[Ngữ văn 8] cô bé bán diêm

L

lan_phuong_000

hình ảnh ngọn lửa - diêm phải không em???
Đọc truyện "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên bầu trời...để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên thượng đế tối cao
:)
 
L

l3oykute9x

Tóm tắt bài cô bé bán diêm

bác nào chỉ cho em cách làm tóm tắt bài " Cô bé bán diêm " với, :-SS
 
N

nhoc_nhoc_baby

hãy nêu suy nghĩ của em về hình ảnh ngọn lửa trong văn bản "Cô bé bán diêm"
tui thử lèm nhé..............;):D
ngọn lửa đó là để sưởi ấm vì cô bé đang rất rét ,nó có ý nghỉa là khát khao sự sống là mún sống như mọi người khác ...............
chưa lem bao h nên ko bjt đứng ko....................
thanks cho tui nhá
 
Last edited by a moderator:
R

ruumapkute

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

- Mồ côi mẹ, bố bắt đi bán diêm
- Em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn
Biện pháp tương phản, một cô bé bán diêm nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, bị đầy ải, không ai đoái hoài

Quẹt que diêm thứ hai cô bé thấy một bàn ăn đã dọn...và có cả một con ngỗng quay.Quẹt que diêm thứ nhất cô bé thấy một lò sưởi ấm áp...Quẹt que diêm thứ ba cô bé thấy một cây thông Nô-eln rực rỡ..Quẹt que diêm tiếp theo cô bé gặp lại bà nội đangtươi cườiđón em...Bà nội cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi,chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa.

2. Các lần quẹt diêm

Lần 1: Mộng tưởng: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng.
Thực tại : Em đang rét (chợt nghĩ lại cha giao cho đi bán diêm).
Lần 2: Mộng tưởng: Thấy bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em
Thực tại :Em đang đói ( phố sá lạnh lẽo, mọi người qua đường thờ ơ, lãnh đạm em ).

Lần 3: Mộng tưởng: hấy cây thông Nô - en với hàng ngàn ngọn nến..
Thực tại : Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau.
Lần 4: Mộng tưởng: hấy bà xuất hiện và đang mỉm cười với em
Thực tại :Em đang thiếu tình yêu thươngvà mái ấm gia đình
Lần 5: Mộng tưởng: Thấy bà to lớn, đẹp lão cầm tay em và hai bà cháu vụt bay lên trời.

Thực tại : Không có bà ảnh ảo biến mất.

Sáng hôm sau người ta thấy cô chết cóng với nụ cười nở trên môi, cô đã theo bà mình...
 
L

lolemtinhnghich_116

TÓM TẮT VĂN BẢN CÔ BÉ BÀN DIÊM NÈ

Vào đêm giao thừa trời rét buốt, cô bé bán diêm dầu trần chân đất dò dẫm đi trong đêm tối. Còn trong mọi nhà đền sáng rực, sực nức mùi ngỗng quay. Cô bé vì đói rét không còn đi được nữa, cô ngồi xuống bên một xó tường và quẹt diêm để sưởi ấm. Lần quẹt diêm đầu tiên cô bé mơ tưởng có một lò sưởi. Lần thứ 2 là một bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay. Lần thứ 3 là một cây thông nô-en.Em tiếp tục quẹt que diêm thứ 4, hình ảnh người bà đang mỉn cười hiện lên. lần quẹt diêm thứ 5 là cô bé cùng bà bay về chầu thượng đế. Sáng hôm sau, mồng 1 tết, mọi người nhìn thấy ở một xó tường có một cô bé đã chết, đôi môi vẫn mỉm cười, đôi má vẫn ửng hồng. Mọi người chẳng ai quan tâm để ý đến em. Nhưng chăng ai biết cái điều kì diệu mà em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc mà 2 bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm.
 
Last edited by a moderator:
G

girlxinh_9xpro

ai giúp mình làm môt số đề nha: giải thích nhan đè ''tức nước vỡ bờ'' ;CM ý kiến :''cậu vàng là một phần đời của lảo hạc''
hay phân tích nv lão Hạc để thấy được số phận bi thương và vẻ đẹp ngời sáng của người nông dân trước cách mạng.
thanks nhiu nha! ( giúp mình sớm nha mình sắp nộp bài rồi )
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

ai giúp mình làm môt số đề nha: giải thích nhan đè ''tức nước vỡ bờ'' ;
CM ý kiến :''cậu vàng là một phần đời của lảo hạc''
hay phân tích nv lão Hạc để thấy được số phận bi thương và vẻ đẹp ngời sáng của người nông dân trước cách mạng.
thanks nhiu nha! ( giúp mình sớm nha mình sắp nộp bài rồi )
1. Phân tích chữ
"tức nước": nước quá nhiều, có thể tràn bất cứ lúc nào. Nhân vật chị Dậu (đại diện cho tần lớp nông dân) trong tác phẩm đã bị dồn đến đường cùng.
--> "vỡ bờ": một khi bờ đê không giữ nỗi nước thì đê vỡ, đó cũng là chân lí trong tác phẩm tắt đèn, chị Dậu khi bị dồn về thế bí hết đường sống thì chị sẵn sàng vùng dậy đấu tranh.
2. Cuộc sống của Lão Hạc như thế nào? Vợ chết, con bỏ đi đồn điền cao su, thứ duy nhất còn sống, còn ở lại với lão là Cậu Vàng, cậu trở thành một phần cuộc sống của lão và vượt xa hơn ranh giới giữ chủ và tớ, cậu vàng như đã trở thành một phần cuộc sống, một đứa con của lão.
 
