[Ngữ văn 8]Kiểm tra Văn Học

D

dominhgiaan99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhờ các anh, chị và các bạn giỏi Văn giúp đỡ gấp vì mình sắp kiểm tra 1 tiết Văn Học. Mình kiểm tra 4 văn bản ( Tôi đi học - Trong lòng mẹ - Tức nước vỡ bờ - Lão Hạc )
Nhờ mọi người trả lời các câu hỏi dưới đây dưới dạng 1 đoạn văn chừng từ 10 - 15 câu súc tích mỗi đoạn, hạn chót là thứ 3 tuần sau
1/ Cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu đi học ( trên đường đến trường -> nhìn các bạn nhỏ -> chờ đợi -> vào lớp học )
2/ Tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng dành cho mẹ ( nghe những lời xúc xiểm của bà cô -> lúc ở bên cạnh mẹ )
3/ Diễn biến tâm trạng ( tâm lí ) của nhân vật chị Dậu
4/ Đọc lại phần lão Hạc kể với ông giáo về việc bán cậu Vàng, cho biết tâm trạng, chi tiết thể hiện tâm trạng của lão khi bán chó.
5/ Số phận bi thương và phẩm chất cao quý của người nông dân xã hội đương thời ( dựa trên hai nhân vật chị Dậu và lão Hạc )
Chú ý cách đặt tiêu đề [Ngữ văn 8]+tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat3456

ều này đuợc thể hiện qua những chi tiết sau:
- Qua cuộc đối thoại giữa bbé Hồng và bà cô : bà cô thì cố nhồi nhét vào đầu óc của em những ý nghĩ xấu xa về mẹ, khinh thường và xỉ nhục mẹ em. Thế nhưng em vẫn 1 lòng 1 dạ tin tưởng mẹ, ko để cho những suy nghĩ xấu xa đó ảnh hưởng đến tình yêu của em dành cho mẹ. Tình cảm của em dành cho mẹ đã giúp em vượt qua những thành kiến xấu xa, đối với em mẹ là ngươi tốt nhất và đẹp nhất. Khi nghe bà cô nói những điều ko hay về mẹ, em chỉ biết cúi đầu khóc, cổ họng nghẹn ắng lại , ko nói đc nên lời.
- Yêu mẹ nên em rất tin tưởng mẹ, em biết là thể nào mẹ cũng sẽ về trong ngày dỗ đầu của cha.
- Yêu mẹ nên em đã căm thù những hủ tục xã hội phong kiến đã đày đọa mẹ em , khiến cho em phải xa lìa mẹ, ko được hưởng tình yêu thương của mẹ .
- Khát khao được gặp lại mẹ bao giờ cũng thường trực trong lòng em.Em đã nhận ra mẹ ngay từ cái nhìn đầu tiên ở đằng xa, khi chiếc xích lô chở mẹ ình cờ đi ngang qua chỗ trường học của em. Em ko cần quan tâm đến việc bạn bè sẽ chê cười, diễu cợt mình như thế nào nếu người ngôi trên xa ko phải là mẹ. Và em vừa chạy hớt hải tới chỗ mẹ, vừa gọi mẹ, những giọt mồ hôi lăn trên má em thật dài...Sung sướng và hạnh phúc biết bao khi người ngồi trên xe đúng là mẹ, Hồng đã mừng rỡ đến độ phát khóc lên. Em ôm mẹ, ngồi vào trong lòng của mẹ mà tận hưởng cái cảm giác sung sướng mà em chưa bao giờ có được, đó là cảm giác được che chở, bao bọc , được yêu thương , an ủi.Cậu bé cứ ở trong lòng mẹ như thế và quên đi tất cả những lời nói xấu xa mà bà cô đã gieo giắc vao đầu em. Hạnh phúc thực sự đã đến. Mẹ đã trở về cùng với đứa con thân yêu, để cậu bé được thỏa lòng mong nhớ và khát khao é nhỏ của mình.
 
T

tiendat3456

Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng.Oâng muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân-chị Dậu.Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.

Chị Dậu chạy đôn,chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồn.Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng.Vậy mà ngờ dâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết.Thế là trăm dâu đổ đầu tằm,biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được.Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa,chị Dậu bị đẩy đến đường cùng.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng vài thở phào của chị.Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về.May thay bà láng giềng cho nắm gạo,thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng ra khỏi cơn nguy khốn.Nhưng đáng thương thay,bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước.Trước sự hách dịch và hung ác,chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”.Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu.Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à?Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”.Ở trong một hoàn cảnh khác,chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như rác của bọn cai lệ nhà ông Lý.Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài.Chỉ hẳn đã hiểu quá rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai.Chị vẫn tha thiết “********!Nhà cháu đã không có,dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi.Xin ông trông lại”.Rõ ràng là ở đấy,câu nói của chị Dậu đã cứng cỏi hơn,đã có những dấu hiệu “không chịu được”.Lời xin của chị Dậu tỏ vẻ bất cần và không còn ngại ngùng nể sợ hoàn toàn như trước nữa.

