Tâm trạng của con hổ, cũng chính là tâm trạng của Thế Lữ, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ ( 1931-1935 ), cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dù chưa được định hướng rõ ràng.
Thế Lữ sáng tác bài thơ " Nhớ rừng" trong hoàn cảnh như thế đấy. Ông muốn mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để " thể hiện tâm sự u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.
***Khi Con Tu Hú: "Khi con tu hú" tại Huế vào thánh 7/1939. Bài thơ dc viêtf trong hoàn cảnh tác giả bị đế quốc Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Thiên (Huế). Nội dung bài thơ toát lên 1 tâm trạng của chàng thanh niên yêu tự do nhưng lại bị trói buộc trong cảnh tù đày.
TB:
Trong xà lim Tố Hữu nghe vọng vào tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy như nhắc nhở anh rằng tg đã vào hè. Trong tù, người tù mất đi cái ko gian bao la thoáng đãng chỉ còn lại không gian trật hẹp với 4 bức tường giá lạnh. T/giả khao khát dc tiếp xúc với con người ngoài đời, với không gian nhiều vẻ ở bên ngoài. Cũng ở xà lim số 1 lao Thừa Thiên 4/1939 Tố Hữu đã viết bài "Tâm tư trong tù":
"Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rao rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ơ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu"
Lần này tiếng chim tu hú đã giúp anh nghe dc cả tiếng sáo diều vi vu, tiếng ve ngân rộn rã. Anh hình dung dc mọi vật xa gần, ngoài đồng" lùa..." chỗ ... "trái cây...". Tố Hữu còn thấy dc, nghe dc cả 1 không gian vô cùng rộng lờn, thoáng đãng, đẹp đẽ.
"Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Tiềng chim tu hù gọi bầy gợi nhớ trong anh n~ mùa hề đẹp đẽ vs đầy sứ sống với bao màu sắc âm thanh, mau vàng của... màu đỏ ...
Cả không gian wen thuộc của xứ Huế đang chuyển mình vào hè, càng làm cho anh cảm thấy tâm trạng sôi sục hơn.
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muồn đạp tan phòng hè ôi"
Ngoài chim tu hú vẫn cứ kêu, cứ gọi bầy nghe như thúc dục càng lam cho anh xốt ruột, cáng uất ức vì cảnh mình đang bị giam cầm.
"Ngột làm sao...cứ kêu"
KB:
Tâm trạng của Tố Hữu wa bài thơ là tâm trạng của 1 người thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên đất nc...
MB: Tố Hữu là nhà thơ lý tưởng của cách mạng. Thơ ông tràn ngập những hình ảnh lãng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ thể hiện trong bài thơ: '' Khi con tu hú '' tiêu biểu cho phong cách thơ ông.
TB: Ngay từ nhan đề bài thơ cũng đã có ẩn chứa ý chỉ thời điểm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật , vừa chỉ niềm khao khát hoạt động của con người. Bài thơ đã nêu bật được tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú gọi bầy , đó là tâm trạng ngột ngạt , cô đơn trong gian phòng chật hẹp, càng chật hẹp, càng cô đơn, người tù càng khao khát được sống tự do bay bổng ngoài đời.Tiếng chim tu hú đã tác động mạnh đến tâm hồn nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần,nó là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chim đang chín trái cây ngọt dần
Không phải tiếng chim tu hú đơn độc mà là tiếng chim '' gọi bầy'' tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng '' Lúa chim đang chín trái cây ngọt dần ''. nhưng không phải chỉ có thế tiếng chim còn gợi lên một thế giới tràn ngập hình ảnh, âm thanh, màu sắc.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Đó là những âm thanh màu sắc của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quện với tiếng ve ngân và còn được điểm thêm bằng hình ảnh '' Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ''. không gian tràn trề nhịp sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.
Đọc kĩ câu thơ, ta còn thấy các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm , được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải '' hạt bắp vàng'' mà là ''Bắp rây vàng hạt '', nắng là ''nắng đào'', màu sắc thật đẹp. Trời xanh thì ''càng rộng càng cao'', tầm mắt được mở rộng thêm mãi. Tiếng ve không chỉ '' ngân'' mà còn ''dậy'' lên. Hai tính thì miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Để hòa điệu với âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu '' lững lờ'' mà '' lộn nhào từng không''. Cánh diều sáo cũng no nức, vui lây trong không gian lộng lẫy sắc màu và rộn rã âm thanh đó. Tác giả trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật trên mà lúc đó tác giả đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe. Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, vậy trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khao khát mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa, màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô cùng. Vì thế nên những sắc màu, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ vóie cuộc sống, quê hương. Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng và nghiệt ngã bấy nhiêu:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tam phòng hè ơi
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Hướng ra bên ngoài nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong đó là tâm trạng. Mối dây liên kết chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết mở ra một thế giới bao la, vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.
Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều biểu tượng cho tác giả gọi tha thiết của cuộc sống tự do, đầy quyến rũ ngoài kia với người tù. Nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú rất khác nhau. ở câu thơ đầu, tiếng chim tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khao khát về cuộc sống tự do. Thế nhưng đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.
KB: bài thơ hay ở hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên mà ở cả những cảm xúc thiết tha, sâu lắng. Bài thơ đã thể hiện được sức sống sôi sục, khát khao tự do mãnh liệt của người cộng sản.