[Ngữ văn 8] giúp em với đề thi học kỳ 2

B

biem009

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài văn nghị luận văn chương
Đề 1 : Tình yêu thiên nhiên trong bài Tức cảnh Pác Bó , Ngắm Trăng và Đi đường
Đề 2 : Tình yêu quê hương trong bài Khi con tu hú , Quê hương
Đề 3 : Tình yêu tổ quốc , tự hào dân tộc trong bài Chiếu dời đô , Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta , Bàn luận về phép học
Đề 4 : Tình yêu con ngươi trong bài Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta

Ai làm đc giúp em với , em cảm ơn nhìu

>> ko nên dùng chữ đỏ em nhé.
 
Last edited by a moderator:
M

meoconnhinhanh97

Đề 2 : Tình yêu quê hương trong bài Khi con tu hú
dàn ý
MB:
-tự do là nguồn cmả hứng trong thơ ca của mỗi thi nhân
-nếu như cmả hứng tự do của thế lữ tuôn chảy trong thế nhớ rừng thì bài khi con tu hú của tố hữu cảm hứng tự do ấy dc vang lên bởi 1 tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ cộng sản
TB:
ý 1:bức tranh mùa hè đẹp đẽ vs hình ảnh,âm thanh,màu sắc sinh động
-đây là thời điểm đầy nhất,viên mãn nhất
-lúa ngả vàng,ngả sang màu của niềm vui,là màu vàng rực rỡ của mùa hè,là sự kết tinh sâu sắc của cảnh vật
-tác giả đã phơi bày 1 bức tranh đầy nhựa sống vs những chản đẹp của quê hương
-đặc biệt,đầu bài xuất hiện tiếng chim tu hú là tín hiệu nghệ thuật gợi ra không gian tự do_không gian mùa hè
==>tiếng gọi của tự do thổn thức
ý 2:hình ảnh tiếng chim tu hú dc lặp lại suốt cả bài thơ làm khơi nguồn cảm xúc của ng tù cách mạng mở tung mọi giác quan,mọi ngõ ngách tâm hồn để hướng tới không gian của tự do vs nguồn cảm xúc nồng nàn mãnh liệt,rạo rực trước mùa hè
==>uất ức,ngột ngạt trước 4 bức tường của phòng giam làm nổi bạt khát vọng cháy bỏng về sự tự do của người chiến sĩ cách mạng tố hữư
-đó là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của 1 trái tim uất hận vì mất tự do
-khi nghe tiếng chim tu hú gọi bầy,lòng người chiến sĩ lại trỗi dậy mạnh mẽ vs 1 tình yêu quê hương sâu sắc.đó là sự uất ức trước cảnh que hương đát nước đang bị kẻ thù dàt xéo,đã biến không gian đôngf quê thanh bình thành bom đạn.
-tiếng chim tu hú cứ kêu hoài kêu mãi không nghỉ như 1 lời thôi thúc,tiếng gọi tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết
==>phá cũi sổ lồng để vươn tới tự do,về vs cuộc kháng chiến của nhân dân
KB
-khắc hoạ bức chân dung đầy bản lĩnh của người tù cách mạng vs ý chí nghị LỰC PHI THƯỜNG trong cuộc vượt ngục bằng tinh thần và 1 tình yêu quê hương khát vọng tự do mãnh liệt
 
M

miaha_suju

Nghị luận văn học kì II. HELP!!!

Tình yêu thiên nhiên thể hiện qua 1 số bài thơ đã học: Quê hương (Tế Hanh), KHi con tu hú (Tố Hữu), Ngắm trăng, Tức cảnh Pác Bó (HCM).
Sep thy ruiz jup mk` vs!! thaks lun nka :D
 
Last edited by a moderator:
A

angel_love_ttlp

Từ bài "Nước Đại Việt ta" , "Bình Ngô Đại cáo", "Hịch tướng sĩ" viết bài văn nghị luận nói về lòng yêu nước của mình.
 
