Ngữ văn 8 giúp minh`

B

bengokkute1998

nhớ thanks nha

đề 2: tuổi trẻ là tương lai của đất nước
dàn ý
* MB
vai trò quan trọng của tuổi trẻ với mỗi cá nhân, mỗi quuốc gia. một năm bắt đầu bằng một mùa xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. tuổi trẻ là tương lai cua mỗi quốc gia.
* TB
- tuổi trẻ là lứa tuổi nư thế nào?
+ là lứa tuổi thiếu niên, thanh niên.
+ là lứa tuổi được học hành, trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khoả, chuẩn bị cho việc hành trang vào đời và làm chủ xã hội trong tương lai.
- tại sao tuổi trẻ lại có vai trò quan trọng?
+là lứa tuổi học tập và tích luỹ tôt nhất.
+ là lứa tuổi có sức khoẻ, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm.
+ là lứa tuổi làm chủ tương lai, quyết định vận mệnh quốc gia.
+ những thuận lợi và thách thức đối với tuổi trẻ ngày nay khi đất nước đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* KB
nêu suy nghĩ cua bản thân về nhiệm vụ cùa người học sinh trong học tập, rèn luyện hôm nay và việc cống hiến ngày mai.
 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

đề 1 ;

tìm hiểu đề: đây là một dạng văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, đòi hỏi người viết phải có kiến thức vững về lĩnh vực sẽ đào sâu. Vấn đề môi trường là một trong nhưng vấn đề nóng, người viết nên khai thác thực trạng vấn đề ngay tại địa phương để làm nổi bật những gì cần nói
thông tin nền:
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở việt nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. điều này khiến ta phải suy nghĩ…

{biểu hiện}
môi trường đang kêu cứu!
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở việt nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…

{-chỉ số chung}
theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do chương trình môi trường liên hợp quốc (unep) hà nội và tp. Hcm nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất việt nam này chỉ đứng sau bắc kinh, thượng hải, new delhi và dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do trường đại học yale (mỹ) thực hiện, việt nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước đông nam á.

{-ô nhiễm môi trường nước}
tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông thị vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt vê đan suốt 14 năm liền. điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ hoàn kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

{-ô nhiễm môi trường không khí}
{-ô nhiễm môi trường đất}
không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị việt nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.riêng tại thành phố hồ chí minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp phước long (bình phước) hàm lượng cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, cd cao từ 1,5 đến 5 lần, as cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (cr,cd,as: Các chất hoá học độc hại) thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

{nguyên nhân}
vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

{-sự thiếu ý thức của người dân}
đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

{- một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả}
{- sự quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ}
một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": Trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

{hậu quả}
điều này đã để lại hậu quả gì?

{-làng ung thư}.
{-tỉ lệ người chết do ô nhiễm bầu không khí???}
{-tài nguyên sinh vật cạn kiệt}
{-thiếu nước sinh hoạt.}
nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. điển hình như “làng ung thư” thạch sơn ở phú thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra nhà máy hóa chất lâm thao, phú thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở việt nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại khánh hòa, ninh thuận, bình thuận. Hơn 30 km bãi biển từ cà ná đến long hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, việt nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…

{hướng giải quyết}
lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

{tổng kết - nhận xét riêng của bản thân}
tình trạng môi trường ở việt nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một việt nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau!
Thế là hết

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
 
M

minh_minh1996

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, người Bác kính yêu của các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam. Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thật vậy, tuổi trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và tương lai đất nước.

Thanh niên là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc. Đó là lớp người trẻ tuổi, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo. Họ là lực lượng rường cột của đất nước, tương lai của dân tộc. Là lớp người trẻ tuổi, thanh niên có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực, khát khao với nghĩa lớn của dân tộc, của Đảng, đó là độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Tuổi trẻ là sự sung mãn; vai trò, trách nhiệm rất lớn. Với tính cách là một lực lượng xã hội, thanh niện chiếm 1/3 dân số, là lực lượng xung kích, đội hậu bị của Đảng. Thanh niên luôn hăng hái, xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ gian khổ, khó khăn. “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó, có thanh niên”. Thanh niên là chủ hiện tại, đồng thời là chủ tương lai của đất nước.

