[Ngữ văn 8]Các văn bản lớp 8

A

anhvinhbp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Có ý kiến cho rằng tác phẩm tắt đèn của Phạm Duy Tốn đã xúi nhân dân nổi dậy , em nghĩ như thế nào ?:D
2. Qua 2 văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ em hiểu đời sống của nhân dân trước cách mạng tháng 8 ntn ?:D
3. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ ?:D
 
V

vitconxauxi_vodoi

3. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ ?
Thành ngữ "Tức nước vỡ bờ" là kinh nghiệm mông cha ta đđúc kết thành chân lí khách quan: Một sự vật khi bị dồn nén đến mức độ nhất định nào đó tất yếu sẽ phá vỡ khuôn khổ ấy.Ý nghĩa của câu thành ngữ ấy qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã thể hiện thật sống động vđầy thuyết phục.
Nhan đề "Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích này rất thỏa đáng.Tức nước ám chỉ sự áp bức tàn nhẫn của tên cai lệ đối với vợ chồng chị Dậu;Vỡ bờ chỉ sự vùng lên của chị Dậu khi không thể chịu đựng được nữa.Đó chính là quy luật cáp bức c đấu tranh của quần chúng lao khổ trong chế độ cũ trước Cách mạng tháng Tám.Với đặc điểm súc tích và giàu ý nghĩa,nhan đề Tức nước vỡ bờ đã làm nổi bật ý nghĩa của đoạn trích.
1. Có ý kiến cho rằng tác phẩm tắt đèn của Phạm Duy Tốn đã xúi nhân dân nổi dậy , em nghĩ như thế nào ?
Xui người nông dân nổi loạn ở đây nghĩa lđộng viên,kích lệ,tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân để họ vùng lên đấu tranh chống lại sự bóc lột của giai cấp thống trị trong chế độ phong kiến cũ.Muốn vậy phải chỉ ra cho họ thấy vì ai mà hkhổ cực và họ phải vùng lên để chống lại như thế nào.Tức là phải cho họ thấy rõ bộ mặt thật của bọn người đại diện cho nhà nước và khả năng,sức mạnh của họ một khi đã dám đương đầu với cái xấu,cái ác.
Đoạn trích chẳng những khẳng định quy luật cáp bức là cđấu tranh mà còn toát lên một chân lí:Con đường sống duy nhất của quần chúng báp bức là con đường vùng lên đấu tranh để tự giải phóng.Tuy ác giả khi Tắt đèn khi đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm có kết thúc bế tắc nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ,nhà văn Ngô Tất Tố đã cảm nhận được xu thế tức nước vỡ bờ và sức mạnh to lớn của nông dân,dự báo cơn bão táp cách mạng của quần chúng nông dân nổi dậy sau đó không lâu đợc đ

2. Qua 2 văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ em hiểu đời sống của nhân dân trước cách mạng tháng 8 như thế nào?
Qua truyện ngắn Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ,chúng ta hình dung được phần nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.Làng quê Việt Nam thời ấy xơ xác,nghèo đói.Người nông dân quanh năm lam lũ,cực khổ mà vẫn không đủ miếng cơm manh áo.Gia đình chị Dậu vì sưu cao thuế nặng mà rơi vào cảnh xẻ đàn tan nghé:Anh Dậu bị kiệu ra đình,đánh đập dã man.Chị Dậu phải bán cả đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu cho chồng.Nếu đoạn trích Tức nước vỡ bờ là bức tranh thu nhỏ về hiện thực nông thôn Việt Nam trong thời sưu thuế thi Lão Hạc là một bức tranh chung về nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc.Những người nông thôn nghèo khổ như Lão Hạc,chị Dâu,...không chỉ lâm vào cảnh bần cùng vì mất mùa mà còn sưu cao,thuế nặng,bị áp bức bóc lột,...Song phẩm chất của họ rất đáng quý.Hoàn cảnh túng quần cũng không thể biến họ thành con người yếu hèn.Chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ dẹp của người phụ nữ Việt Nam rất mực yêu chồng con,tần tảo chăm lo cho gia đình và có thái độ phản kháng mãnh liệt trước cường quyền.Lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu của người cha yêu con,một lão nông dân hiền hậu rất có ý thức về nhân cách và giàu lòng tự trọng dù cho phải sống trong tình cảnh khốn cùng.
Mỗi tác phẩm phản ánh một khía cạnh riêng về đời sống nông thôn trước năm 1945,song điểm chung của Ngô Tất Tố và Nam Cao đều ca ngợi,trân trọng những phẩm chất cao quý của người nông dân nghèo khổ.Các tác giả đã thấu hiểu tình cảnh khốn khổ của người nông dân và viết về họ với thái độ trân trọng cùng nỗi cảm thương sâu sắc
 
Last edited by a moderator:
R

rubies

1.+Ý kiến của nhà văn nguyễn Tuân là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong XH phong kiến cũ: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp sưu thuế thân.
+Sự tàn nhẫn của XH đối óới người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả gia tài mới chỉ đủ suất sưu. Anh Dậu lại đang ốm mà vẫn bị bắt, đánh đập cho thập tử nhất sinh.
+Sự hống ách ngang tàng, bất nhân, độc ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử với con người thật tàn bạo.
=> Với những sự thật ấy thì người nông dân không thể không đứng lên, không thể không "nổi loạn" để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.
 
Top Bottom