Last edited by a moderator:
M

meoconnhinhanh97

:D:D:D:D:eek::eek::eek::eek:help me
''tu bai nuoc dai viet ta,binh ngo dai cao,hjch tuong si viet bai van nl noi ve long yeu nuoc cua mjnh
MB:
-nhân dân ta đã trãi qua biết bao cuộc xâm lăng và chiến thắng kể thù bởi 1 lòng nồng nàn yêu nc
-tình yêu đó đã toả sáng trong tâm hồn ng dân đất việt tạo thành nièm tự hào dân tọc sâu sắc
-tác phẩm hịch tướng sĩ và nc đại việt ta đã cm đièu đó
TB:trần quốc tuấn và ng trãi,=tình yêu nc sâu sắc,họ đã để lại cho cho đời áng thiên cổ hùng văn,2 tác phảm bất hủ trong nền văn chương VN
-hịch tướng sĩ:lòng yêu nc ếy dc thét lên bởi lòng căm thù giặc sâu sắc
+nêu những tội ác của giặc=tất cả những suy nghĩ và nỗi niềm của mình(đi lại nghênh ngang ngoài đường,uốn lưỡi cú diều,sỉ mắng triều đình.....)->ngang ngược,trơ trẽn bỉ ổi
+qua đó tác giả bày tổ sự khinh bỉ và lòng căm jận kể thù 1 cáh sâu sắc(gọi kẻ thù là hổ đói
==>khi thấy tình cảnh lúc bấy jờ,có ai mà k đau?k nhục?
=>thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và lòng căm thù giặc kủa các tướng sĩ
+tác giả thể hiện nỗi lòng của mình(ta thường...vui lòng)nõi đau ấy dường như k thể kể hết,đau đến cắt da cắt thịt,đau đến lệ rơi và nỗi đau ấy trở thành ý chí quyết chiênd quyết thắng chống quân xâm lược,lếy lại tự do đọc lập cho dân tộc,cho nhân dân đất việt dẫu có hy sinh
==>sáng ngời niềm tự hào dân tọc,ng anh hùng dám hy sinh vì nghĩa lớn xem thường kái chết
-nc đại việt ta:lòng yêu nc thẻ hiện qua lòng tự hào tự tôn dân tộc
+nguyễn trãi nói rõ ràng tư tưởng nhân nghĩa:yên dân và trừ bạo
yên dân là mục đích cuối cùng nhưng muốn yên dân trc tiên phải trừ bạo,trừ khử những thế lực làm hại đến dân
->câu văn khẳng định rõ ràng,tràn đềy khí phách dân tộc
+khẳng định chủ quyền đọc lập dân tộc:đưa ra những yếu tố xác đáng:đất nc có quộc hiệu riêng,có phông tục tập quán riêng,có nền văn hiến lâu đời qua các triều đại,có nhân tài hoà kiệt(nêu dẫn chứng....)
->câu văn tràn ngập lòng tự hào,tự tôn dân tộc
+_bằng những dẫn chứng xác thực và limh hoạt,ng trãi 1 lần nữa khẳng định chủ quyền dân tộc:ông nói rõ kẻ nào xâm phạm chính nghĩa sẽ phải chuộc lếy thất bại đó là đièu hiẻn nhiên.k kẻ nào có thể chiến thắng dc sức mạnh kủa chân lí,của quốc gia dân tộc
*nghệ thuâti:2 tác phẩm vs sự kết giữa lí lẽ và dẫn chưáng thưc lế,giàu hình ảnh và cảm xúc diễn tả sâu sắc lòng yêu nc nồng nàn,tinh thần tự hào,tự tôn dân tộc
KB:
-2 bài văn dc viết lên bởi trái tim yêu nc sâu sắc tạo nen bảm hùng văn sáng ngời chính nghĩa
-nó sẽ mãi trường tồn theo thời gian và mãi ở trong lồng ng dân đát việt
p/s:khi phân tích pạn nên đưa cả dẫn chứng lẫn nghệ thuật kủa 2 bài văn bạn nhá
mình làm kòpn thiếu sot mong mọi ng sửa dùm
 
A

angel_love_ttlp

Mèo con nhỉ nhảnh ơi bạn làm cho mình phải ko
Nhưng hình như bạn chưa viết về lòng yêu nước của chính bạn rồi
Cô mình nhận mạnh điều đó như vậy
Hôm nay mình thi văn họa kỳ 2 luôn đó
Đau đầu thật
 
Last edited by a moderator:
M

meoconnhinhanh97

hờ
mềh tưởng pạn nói về lòng yêu nc của chính 2 tác giả ý cơ
sr bạn nhá
........................
 
D

deltafoce11

Đề 1:

-Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang".
-Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non:
"Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

=>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.

-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao.

-Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.

=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời.

=>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
 
D

deltafoce11

Đề 2
Tố Hữu là chiến sĩ-thi sĩ nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam.Con đương thơ ca của ông luôn song hành với con đường Cách mạng cua dân tộc.Chính bởi vậy,ông đã để lại cho văn học Cách mạng Việt Nam nhiều tác phẩm hay và đặc sắc.Trong số những bài thơ ấy,Khi con tu hú" để lại trong em nhiều ấn tương sâu đậm:


"Khi con tu hú gọi bầy

Lua chiêm đang chín,trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...



Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng,hè ôi!

Ngột làm sao,chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Bài thơ được Tố Hữu viết trong khi ông đang bị giam ở nhà tù thực dân.Bởi vậy bài thơ đã thể hiện đậm nét tâm trạng phẫn uất và khát vọng tự do mãnh liệt của nhà thơ.

Phần đầu bài thơ tác giả đã dựng nên một bức tranh mùa hè tươi vui,tràn đầy sức sống nới những hình ảnh và âm thanh sinh động.Khi con tu hú cất tiếng gọi bầy,khi ve kêu râm ran dưới những vòm lá cũng là lúc hè sang.Dưới mặt đất,cảnh sắc thiên nhiênn đã bắt đầu có sự thay đổi.Trên những cánh đồng lúa chiêm chín vàng óng,"bắp rây" cũng đã vàng ươm,trên cành cây hoa trái cũng "ngọt dần"...Dường như bao trùm cả không gian mùa hè là một màu vàng tươi mới,sáng sủa.Ở trên cao bầu trời xanh trong,cao và rộng hơn với"đôi con diều sáo" đang bay lượn.Màu xanh ấy gợi cho ta cảm giác thanh bình, yên ả của quê hương,đất nước. Sự kết hợp ăn ý giữa màu sắc và âm thanh khiến bức tranh hè sang như hiện hữu trước mắt người đọc,tạo nên ấn tượng khó phai.

Với cảnh sắc và không khí vui tươi như vậy chắc hẳn cuộc sống của con người cũng trở nên tươi trẻ.Nhưng với nhà thơb không khí ấy càng làm ông cảm thấy ngột ngạt,khó chịu.Tâm trạng phẫn uất ấy được thể hiên rõ ở phần cuối bài thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Ma chân muốn đạp tan phòng,hè ôi!

Ngột làm sao chếtb uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Trong không gian tù túng,chật hẹp với bốn bức tường vôi trắng bao quanh,khi nghe tiếng tu hú kêu khát vọng tự do bỗngtrỗi dậy mãnh liệt trong lòng nhà thơ.Và nhà thơ như muốn đạp tan căn phòng ấy để ra ngoài,hoà vao cuộc sống tự do,vui tươi đang chờ đón ngoài kia.Chỉ một từ"Uất" thôi cũng đủ để thể hiện tâm trạng phẫn uất cũng như khát khao tự do của nhà thơ.Kết thúc bài thơ là câu cảm thán:"Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!" càng nhấn mạnh hơn tâm trạng của nhà thơ.

Chắc hẳn phải yêu thiên nhiên lắm Tố Hữu mới có thể vẽ nên một bức tranh mùa hè sống động đến vậy!Hơn nữa,với lòng yêu nước,khát vọng tự do mãnh liệt ông đã đem đến cho người đọc một bài thơ tả cảnh,tả tình đặc sắc.
 
C

congchuaoritb98

thật vậy, qua bài "Khi con tu hú" ta đã thấy được tình yêu thiên nhiên của Tố Hữu
 
C

chaytheobagac_timxaccuaanh

đề 2:Thiên nhiên là cỏ cây,hoa lá,là cánh rừng ,là con suối,cũng có khi chỉ là một tiếng chim,một nhành hoa thắm.Tình yêu thiên nhiên thật đáng quý với mỗi con người .Vì vậy,thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận của tao nhân mặc khách xưa,nay.Đặc biệt trong ''Quê Hương'' của Tế Hanh,''Khi Con Tu Hú '' của Tố Hữu và ''Tức cảnh Pác Bó '',''Ngắm Trăng'',''Đi Đường '' của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tình cảm thiết tha của các tác giả đối với thiên nhiên

Tình yêu thiên nhiên biểu hiện qua nỗi nhớ ,sự gắn bó và hoà quện của các tác giả với thiên nhiên .Tình yêu ấy thể hiện qua sự cảm nhận sâu sắc và ngợi ca vể đẹp của thiên nhiên

Đến với bài thơ ''Quê Hương '' của Tế Hanh chúng ta bắt gặp một bức tranh miền biển thật tươi sáng ,tinh khôi.Đó là một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ,đầy sức sống:

''Khi trời trong, gío nhẹ ,sớm mai hồng''

Mở đầu là nền của bức tranh : trời trong xanh,gió nhẹ thổi ,ánh bình minh ửng hồng.Trên cái nền thiên nhiên đầy thơ mộng,rõ ràng,cụ thể ,sống động,hiện lên một không gian bát ngát ,trong sáng với màu sắc rực rỡ của biển khơi.Lời thơ như có nhạc ,có hoa ,có tiếng sóng ,tiếng gió,thật ''Tươi nhạc,tươi vần'' không một chút buồn ảo; để rồi:

