[ngữ văn 8] cách học bài nhơ lâu

K

kienduc_2000

N

ngocbich74

Bạn học và phải hiểu rõ được bản chất của bài ,lọc ra những ý cơ bản và dễ hiểu nhất,biết liên hệ và vận dụng vào các bài khác và quan trọng là bạn phải yêu thích nó !!!
 
3

3820266phamtrinh

Phương pháp đọc sách/ truyện/ văn bản...hiệu quả và nhớ lâu
Đầu năm 2012, Xuân về...Tết đến. Mọi người và vạn vật đều trông xinh hơn, căng đầy sức sống. Chắc chắn bạn mong muốn mình sẽ có nhiều đổi thay tích cực: được thăng chức, có trí nhớ tốt (bye bye chứng hay quên) để hòan thành những kế họach của mình. Tuy nhiên đừng để tất cả chỉ là ý nghĩ...hãy viết chúng ra giấy; như vậy các bạn sẽ thấy rọ hơn lộ trình cần đi, và trên con đường đó sẽ có không ít thử thách. Chúng ta luôn tự tin vượt qua tất cả, tuy vậy trong Thế giới này chúng ta rất nhỏ bé. Những lúc khó khăn và stress nhất thì những cuốn sách là người bạn, người dẫn đường và cũng là người thầy âm thầm của bạn. Để biến tất cả những kiến thức đó thành kỹ năng xử lý trong thực tế các bạn cần trang bị những kỹ năng cho mình. Khi đọc 1 cuốn sách, đó là kỹ năng gì??? các bạn hãy đọc kỹ nội dung dưới đây:

-> 1. SỬ DỤNG MỘT CÂY BÚT CHÌ LÀM VẬT DẪN ĐƯỜNG
Khi không có vật gì đi trước dẫn đường, mắt bạn có khuynh hướng nhảy nhót khắp trang giấy làm chậm việc đọc sách của bạn. Do đó, bất cứ khi nào bạn đọc sách, hãy dùng một cây bút chì làm vật dẫn mắt bạn qua từng câu văn. Việc này giúp bạn tập trung hơn vào việc đọc. Một lý do khác của việc dùng bút chì là để điều khiển tốc độ đọc của mắt bạn. Điều này tương tự như việc bạn cần một người khác chỉ đạo tốc độ trong môn đua thuyền truyền thống vậy. Dịch chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường của bạn một chút giúp rèn luyện mắt bạn đuổi theo bút và quen dần với tốc độ đọc nhanh hơn.

-> 2. TÌM KIẾM NHỮNG Ý CHÍNH VÀ ĐÁNH DẤU CÁC TỪ KHÓA
Khi đọc sách, bạn cần lướt qua những từ không chính yếu và đánh dấu những từ khóa quan trọng. Cùng lúc đó, tìm kiếm các ý chính trong mỗi đoạn văn. Thông thường mỗi đoạn văn đều có một ý chính duy nhất được hỗ trợ bởi nhiều ý phụ. Hiểu được điều này sẽ giúp ích cho tiến trình nắm bắt thông tin của bạn.

-> 3. MỞ RỘNG TẦM MẮT ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC MỘT CỤM 5-7 TỪ MỘT LÚC
Thực hành các bài tập từ A đến E ở cuối chương sẽ dần dần giúp bạn mở rộng tầm mắt khi đọc sách. Đồng thời, cố gắng chủ động đọc một nhóm 5-7 từ một lúc khi bạn làm bài tập thực hành.

-> 4. TẬP NGHE NHẠC NHỊP ĐỘ NHANH TRONG LÚC ĐỌC
Khi đọc sách, bạn có thể nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh để rèn luyện cho não và mắt bạn đọc nhanh hơn. Bạn cũng nên nghe nhạc bằng tai nghe (headphone) nếu bạn đọc sách ở những nơi cần giữ yên tĩnh cho người xung quanh như trong thư viện chẳng hạn. Chúng ta có khuynh hướng đọc sách nhanh để bắt kịp tốc độ nhạc đang nghe. Sau vài lần tập luyện, bạn sẽ phát hiện rằng bạn đọc nhanh hơn mà không cần bật nhạc.
Sự yên lặng không làm tăng sự tập trung của bạn, mà chỉ khiến não bạn đi thơ thẩn ở những nơi khác. Một lý do khác của việc đọc sách trong tiếng nhạc nhanh dồn dập là nhằm mục đích lấp đi các tiếng động làm xao nhãng khác (như tiếng người nói chuyện, tiếng tivi vọng vào từ phòng khách,…), và dập tắt giọng đọc thầm bên trong đang kìm hãm tốc độ đọc của bạn.