Khi đất nước còn trong vòng nô lệ, muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, trong bài Gửi thanh niên An Nam, sau khi nêu những tấm gương của thanh niên Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc cảnh báo thế hệ tuổi trẻ đất nước:

“Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.

Luận điểm này, xét đến cùng là xuất phát từ việc đánh giá cao vai trò của thanh niên. Vì thanh niên có vai trò to lớn, nếu thanh niên không làm gì cả, biếng nhác chỉ thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ sẽ là nguy cơ cho đất nước. Ngược lại, nếu thanh niên hăng hái phấn đấu, rèn luyện trong đấu tranh thì xã hội, đất nước sẽ phát triển.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền thuộc về nhân dân, cả dân tộc bước vào một thời kỳ mới, nhiệm vụ mới là bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Lúc này, “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên. Thanh niên muốn là người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó.” Nhưng muốn là người chủ thì phải rèn luyện, đấu tranh. Vai trò làm chủ không tự nhiên có được mà phải phấn đấu trong gian khổ, hy sinh. Một vấn đề làm chủ nhưng có hai khía cạnh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khía cạnh thứ nhất, thanh niên là người làm chủ. Khía cạnh thứ hai là muốn làm chủ thì thanh niên phải phấn đấu, rèn luyện, có ý chí vươn lên. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chủ tịch khẳng định sức mạnh của thanh niên:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.

Quả thực, các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam luôn xung phong, mạnh mẽ, giàu ‎ chí nghị lực, phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở rộng hợp tác quốc tế, nhân dân ta đã thu được những thành tựu quan trọng. Với vai trò “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, thanh niên đã cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước và tiến bộ xã hội với nhiều hoạt động sôi nổi, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trên mọi vùng miền của Tổ quốc.

Nhưng cũng còn không ít những thanh niên không chịu khó rèn luyện đã trở nên hư hỏng, chạy theo lối sống thực dụng, nghiện ngập, trộm cướp hoặc chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, bi quan, chán nản …

Vì vậy, việc bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết có ý nghĩa sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
...........................................................................................................
 
H

hellangel98

cau 2:
bài làm 1:Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập Bác Hồ viết " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời Bác dạy thật tha thiết chân thành và đầy ý nghĩa. Bác đã gửi trọn tương lai đất nước vào thế hệ trẻ chúng ta.

Sinh thời Bác Hồ dành nhiều tình yêu thương, sự chăm sóc cho thế hệ trẻ. Bác căn dặn các nhà giáo dục "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Câu nói của Bác thể hiện tầm nhìn sâu rộng của một người vĩ đại. Quả thực sịnh hưng thịnh tồn vong của đất nước bao giờ cũng gắn với thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ khoẻ mạnh thì đất nước vững bền, thế hệ trẻ yếu ớt thì đất nước suy vong. Hơn ai hết, thế hệ trẻ bao giờ cũng dồi dáo sức trẻ có lòng nhiệt tình cống hiến cho tổ quốc, quê hương.

Ngày nay, khi cả thế giới đang sống chung một mái nhà thì sự năng động, tích cực của tuổi trẻ lại càng quan trọng và cần thiết. Sự phấn đấu trong học tập, công tác xây dựng đất nước sẽ tăng cừng sức mạnh cho đất nước, sẽ làm nâng tầm của đất nước trên trường quốc tế, rút ngắn khoảng cách trong sự phát triển của dân tộc. Mấy năm gần đây chúng ta cũng đã rất tự hào về thế hệ trẻ. tuổi trẻ xung kính, tình nguyện luôn tiên phong trong những mặt trận là những vấn đề nóng bỏng của xã hội đúng là đâu cần thì thanh niên có, đâu khó thì có thanh niên.

Tuổi trẻ chúng ta không được phép bằng lòng với những gì mình đang có phải không ngừng ước mơ sáng tạo. Sáng tạo và nhiệt huyết sẽ là những tài sản quan trọng trong con người thanh niên. Tuy nhiên để thành công trong cuộc sống thế hệ trẻ chúng ta cũng cần khắc phụ một số nhược điểm. Đó là sự bồng bột, thiểu tinh thần tuổi trẻ, ham chơi hay lối sống truỵ lạc trọng một bộ phận thanh thiếu niên. Bên cạnh những thanh niên tiến bộ thì vẫn còn đó những thanh niên hư hỏng, họ chỉ lo ăn chơi, tụ tập, bài bạc và cả nghiện hút... Chúng ta hãy cùng nói lời phản đối với những tiêu cực trong thanh thiếu niên hiện nay.

Tuổi trẻ luôn phải biết ước mơ, khát khao học tập để cống hiến. Có như vậy thì cuộc sống này mới trể nên có ý nghĩa hơn. Qua trang viết này tôi muốn gửi tới các bạn học sinh thông điệp Hãy phấn đấu học tập để ngày mai lập nghiệp!

bài làm 2:Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội.
Ngay sau khi đất nước độc lập,trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở cônghọc tập của các cháu…” vàtrong cái Tết độc lập đầu tiên,trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”

Là người sáng lập, theo dõi, tổ chức và rèn luyện thanh niên ngay từ những ngày đầu thành lập, cho đến khi tổ chức Đoàn TNCS trở thành đội hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng nòng cốttrong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại hòa bình độc lập cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ vô cùng xúc động nóitrong lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam năm 1960: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định thành côngtrong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Ngày 18-1-1963trong bài nói chuyện với cán bộnhân dân Kiến An – Hải Phòng, Bác nhấn mạnh: “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên phát triển tốt, đồng thời phải chọn những đồng chí Đoàn viên kinh qua thử thách va đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng”.

Rõ ràng,trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặntrong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động,học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúcsinh thời.
 
H

hellangel98

cau 1:
bai lam 1:Ngày nay, đời sống của con người phát triển kèm theo đó là những hiện tượng tốt xấu trong xã hội. Con người chúng ta đang sống trong trong một xã hội văn minh nhưng chúng ta không biết cách giữ gìn nó làm cho môi trường sống trở nên tốt đẹp mà còn làm cho nó ô nhiễm hơn. một trong những nguyên nhân đó là vứt rác bừa bãi. Thói quen đó đã làm cho môt trường ngày càng bị ô nhiễm, làm xấu đi những cảnh quan vốn có, làm cho môi trường bị ô nhiễm, đồng thời còn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Vì vậy , chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.
Nhưng trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu môi trường là gj? môi trường là những thứ có sẵn trong tự nhiên như ao, hồ , sông, suối.... hoặc những thứ do con người tự tạo nên. Môi trường có vai trò rất quan trọng trọng đời sống của chung ta nhưng nó đang dần dần bị hủy hoại do chính bàn tay của con người. nhiều người hay có thói quen vứt rác bừa bãi do : ngủ dậy muộn vội ăn sáng trên đường đi làm, đi học ăn vặt rồi tiện tay vứt rác trên đường.Hay những buổi đi picnic ăn , uống xong lại vứt bừa bãi lên thảm cỏ xanh khong chịu dọn. Những người lái xe trong buối nghỉ ngơi, ăn uống rồi vứt rác trước nhà dân, trong thành phố thì hiện tượng này thì càng phổ biến. Những gia đình không đổ rác vào thùng mà tiện tay vứt thẳng ra đường. Hay những người uống nước xong rồi thì vứt thẳng xuống đường, đá xoành xoạch.Có những ngừơi vô í thức mà lấy rác trong nhà mình rồi đổ xuống sông, suối.. Những đống rác mà con người thải ra bốc mùi hôi thối, nhặng, ruồi bu đầy. Những việc làm đó đã làm cho cảnh quan , đường sá của chúng ta mất đi vẻ thẩm mỹ, làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta, ô nhiễm nguồn nước, làm hại đến sức khỏe của chúng ta. Nó còn làm cho những sinh vật dưới nước chết dần chết mòn. Tất cả chỉ vì sự thiếu í thức không biết bảo vệ môi trường và cả sự lười biếng nữa. Tại sao chúng ta không nghĩ đến các bác lao công đang làm việc vất vả, mệt nhọc trong đêm. Chúng ta đừng vứt rác bừa bãi trên đường thì những bác lao công khong phải mệt nhọc vì nhiều rác nữa.Chúng ta phải biết cảm ơn những bác lao công đã lam cho đường sá, những nơi công cộng trở nên sạch sẽ hơn. Liên hợp quốc đã lấy ngày 5/6 làm ngày "môi trường trong sạch". Nhưng không chỉ có một ngày đó mà chúng ta mới chỉ bảo vệ môi trường mà ngày nào chúng ta cũng phải bảo vệ môi trường. Hiện nay, trên những đường phố luôn có những thùng rác công cộng.Chúng ta hãy vứt rác vào đó.Nó còn rất co ích cho những người làm biếng.Vì vậy chúng ta hãy vứt rác vào đó,đừng vứt rác lung tung. Mọi người hãy cùng nhau chung tay góp sức để bảo vệ môi trường.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách của toàn thế giới.Để cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, bảo vệ chính chúng ta chỉ có cách duy nhất là bảo vệ môi trường.Chúng ta hãy hành động " VÌ MỘT THẾ GIỚI TƯƠI ĐẸP HƠN"