''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''

( Quê Hương-Tế Hanh)

Dưới con mắt tinh tế ,đầy chất nghệ sĩ của Tế Hanh: cánh buồm chính là kết tinh của sứ mạnh,là linh hồn ,là biểu tượng của làng chài.Tất cả đã tạo nên một bức tranh mang vẻ đẹp lãng mạn,đầy sức sống,đồng thời thể hiện niềm tin,niềm khát khao của người dân làng chài trong mỗi chuyến ra khơi

Với bài thơ ''Khi con tu hú'' của Tố Hữu chúng ta lại bắt gặp một bức tranh về phong cảnh thiên nhiên của làng quê khi hè về.Một bức tranh tươi sáng,rực rỡ sắc màu,rộn rã những âm thanh tràn đầy sức sống.Hè về, là thời điểm những tiếng chim tu hú vang lên: '' Khi con tu hú gọi bầy''.Tiếng chim đó đã đẩy lên trong lòng người tù yêu nước nỗi nhớ quê hương khi hè về thật đẹp ,ấm áp , yên vui ; với ,màu vàng của lúa , bắp, màu đỏ của quả chín ,màu xanh của hoa lá ,đất trời, tiếng ve ngân nga ,tiếng sao diều vi vu mềm mại:

''Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín ,trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tinég ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sao lộn nhào từng không''

( Khi con tu hú - Tố Hữu)
 
C

chaytheobagac_timxaccuaanh

đề 3:Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc. Đó là lịch sử của 2 lần chiến thắng quân Tống, 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng mạnh và 10 năm gian khổ chống quân Minh ... mà những chiến công hiển hách Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng ... vẫn còn vang dội đến tận ngày nay. Chính vì vậy, văn học thời kì đó đã phản ánh khá rõ nét tư tưởng yêu nước cùng lòng tự hào sâu sắc của dân tộc ta, nhất là qua ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta.

Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất,mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại trước, ông đã rất đau xót cho số vận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy rằng, xây dựng đất nước là đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của một đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có các cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của cả dân tộc. Đó phải là quyết định của người có đầu óc ưu tú nhất thời đại . Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh L í Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công oanh liệt. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ . Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước ,nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc , một ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và những việc cần làm để chống giặc. Ông đã tự bày tỏ lòng mình, lòng căm giận như trào ra đầu ngọn bút, thống thiết và sâu lắng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Nỗi đau của Trần Quốc Tuấn chính là nỗi đau của dân tộc khi độc lập tự do của đất nước bị xâm phạm, là tinh thần của một thời đại “sát thát”, lòng yêu nước của tác giả cũng là của cả dân tộc Đại Việt anh hùng. Cùng với sự phê phán nghiêm khắc thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ bảo ân cần những việc cần làm, đó là đề cao cảnh giác, “huấn luyện quân sĩ,tập dượt cung tên”. Đó là xác định duy nhất một con đường là tiêu diệt kẻ thù, giải phóng đất nước, mang lại tự do cho nhân dân.

Kế thừa và phát triển tư tưởng yêu nước , lòng tự hào dân tộc trong “Hịch tướng sĩ”, vào năm 1428 sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi được công bố-một bản hùng ca đồng thời qua thi pháp, ngôn từ không chỉ là một áng văn nghị luận mẫu mực mà đã thể hiện hệ tư tưởng yêu nước hoàn thiện ở một tầm cao mới. Với giọng văn đầy hào khí, Nguyễn Trãi đã nêu cao sức mạnh quật cường của dân tộc "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã", qua dẫn liệu này chúng ta thấy nước Đại Việt đã hội đủ các điều kiện để trở thành một dân tộc quốc gia văn hiến:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục bắc nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Những điều trên cho ta thấy rõ niềm tin của dân tộc vào cuộc kháng chiến chính nghĩa, niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc. Theo quan điểm của tác giả thì chống xâm lược là chính nghĩa, cứu dân cứu nước là đại nghiã. Đây có thể xem là một nguyên lý đạo đức, đã góp phần hình thành nên hệ tư tưởng yêu nước truyền thống của nhân dân ta. Trong Nước Đại Việt ta, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng vì dân, quan tâm trước hết đến đời sống nhân dân, đến hạnh phúc của mọi người. Đây chính là một tư tưởng lớn nhất đã được thiên cổ hùng văn này thể hiện:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Ý tưởng đó là sự nối tiếp lời tâm huyết trong di chúc của Trần Hưng Đạo cho Vua Trần: "Khoan thư sức dân. Lấy kế bền gốc sâu rễ là thượng sách giữ nước". Đây chính là tư tưởng chính trị quan trọng trong chính sách quản lý đất nước.

