rất ấm áp. Suốt cả năm học, cô dạy dỗ chúng em rất tận tụy. Cô giảng bài cho chúng em rất dễ hiểu. Có những bài toán khó, cô giảng đi giảng lại cho chúng em thật hiểu mới thôi. Nhờ vậy mà lớp nắm bài tương đối tốt, chắc và đồng đều. Tuy vậy, cô rất nghiêm khắc mỗi khi có bạn lười học. Ở lớp, bạn Thành rất lười học nên có lúc cô phê bình thẳng thắn trước lớp. Sau đó, cô gọi riêng bạn rồi nhẹ nhàng nhắc nhở bạn, kèm cặp riêng bạn. Đến nay, em thấy bạn tiến bộ nhiều. Lớp em ai cũng muốn làm điều hay điều tốt để cô vui lòng. Với chúng em, cô yêu thương hết mực. Bởi vậy, cả lớp đều yêu quý cô. Các đồng nghiệp của cô cũng rất quý cô. Hàng xom láng giềng có việc gì cô đều giúp đỡ tận tình nên ai cũng kính trọng cô. Cô là một nhà giáo mẫu mực.

Em rất quý cô. Cô như là người mẹ thứ hai của em. Cho dù lên cấp II, thậm chí là lên cấp III, em vẫn luôn nhớ về người lái đò của em thuở ấy.
cám ơn đi chứ :M29::M29::M29:

Từ lớp một đến lớp năm,em được học rất nhiều thầy,cô giáo.Mỗi thầy,cô giáo đều có cách giảng riêng,hấp dẫn học sinh,không ai giống ai.Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm-cô giáo dạy em năm lớp 3.Năm nay,cô đã ngoài 30 tuổi.Dang người cô thon thả,cân đối.Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan.Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô.Đôi mắt cô tròn,đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng,ấm áp.Miệng cô cười rất tươi.Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt na.Giọng cô nhẹ nhàng,truyền cảm.Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí.Mỗi khi chúng em có bài khó,cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài.Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động,sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn.Bạn nào còn đọc sai,cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo.Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình.Giờ ra chơi,cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém.Khi có tiết phụ,cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em.Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc.Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh.Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn.Bởi vậy,lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng.Kết thúc mỗi buổi học,cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau.Nhìn cô,chúng em càng yêu mến và quý trọng cô.Cô đúng là người mẹ thứ hai của em. Bây giờ,em đã lên lớp năm.Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ,ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi.Em thầm hứa:Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.
:M035::M035::M035::M035::M035::M035::M035:

Bây giờ , em đã trải qua gần hết năm học lớp 5 , nhưng những kỉ niệm trong suốt thời gian qua ở trường , vẫn chưa hề phai nhòa trong lòng em. Nhất là năm học lớp 4 và năm học lớp 5 này. Đó là những năm học khó quên với đầy kỉ niệm dáng nhớ. Vui mừng hơn nữa là cô Hà lại tiếp tục dẫn dắt chúng em.
Cô là một cô giáo nghiêm khắc nhưng sau vẻ ngoài đó thì cô vẫn là một cô giáo tốt luôn quan tâm và thương yêu học sinh hết mực. Để dạy được lớp em cô phải vất vả lắm! Vì lớp em là lốp rất quậy nên khi dạy chúng em cô không ít lần phiền lòng. Tuy vậy cô cũng không nản chí mà cô càng quyết tâm dạy bảo chúng em nên người. Nhờ thế mà bây giờ chúng em đã ngoan hơn và học tiến bộ hơn rất nhiều. Nhất là em , nhờ có cô nên giờ đây môn văn của em đã tốt hơn nhiều và một số bạn kém cũng học tiến bộ hơn.
Em thích nhất là khi cô mặc áo dài. Vì lúc đó , trông cô rất duyên dáng. Bộ tóc dài của cô để xõa cũng đẹp mà buộc cao cũng đẹp vì khuôn mặt tròn của cô để đầu nào cũng hợp. Đôi mắt cô đen láy , lúc nào cũng nhìn chúng em trìu mến bằng ánh mắt hiền dịu. Nước da cô trắng trẻo của cô làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của chiếc áo dài; vừa làm tăng lên vẻ đẹp tự nhiên của cô. Trông cô thật đẹp trong con mắt của em.
Giờ học của cô lúc nào cũng thú vị vì cách dạy đặc biệt của cô. Môn học nào cô cũng giảng bài rất kĩ và cho chúng em tham gia làm bảng nhóm để thi đua giữa các tổ nên tiết học nào cũng vui và diễn ra rất sôi nổi.
Lớp 5c chúng em vừa tự hào vừa hạnh phúc biết mấy, khi được cô dạy dỗ. Chúng em yêu cô như yêu một người mẹ thứ hai vậy . Dù có phải xa cô , xa mái trường này thì trong tim em những hình ảnh đẹp của cô chúng em sẽ còn mãi .