bai lam2:Năm cũ đã qua, năm mới lại sang. Đất nước Vn lại thêm 1 tuổi mới, 1 mùa xuân mới. Trong sự tràn ngậpcủa mùa xuân thiên nhiên bao la đất trời,của niềm vui bao trẻ thơ ,của sự đầm ấm sum họp mọi nhà.Riêng tôi đã đón 1 mùa xuân thật hạnh phúc bên cha mẹ, người thân.Có thể nói đó là 1 mùa xuân ấm ápcủa những người may mắn như tôi, nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi lo canh cánhcủa của người dân Bắc Bộ về sự bất thườngcủa thời tiết và khí hậu . Ở đây , từ người già đến trẻ nhỏ fải vui Tết trong rét đậm, rét hại cùng khô hạn mà nguyên nhân đó là hiện tượng La Ninacủa thời tiết. Miền Trung còn đó hậu quảcủa những đợt “lũ chồng thêm lũ”. Cuối năm ngóai, miền Nam sạt lở đất và triều cường. Còn thế giới, cùng sự nóng lêncủa khí hậu toàn cầu, lũ lụt khủng khiếp là những đợt giá lạnh hiếm thấy xảy ra khắp nơi. Thiên tai hoành hành dữ dội và rộng khắp như thế đều liên quan đến vấn đề môi trườngsống, nhất là rừng bị hủy hoại. Trồng rừng, bảo vệ rừng để giữ gìn môi trườngsống đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cực kỳ hệ trọng mà mỗi quốc gia riêng rẽ không làm nổi.

Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.

Cây rừng là lá phổi xanhcủa trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra.Ngày nay, dân sốngày càng tăng cao, lượng oxi càngngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấpcủa con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại?

Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh"của những loài thú hoang dã. Thúsống trong "ngôi nhà"của chúng thì điều kiệnsống sẽ tốt hơn. Hiệnnay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phầncủa việc đó cũng chính là vì nơisống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối vớicon người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu.

Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sựsống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớncủa bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta.

Thế nhưng, tệ nạn phá rừngngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước chođời sống của thực vật và cho sản xuấtcủa xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớncủa rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệtcủa đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bìnhcủa trái đất…

Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triểncủa xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độcủa nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ môi trường đe doạ.

Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triểncủa kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phátcủa nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nềcủa nếp suy nghĩ, nếp làmcủa người sản xuất nhỏ và lốisống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.

Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện.

Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hạicủa quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiệnngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại chocon người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sựngày nay.

Sự nóng lêncủa trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóangày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương laicủa đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối vớiđời sống con người, tạo điều kiện chocon người sinhsống và fát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanhcon người có tác động tớiđời sống, sự tồn tại và phát triểncủa con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc docon người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi íchcủa môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chínhcon người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp báchcủa chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v…

Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàngngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn,Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việccủa “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác... nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếpsống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”... Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thờicủa lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quảcủa những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại.

Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôicủa chúng ta” – đó là hành động thiết thựccủa cuộcsống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp báchcủa Quốc gia ,là sự nghiệpcủa toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thìcon người mới có thể tạo ra một cuộcsống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.

Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dụccon người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thứccủa người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thựccủa việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnhcủa cuộcsống.

Lời cuối cùng xin nhắn nhủ mọi người “Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh ta mãi mãi 1 màu xanh bạn nhé"
 
Top Bottom