Qua ngôn ngữ thể hiện trong ba văn bản trên, tư tưởng yêu nước đã được phản ánh rất rõ nét:

- Yêu nước, trước hết cần khẳng định nước ta là một dân tộc, quốc gia văn hiến, có đầy đủ các quyền, ngang hàng với quốc gia dân tộc khác, đặc biệt là "Bắc quốc".

- Cơ sở tư tưởng yêu nước thể hiện qua việc tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược để nung nấu ý chí căm thù giặc, đồng thời tô đậm những chiến công mà tổ tiên đã giành được trong lịch sử để không ngừng nâng cao ý thức tự hào dân tộc.

- Yêu nước đi đôi với xả thân cứu nước kiên quyết giành và giữ vững chủ quyền dân tộc. Đây là nguyên tắc đạo đức trong lối sống của người Đại Việt.

- Yêu nước là tôn trong sự sống (hiếu sinh) của mình cũng như của người khác, luôn thể hiện tính bao dung của người Việt. Từ đó mục tiêu của cuộc chiến đấu là giành được độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho muôn dân.

- Yêu nước còn là yêu dân (thân dân), tức là quan tâm đến đời sống nhân dân, tạo điều kiện giúp họ sống khá hơn. Đây cũng là kế sách trong trị vì, quản lý đất nước.

Nhờ hình thành nền văn học phong phú, mang đậm tính chất dân gian và đặc biệt là nhờ sự hình thành nền văn học yêu nước, mà nổi lên là những áng thiên cổ hùng văn (như đã nêu ở trên) nên những giá trị văn hóa nói chung và giá trị tinh thần thời kỳ Đại Việt nói riêng đã được thể hiện và lưu truyền. Đây chính là sức mạnh của lịch sử dân tộc Việt Nam, là sự tự hào, là sự tiếp ứng sức mạnh cho các thế hệ. Ngày nay, chính các giá trị tinh thần ấy phải được biến thành xung lực mạnh mẽ, góp phần xây dựng đất nước.
 
K

kid.le_1998

cả nhà ơi mọi người có thể làm đề 1 của bạn í mà không có bài tẩu lộ đc k :-SS
 
S

sinper03vn

Ai Rãnh Kiếm Giúp Em Bài Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò
 
S

sinper03vn

Ai Rãnh Làm Giúp mình Maj mình thi Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò
 
C

congchuacaheo175

gíup e nhé, khikhi, bài này ko dc hay cho lắm
Trong bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã chấm dứt hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những âm thanh khô khốc, chói tai của tiếng xiềng xích, vẫn vang lên nhịp tim thổn thức, rạo rực của một hồn thơ trẻ tha thiết yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.
Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”
Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:
“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn
(…)
Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”
Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.
Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đối của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ – chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tiûnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
 
N

nguyenhien22011969@gmail.com

Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang lên tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất càng dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đập tan phòng, hè ôi!”.

Mở đầu bài thơ, với tựa đề “Khi con tu hú”, tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của bài thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.

Ta biết rằng người thanh niên cộng sản TốHữu bị tù đày, tra tấn nhưng không nản chí sờn lòng. Nhà thơ đã xác định:

“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn có một nửa”.

(Trăng trối)

Trở lại câu thơ mở đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết thân và thiếu thốn khi nghe con chim tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội dữ dội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêmnỗicô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. TốHữu đã bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi xuân đang sục sôi. Muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong TốHữu. Trong thế giới tối tăm của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:

“Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”.

Một bức tranh được “vẽ” trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống: “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dẩn”. Sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đương chín, ngọt dần). Tất cả đã báo hiệu một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh,màu sắc, ánh nắng quen thuộc. Phải là một con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối khôn nguôi đến thế.

Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:

“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”.

Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng, vài con diều sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.

Niềm khát khao đó bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.

Nhịp sông trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động “muốn đạp tan phòng" của cái nhà tù tăm tối.

Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốttoàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tối tăm của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bức bối, ngột ngạt đến nỗi phải kêu kên:

“Ngột làm sao, chết uất thôi”.

Bài thơ khép lại nhưng ta vẫn nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêumãi...

Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
 

anna656

Học sinh
Thành viên
1 Tháng năm 2017
2
0
26
20
Ai làm được giúp mình vs
nêu suy nghĩ của em về 3 văn bản Nước Đại Việt ta , Khi con tu hú, Hịch tướng sĩ
 
Top Bottom