Ngày cô bước vào lớp,con là người đã gặp cô đầu tiên và con rất ngạc nhiên vì không biết cô là ai.Mãi về sau cô Thanh mới nói cho con biết cô là cô giáo chủ nhiệm mới của lớp con.Con vừa buồn lại vừa vui.Buồn vì phải xa cô Thanh,vui là vì có cô là cô giáo chủ nhiệm mới của lớp con.Từng ngày học với cô con đã học giỏi hơn lên rất nhiều.Giỏi vì cô kèm cặp con,giỏi vì cô tận tình chỉ bảo cho con.Đôi lúc cô mắng chúng con nhưng chúng con không giận cô đâu mà ngược lại chúng con lại cảm ơn cô vì cô đã giúp chúng con trưởng thành hơn lên rất nhiều.Cô ơi,sắp phải xa cô,các bạn và mái trường Tiểu học La Thành thân yêu con như muốn khóc òa lên nhưng nhìn bạn bè tươi cười con lại kìm nén lại.Con không biết nói gì hơn là cảm ơn cô,cảm ơn người mẹ hiền thứ hai của con rất nhiều.


Bây giờ , em đã trải qua gần hết năm học lớp 5 , nhưng những kỉ niệm trong suốt thời gian qua ở trường , vẫn chưa hề phai nhòa trong lòng em. Nhất là năm học lớp 4 và năm học lớp 5 này. Đó là những năm học khó quên với đầy kỉ niệm dáng nhớ. Vui mừng hơn nữa là cô Hà lại tiếp tục dẫn dắt chúng em.
Cô là một cô giáo nghiêm khắc nhưng sau vẻ ngoài đó thì cô vẫn là một cô giáo tốt luôn quan tâm và thương yêu học sinh hết mực. Để dạy được lớp em cô phải vất vả lắm! Vì lớp em là lốp rất quậy nên khi dạy chúng em cô không ít lần phiền lòng. Tuy vậy cô cũng không nản chí mà cô càng quyết tâm dạy bảo chúng em nên người. Nhờ thế mà bây giờ chúng em đã ngoan hơn và học tiến bộ hơn rất nhiều. Nhất là em , nhờ có cô nên giờ đây môn văn của em đã tốt hơn nhiều và một số bạn kém cũng học tiến bộ hơn.
Em thích nhất là khi cô mặc áo dài. Vì lúc đó , trông cô rất duyên dáng. Bộ tóc dài của cô để xõa cũng đẹp mà buộc cao cũng đẹp vì khuôn mặt tròn của cô để đầu nào cũng hợp. Đôi mắt cô đen láy , lúc nào cũng nhìn chúng em trìu mến bằng ánh mắt hiền dịu. Nước da cô trắng trẻo của cô làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của chiếc áo dài; vừa làm tăng lên vẻ đẹp tự nhiên của cô. Trông cô thật đẹp trong con mắt của em.
Giờ học của cô lúc nào cũng thú vị vì cách dạy đặc biệt của cô. Môn học nào cô cũng giảng bài rất kĩ và cho chúng em tham gia làm bảng nhóm để thi đua giữa các tổ nên tiết học nào cũng vui và diễn ra rất sôi nổi.
Lớp 5c chúng em vừa tự hào vừa hạnh phúc biết mấy, khi được cô dạy dỗ. Chúng em yêu cô như yêu một người mẹ thứ hai vậy . Dù có phải xa cô , xa mái trường này thì trong tim em những hình ảnh đẹp của cô chúng em sẽ còn mãi

