Mình có một vài gợi ý:
-Tức cảnh Pác Bó:Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên trên tinh thần lạc quan.
Dù sống trong hoàn cảnh kham khổ,thiếu thốn :''sáng ra bờ suối,tối vào hang'',lương thực thiếu thốn,đam bạc''cháo bẹ rau măng'' nhưng Bác-người chiến sĩ cách mạng vẫn vui,vẫn lạc quan .Cái vui,cái lạc quan của Ngưòi đến từ ý chí kiên cường,yêu thiên nhiên và niềm vui khi được làm Cách Mạng.''Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời Cách mạng thật là sang'' Với Bác Hồ ,được sống và làm Cách mạng đã là cả một niềm vui lớn,giúp Người vượt qua tất cả,dù hoàn cảnh có khó khăn đến mấy.
-Khi con tu hú :Hình ảnh người chiến sĩ trẻ trung khao khát tự do để cống hiến cho Cách mạng,cho quê hương,Tổ quốc thân yêu.
Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú và kết thúc bài cũng là tiếng chim tu hú. Nhưng cái khác ở đây là ở đầu bài thơ,tiếng tu hú gợi nên một khung cảnh mùa hè tuyệt diệu thì ở cuối bài,tiếng tu hú gợi mùa hè như lời thúc giục trong lòng ngưòi chiến sĩ. Trong nhà tù, tâm hồn người chiến sĩ như lửa đốt. Bị giam chân trong bức tường nhà tù bức bối ngột ngạt ,tiếng tu hú như thúc giục,đếm nhịp thời gian,hơn bao giờ hết,người chiến sĩ cả thấy tuổi trẻ của mình đang bị lãng phí ''Ta nghe hè dội bên lòng/Mà chân muốn đạp tan phòng ,hè ôi!'' Sự khao khát cống hiến,khao khát tự do trào dâng trong con người ấy,đến mức phải thốt lên :''Ngột làm sao,chết uất thôi/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu''