[ngữ văn 8] đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật lão hạc

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
làm đoạn văn khoảng 1 trang giấy nêu cảm nghĩ về nhân vật lão hạc
- Tình cảnh:

+ Nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con ch.ó Vàng mà lão gọi thân mật là cậu Vàng.
=> đáng thương, cô đơn, nghèo khổ, già yếu
+ bắt rận, đem ra ao tắm.
+ cho nó ăn trong một cái bát, gắp thức ăn cho nó như cho con trẻ, có gì ngon lão cũng chia cho nó.
+ nói chuyện như nói với một con người.
=> chăm sóc cẩn thận, chu đáo, yêu quí cậu Vàng, là chỗ dựa tinh thần lúc tuổi già cô đơn.
* Tâm trạng khi bán cậu vàng:
- Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu.
- đôi mắt ầng ậng nước.
- mặt đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
- đầu ngoẹo về một bên.
- miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc.
-> Nhà văn đã sử dụng từ tượng thanh, tượng hình có gợi tả sinh động ngoại hình của LH: ầng ậng nước, móm mém, hu hu khóc.
-> Lão vừa đau đớn, tự trách, xót xa, ân hận vì phải bán đi con vật mình yêu quý và đó là vật kỷ niệm của đứa con trai.Vẽ ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn kiệt nước mắt.
-> LH là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ trung, vô cùng yêu thương loài vật.
- Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc:
+Nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn để trao lại con trai lão.
+Gửi món tiền để hàng xóm lo ma chay cho lão khi lão chết.
- Cuộc sống: ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc.
=> Đói nghèo, khổ cực, thiếu thốn, túng quẫn
=> Một người cha có trách nhiệm với con, tình thương con sâu sắc, là một con người cẩn thận, chu đáo, giàu lòng tự trọng, con người “đói cho sạch rách cho thơm”.
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
+ Cái chết tự nguyện
+ Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, đáng kính.
+ Lão không còn con đường nào khác.
=> Cái chết thê thảm, đau đớn, bất ngờ. Cái chết của lão Hạc tố cáo xã hội phi nhân tính, tàn ác đẩy người nông dân như Lão Hạc đến con đường bần cùng hoá
-> Bi kịch của sự nghèo đói cùng quẫn, trách nhiệm chưa tròn của người cha, bi kịch của phẩm giá con người
 
Top Bottom