Đến đây kịch tính của tình huống bắt đầu được đẩy lên cao.Cai lệ hầm hề “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ,thì ông sẽ dở cả nhà mày đi,chửi mắng thôi à?”.Câu nói vẫn đầy hách dịch của những kẻ bề trên quen coi người lao động là con trâu,con ngựa.Vừa nói hắn vừa lao sầm sầm vào anh Dậu.Thế là “chị Dậu xám mặt”,vội vàng chạy đến kêu xin.Chị vẫn năm ông mười ông mong khơi gợi một chút lòng thương hại từ tên cai lệ.Nhưng những lời khẩn khoản của chị ác thay lại được đáp lại bằng những hậu quả đấm chắc nịch từ tay cai lệ.Như lửa đã được đổ thêm dầu,chị Dậu “không thể chịu được”đành “liều cự lại”.Tâm lý chị Dậu rõ ràng đã có những biến đổi nhưng chưa phải là hành động hoàn toàn chủ động.Sự tàn ác của tên cai lệ đã đảy chị vào tình thế phải “liều mình”.

Song kịch tính của đoạn trích thực sự được đẩy đến cao trào khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”.Tức nước vỡ bờ,người đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng “Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem”.Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa.Sức của anh chàng nghiện không chịu nổi một cái lẳng của người đàn bà.Đoạn văn là một sự thay thế “ngôi vị”.Từ lời xưng hô hèn mọn “cháu-ông”,chị Dậu bực mình đưa mình lên “bà” và hạ hắn xuống thành “mày”.Còn nữa,từ thế bị động chị Dậu đã không thể chịu được sự đè nén,quyết đứng ra bảo vệ chồng mình.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Lão Hạc sống cô đơn từ cái ngày cậu con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.Vợ lão đã chết từ lâu,giờ thằng con lão lại sinh ra thế,lão đành ngậm ngùi trầm lặng sống cùng con chó Vàng,kỷ vật duy nhất mà đứa con để lại trước khi đi.Ấy vậy mà cái niềm an ủi duy nhất ấy,lão cũng không có quyền giữ.Mất con chó,lão nông khốn khổ này đã đau noun day dứt không khác gì mất đi một người thân.

Lão Hạc quý con Vàng lắm.Chẳng gì nó cũng là một kỷ vật.Vợ lão mất đi,tất cả những yêu thương lão dồn cả cho cậu con trai.Nhưng nhà lão nghèo quá,không đủ tiền cưới vợ,con lão bỏ đi.Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của lão.Lão chăm chút nó chu đáo lắm.Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo.Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ.Nhưng rồi những trận ốm dai dẳng khiến lão tiêu heat cả chỗ tiền boon.Lão đành bán chó.Chuyện tưởng chỉ đơn giản như người ta bán đi một con vật nào đó trong nhà.Nhưng với lão Hạc,chuyện bán con chó to tát lắm.

Hôm bán chó xong lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin.Lão “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”.Lão đau xót that.Nỗi đau của lão khiến ông giáo còn cảm thấy “không xót xa năm quyển sách như trước kia nữa”.Ông giáo chẳng biết nói sao,hỏi cho có câu chuyện “thế nó cho bắt à?”,không ngờ nó gợi đúng nổi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.

Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể.Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình.Lão nói “Khố_n nạn…Ông giáo ơi!...nó có biết gì đâu”.Một câu chửi thề,một lời tự trách,con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc.Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị trói chặt cả bồn chân là một lời trách móc nặng nề “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt lắm.

Thế rồi lão Hạc cũng nguôi dần nhờ sự động viên của ông giáo.Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi.Lão chua chát bảo “Kiếp con chó là kiếp khổ,thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người,may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.Câu nói của lão Hạc chua xót biết bao.Chẳng gì cái kiếp người của lão đã sung sướng hơn kiếp chó.Cuộc đời lão cũng nhục nhã đủ điều.con Vàng đã yean phận nó.Còn lão,lão vẫn phải sống “kiếp người” mà nào có ra gì.Và rồi nay,cáu chết của lão đâu có nhệ hơn cái chết của cậu Vàng.

Tình yêu của lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật.Cậu Vàng là kỷ niệm,là nơi duy nhất để lão Hạc hàng ngày tâm sự chuyện mình.Nói chuyện với cậu,lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý.Chính điều này khiến ta dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau noun khi bán chó đi.Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân,một con người luôn sống vị tha và thương yêu rất mực.
~>@boyvip_pro8a:đây là phân tích tâm trạng lão hạc xung quanh việc bán chó nhé ;)
(Sưu tầm)
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

1/ Cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu đi học ( trên đường đến trường -> nhìn các bạn nhỏ -> chờ đợi -> vào lớp học )
+Trên đường đến trường :nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu cậu bé : sự khác thường trong cảm nhận về thiên nhiên cảnh vật hai bên dường
+nhìn các bạn nhỏ trao sách vở cho nhau => muốn thử cầm cuốn sách
+chờ đợi vào lớp hồi hộp nhìn ra ngoài cổng trường ngóng nhìn mẹ đợi gọi tới tên mình
+ khi vào lớp :
nhìn kĩ quang cảnh lớp cũng như chỗ ngồi cùa mình bạn ngồi cạnh
ngắm nhìn cánh chim và nhớ lại quãng thời ấu thơ tươi đẹp với những cuộc đi chơi cùng chúng bạn
khoanh tay lên bàn đọc theo bài giảng đầu tiên của thầy
=>cảm thấy mình đã thực sự lớn khôn
 
Top Bottom