-> 5. ĐỌC PHẦN TÓM TẮT CUỐI CHƯƠNG TRƯỚC
Một kỹ năng đọc sách khác mà đa số học sinh đều không nhận ra, đó là bao giờ cũng nên đọc phần tóm tắt cuối chương trước khi quay lại đọc từ đầu chương. Tại sao? Bởi vì ở cuối chương lúc nào cũng có vài đoạn văn tóm lại ý chính, hoặc trong nhiều trường hợp là có cả các câu hỏi kiểm tra về chương đó. Khi bạn đọc phần cuối chương trước, bạn sẽ có một khái niệm chung về nội dung chính của chương. Đồng thời, não của bạn cũng biết được những thông tin cần thiết nào mà bạn cần tìm hiểu trong chương sách. Và bạn sẽ đọc sách một cách hết sức hiệu quả để nắm bắt những thông tin ấy.
Hơn nữa, bạn nên luôn luôn đọc lướt qua những đề mục chính và phụ trong chương sách trước khi bắt đầu đọc từng chữ chi tiết. Việc đọc lướt này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm trí và đọc hiệu quả hơn.

-> 6. LIÊN TỤC THÚC ĐẨY VÀ THỬ THÁCH KHẢ NĂNG CỦA BẠN
Bạn đã từng thấy các vận động viên chạy đua tập luyện như thế nào chưa? Họ buộc các vật nặng vào chân trong lúc chạy. Đây là cách rèn luyện cơ bắp thêm mạnh mẽ, nhưng nó tạo ra cảm giác cực kỳ nặng nề khó chịu khi luyện tập. Tuy nhiên, khi họ tháo bỏ những vật nặng đó ra, họ bỗng cảm thấy nhẹ nhàng bay bổng và có thể chạy rất nhanh.
Bạn có thể dùng một kỹ thuật tương tự để rèn luyện việc đọc hiệu quả. Khi bạn tập đọc hiệu quả, di chuyển bút chì nhanh để thúc đẩy mắt bạn phải đọc ở một tốc độ mà bạn cảm thấy khó chịu. Ví dụ, nếu bạn chỉ đang đọc được 100 từ/phút, bạn phải ép mình đọc được 300-400 từ/phút. Nếu bạn cảm thấy không nắm kịp thông tin hoặc không thoải mái, không sao cả. Mục đích của việc này là làm bạn quá tải và làm căng hệ thống thần kinh của bạn. Sau nhiều lần thử thách như thế, năng lực não bộ của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt. Xin nhắc lại rằng bạn phải thực tập việc này thật nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất.
Bây giờ, bạn đã được học phương pháp đọc hiệu quả để nắm bắt thông tin. Bước tiếp theo, bạn sẽ được học phương pháp tận dụng sức mạnh toàn não bộ để thành thạo trong việc vẽ Sơ Đồ Tư Duy sau khi thu thập được các ý chính và từ khóa quan trọng trong sách.


* Cái này mình tham khoả ở một quyển sách
 
Last edited by a moderator:
T

tuananh1203

Đọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy;
- Sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ.

Không nên học thuộc lòng:

Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy, vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.
Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.

ST
 
B

bubuchachaabc

Gạch ra các ý chính, càng ngắn gọn càng tốt nhưng phải đảm bảo đủ ý .Trong vở ghi bạn có thể gạch chân, làm nôỉ bật các từ khóa .
 
B

bestmaster

Không gian và thời gian hợp lý
Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.
Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.
Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.
Tinh thần thoải mái:
Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!
Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.
Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy!
Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!
Không nên quan trọng độ dài nội dung
Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…
Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn.
Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.
Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan
Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.
* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.
* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.
* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.
* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)
* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.
Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:
* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.
* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.
* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.
* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.
* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.
* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.
Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.
 
O

octieu987

xem một lần sẽ không nhớ đọc suôn sẽ rất mua quên...bửa nào học xong về nhà bạn nên xem lại một tí ngồi ngẫm nghĩ hiểu bài và tự giải thích tìm lí do xem vì sao kết quả lại như thế...đọc ghi nhớ áp dụng vào bài tập. không cần bạn phải học thuộc lầu lầu...khi bạn hiểu bài rồi bửa sau chỉ cần bạn lướt mắt một tí đọc lại một hai lần thì bạn sẽ nhớ rất lâu còn dễ hiểu bài nữ đấy..;)
 
O

octieu987

xem một lần sẽ không nhớ đọc suôn sẽ rất mau quên...bửa nào học xong về nhà bạn nên xem lại một tí ngồi ngẫm nghĩ hiểu bài và tự giải thích tìm lí do xem vì sao kết quả lại như thế...đọc ghi nhớ áp dụng vào bài tập. không cần bạn phải học thuộc lầu lầu...khi bạn hiểu bài rồi bửa sau chỉ cần bạn lướt mắt một tí đọc lại một hai lần thì bạn sẽ nhớ rất lâu còn dễ hiểu bài nữ đấy..;)
 
Top Bottom