D

deltafoce11

ai giúp mình làm môt số đề nha: giải thích nhan đè ''tức nước vỡ bờ'' ;CM ý kiến :''cậu vàng là một phần đời của lảo hạc''
hay phân tích nv lão Hạc để thấy được số phận bi thương và vẻ đẹp ngời sáng của người nông dân trước cách mạng.
thanks nhiu nha! ( giúp mình sớm nha mình sắp nộp bài rồi )


CM ý kiến :''cậu vàng là một phần đời của lảo hạc''


Hình ảnh Cậu Vàng trong tác phảm “Lão Hạc ” của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có số phận, trở thành một ám ảnh nghệ thuật.
Sự hiện diện của Cậu Vàng trong đời sống của lão Hạc không phải là vật nuôi bình thường mà là người bạn, người thân; là kỷ niệm, niềm mơ ước, khát vọng của lão về sự đoàn tụ với đứa con tha phương. Cậu Vàng là nguồn an ủi duy nhất của lão. Không phải ngẫu nhiên, lão chăm bẵm, trút tất cả tình yêu mến cho Cậu Vàng, bởi Cậu Vàng là “bạn”, “con trẻ”, “cháu bé”, là “đứa con cầu tự”duy nhất hiện hữu có thể lắng nghe, chia sẻ vui buồn với lão Hạc.
Số phận của cậu Vàng gắn liền với số phận của lão Hạc. Qua Cậu Vàng, Nam Cao đã nêu bật được tấn bi kịch xót xa của người nông dân nghèo khổ.
Đó là tấn bi kịch giữa một tình thương cao cả, lòng thánh thiện của con người và một bên là hoàn cảnh nghiệt ngã xô đẩy vào con đường tội lỗi “đánh lừa một con chó”, “nỡ tâm lừa nó”. Điều đó, khiến cho lão Hạc cắn rứt lương tâm, sống trong tâm trạng mặc cảm của người phạm tội, đối mặt với toà án lương tâm truy xét đến tận cùng.
Không phải ngẫu nhiên, ngay từ đầu truyện, nhà văn Nam Cao để cho lão Hạc đối thoại với ông giáo trong không khí trầm mặc, năng lòng suy tư.”Có lẽ, tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!” .Thông điệp ở đây không chỉ là bán chó mà giọng nói của lão Hạc. “Có lẽ” ẩn chứa một sự day dứt, nỗi băn khoăn trước một quyết định hệ trọng mà lão cần thăm dò ông giáo. Câu ấy ông giáo nghe “đã nhàm rồi” nên “dửng dưng” trước “băn khoăn quá thế” của lão Hạc.
“Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt..”. Cho nên, con chó là vật ký thác những nỗi niềm, là chút hy vọng cuối cùng; giá đỡ tinh thần trong những tháng ngày mòn mỏi, cô độc của lão Hạc. Lão đã “bắt rận”, “đem nó ra ao tắm”, “ cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu”, rồi “chửi yêu”, dỗ dành, an ủi, trò chuyện với nó như với người thân... Nhưng rồi lão phải đối mặt với ốm đau, bệnh tật, bão lũ, đói khát. Cuộc sống mỗi ngày xuống dốc. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão dành dụm chờ con trai về. “Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi...Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gầy đi, bán hụt tiền, có phải hoài không?”. Nhưng bán cậu Vàng rồi, lão Hạc sống trong cắn rứt lương tâm.”Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếuvà đôi mắt lão ầng ậng nước”. Cảm thức về ăn ở tệ bạc, nhẫn tâm vò xé tâm can lão. Như vậy, tấn bi kịch của lão Hạc là tấn bi kịch nội tâm.:D
%%-%%-%%-
 
S

sweetlove_98

ai giúp mình làm môt số đề nha: giải thích nhan đè ''tức nước vỡ bờ'' ;CM ý kiến :''cậu vàng là một phần đời của lảo hạc''
hay phân tích nv lão Hạc để thấy được số phận bi thương và vẻ đẹp ngời sáng của người nông dân trước cách mạng.
thanks nhiu nha! ( giúp mình sớm nha mình sắp nộp bài rồi )
Tức nước vỡ bờ là 1 hiện tượng tự nhiên trong mùa mưa bão: khi nước lên cao, những con đê đứng trước nguy cơ bị vỡ. Nếu mưa cứ tầm tã thì sẽ gây lên hiện tượng vỡ bờ. Từ hiện tượng tự nhiên, tác giả đã khái quát thành quy luật của cuộc sống:" ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh". Vì thuế thân là thứ thuế dã man đánh vào mạng người sống và cả người đẫ chết khiến cho người dân rơi vào tình trạng khốn khổ, không những vậy bọn tay sai còn ức hiếp người dân quá đáng. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho "nước dâng cao". Chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng nhưng chính thái độ của bọn tay sai nhất quyết xông vào dập tắt sự sống cảu anh Dậu nên chị phải vùng lên chống trả. Đó là cũng là ý nghĩa của nhan đề "Tức nước vỡ bờ".
 
Top Bottom