Từ nhỏ,tôi đã có ước mơ trở thành cô giáo,hàng ngày giảng bài cho học sinh.Vì thế,tôi yêu và kính trọng cô giáo mình lắm!Cô là người tôi đã mang ơn trong suốt hai năm học dưới mái trường thân yêu.
Cô giáo tôi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề dạy học,nay đã được năm mươi tuổi rồi.Thân hình cô dong dỏng cao,bước đi từ từ,khoan thai.Mái tóc dài,đen mượt óng ả búi lên gọn gàng.Khuôn mặt tròn trịa,hiền từ phúc hậu nhưng không kém phần nghiêm khắc.Đôi mắt cô sáng,đen lay láy luôn nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến,chan chứa tình yêu thương.Phía đuôi mắt hằn rõ những vết chân chim sau bao năm tháng vất vả dạy học của cô.Làn da rám nắng nhưng vẫn rất ưa nhìn.Đôi môi luôn nở nụ cười tươi tắn,rạng rỡ.
Cô giáo rất yêu thương chúng tôi.Hàng ngày,cô đến trường sớm soạn bài trong bộ quần áo giản dị nhưng vẫn thể hiện phong cách tao nhã,lịch sự.Cô giáo tôi giảng bài dễ hiểu lắm!Cô luôn chọn cách giảng dễ hiểu nhất cho chúng tôi ,cô mang đến bao bài toán thú vị,bổ ích;lời văn hay,độc đáo.Ai lười biếng,nghịch ngợm,cô mắng rồi khuyên nhủ,giáo dục lại con người chúng tôi.Khi bạn nào ốm,mệt,cô hỏi thăm,tận tình giúp đỡ,chăm sóc.Cô giáo tôi như vậy đó.
Tôi rất yêu cô giáo.Tôi tự hào vì là một trong số hai sáu thành viên của đại gia đình 5C,là con của cô Hà-người mẹ hiền thứ hai chắp cánh cho cuộc đời tôi
 
Last edited by a moderator:
H

hthbaby

[văn 8] báo tường ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Ai giúp mình viết
-Một bài văn có nhan đề là "mầm sống" để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11(gợi ý: thầy cô là những con người đã nuôi dạy và chăm sóc chúng ta để trở thành những người có ích cho xã hội và học sính chính là mầm sống, thế hệ tương lai; chúng ta cần phải nhớ ơn đến thầy cô và ngày 20-11 là ngày để chúng ta nhớ đến công ơn đó)
-Một bài văn viết về bạo lực học đường, an toàn giao thông,ma túy
Giúp mình nha các bạn tại lớp mình phải làm báo tường. Thanks nhìu
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

câu1:
Có ai không nhớ những lời dạy dỗ yêu thương, dịu dàng của thầy cô. Có một người học trò nào ra trường lại không lưu luyến, không mến thương. Sẽ chẳng bao giờ quên được những tháng ngày ấy, những tháng ngày dưới mái trường mến yêu với bao ký ức tuổi thơ đẹp đẽ này!
Ôi nhớ lắm những tiếng giảng bài thân quen và gần gũi. Với mỗi cách giảng dạy, chỉ bảo khác nhau nhưng chúng em - mỗi người học trò đều cảm nhận được sâu sắc tình thầy trò, và muốn thầy cô cũng hiểu được tình trò thương mến của chúng em. Chính thầy cô đã cho chúng em cảm nhận được sự yêu thương, chia sẻ để ngày ngày lên lớp là những tháng ngày khó phai trong mỗi người học trò. Những lời dạy bảo ân cần, thậm chí là những lần bị thầy cô la mắng, đánh đòn nhưng trong mỗi chúng em đều biết được rằng đằng sau những lời trách móc ấy là tấm chân tình thương yêu học trò hết mực. Thời gian trôi qua mau, trên khuôn mặt thầy cô đã điểm một vài nếp nhăn, mái tóc đã đổi màu nhưng tình yêu thương và lòng tận tuỵ của thầy cô thì vẫn không thay đổi. Chỉ một trang giấy làm sao nói hết được nỗi niềm riêng và tình yêu của người học trò với mỗi thầy cô. Ngày 20/11 - ngày hội của các thầy cô sắp đến. Chúng em muốn được vui cùng niềm vui của thầy cô, được là người sẻ chia những giây phút hạnh phúc nơi mái trường yêu dấu. Thầy cô sẽ mãi là người lái đò để đưa những lớp lớp người chúng em qua cập bến, và phía bờ bên kia đang chờ chúng em khám phá.

st
 
Last edited by a moderator:
T

trieutulong_98

Tham khảo:
Khái niệm “Bạo lực học đường”
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường.
Ở nước ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường.
Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” [1].

Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực trên người khác” [4].
Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường [2].
Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
2. Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc [78]. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác [6].

Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu, và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành [5]. Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để trả thù.

Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

*Ảnh hưởng đến gia đình

Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.

* Ảnh hưởng đến xã hội

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.

Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.
 
T

trieutulong_98

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng... Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.
Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên...
Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo cũ của mình ? Có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích ? Ngày 20 - 11 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người. Đối với những học trò cũ như chúng ta một bó hoa dâng tặng cho thầy cô trong ngày này chắc có lẽ là hơi khó, nhưng những món quà tinh thần bằng thơ văn hay một chút vật chất thì chắc có lẽ là không khó lắm đối với mỗi người trong chúng ta !
 
H

hate.math01

:confused: bài báo tường viết về mái trường và thầy cô .
ai giúp mik vs nha

Ngày đến trường là muôn vàng kí ức
Tuổi học sinh là lứa tuổi ngàn thơ
Ôi âm vang của tiếng nói mái trường hòa cùng lời dạy của thầy cô iu dấu. Sao như đọng lại trong chúng tôi những nổi niềm vô tận. Thầy cô là điểm tựa, là nơi sưởi ấm cho những con tim đang mong uớc 1 niềm tin hứa hẹn. Mới ngày nào còn bở ngỡ trước ngôi trường xa lạ vậy mà hôm nay lại mang đầy cảm xúc tâm tư vương vấn của ngày ra trường. Lưu luyến thay ôi cái tuổi học trò, như dòng điệu nhạc hòa lên trong phút giây luyến tiếc. Cuộc đời người học sinh chẵng khác gì âm điệu 1 khúc nhạc vội vang lên rồi cũng vội tắt đi để lại dư âm trong lòng người nghe những nổi niềm thầm kín. Đời học sinh là fải thế, là fải đc tận hưởng là fải đc vui chơi nhưng fải đc đừng lại ở những phút giây nào đó đễ hòa cùng lơig giảng of thầy cô lời ân cần quan tâm mà ko cần đền đáp chỉ mong mỗi 1 mơ ước đưa lũ “trò” of mình đến đc những bến bờ tương lai tươi đẹp.

Thầy cô ôi! Những người thiêng liêng cao quý những người lái đò tận tụy ngày đêm. Họ những người mỡ ra con đường new cho đàn em thơ dại, công ơn of thầy cô ôi làm sao có thể kể hết đc. Nó như ngọn hải đăng đối với những con tàu trên biển cả mênh mong bi lạc trên đường về. Những luồng sáng fát lên ánh sáng đem đến những niềm trao dâng cho biết bao người đi biễn khi đối mặt với những cơn bảo giông dữ dội.

Thầy cô cũng thế, họ đã rọi lối và dỏi theo từng bước of đàn con. Một luc học sinh tinh nghịch nhưng rất đáng iu và tràn đầy trong tim nhiệt huyết 1 niền tin. Dù đi đâu về đâu thì mãi mãi & mãi mãi người học sinh vẫn được thầy cô, những ngọn hải đăng cao cả luôn tỏa sáng và vẩn thầm mong cho chúng em đến đc bờ bên kia tri thức.
Khó có gì sánh đc, có gì có thể quý báu hơn đc “hải đăng” những ngọn đèn đã che chắn sưởi ấm tìm lối cho we. Ôi cảm fục biết bao, trân ttrọng biết bao những tình cảm of thầy cô đã dành trọn cuộc đời chăm sóc cho chúng em, để dìu dắt chúng em tìm đc những bến bờ mơ ước.

Không gì đền đáp đc cái công lao to lớn ấy. chúng em là 1 học sinh cuối cấp xin dăng gởi đến thầy cô những lời cảm ơn, những tình cảm chân thành & sâu sắc nhất
Chúc all thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để có thể soi sáng con đường tri thức cho chúng con.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay giỏi phải yêu lấy thầy
 
Top Bottom